1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Nỗ lực "thoát Nga" của Ukraine có dễ dàng?

Việc Ukraine muốn cùng Ba Lan phát triển máy bay huấn luyện Grot-2 cho thấy Kiev đang chuyển mình theo hướng "thoát Nga, theo chuẩn NATO".

Theo tạp chí quân sự Jane’s, Viện công nghệ không quân Instytut Techniczny Wojsk Lotniczych (ITWL) vừa tiết lộ Ukraine muốn hợp tác với Ba Lan trong chương trình phát triển mẫu máy bay huấn luyện Grot-2.

Đáp lại, Giám đốc ITWL – Đại tá Ryszard Szczepanik cho biết Ba Lan cũng đang xem xét khả năng hợp tác với Ukraine trong các chương trình phát triển máy bay trực thăng và máy bay quân sự thế hệ mới.

Từ động thái này cho thấy, công nghiệp quốc phòng Ukraine đang chuyển mình theo hướng “thoát Nga, theo chuẩn NATO”. Tuy nhiên, đây không phải là điều đơn giản mà sẽ là “những lát cắt vật vã” nếu họ muốn cắt đứt hoàn toàn gốc rễ một nền công nghiệp quốc phòng có truyền thống kiểu Liên Xô.

Nỗ lực "thoát Nga" của Ukraine có dễ dàng? - 1

Việc Ukraine xuất khẩu tàu đổ bộ đệm khí Zubr là điều không thể với Ukraine lúc này.

Vậy đâu là nguyên nhân?

- Để có một nền công nghiệp quốc phòng thoát Nga, trước hết họ phải giải phóng cả nền kinh tế nói chung và ngành công nghiệp nói riêng khỏi sự ảnh hưởng của Moscow, trong khi đó, mặc dù quan hệ trục trặc nhưng sự tác động, ràng buộc qua lại giữa kinh tế hai nước là rất lớn, trong đó phía phụ thuộc là Ukraine.

- Sự phát triển của một ngành công nghiệp quốc phòng gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế và tổng thể công nghiệp quốc gia. Trong bối cảnh đất nước có chiến tranh, kinh tế phá sản, công nghiệp tê liệt, có thể dự đoán tương lai của nền công nghiệp quốc phòng Ukraine sẽ rất ảm đạm.

- Việc Kiev nỗ lực thoát khỏi sự ảnh hưởng của Moscow để xây dựng một nền công nghiệp quốc phòng theo kiểu phương Tây cũng tương tự như việc quân đội Nga đang nỗ lực thoát khỏi sự phụ thuộc vào nền kinh tế quốc phòng Ukraine.

Tuy nhiên, về phía Moscow thì dễ dàng hơn nhiều bởi họ chỉ phụ thuộc vào Kiev với vai trò là nhà cung cấp linh kiện hay người gia công chi tiết, còn đại bộ phận các thiết kế và bản quyền sản xuất các loại vũ khí đều do Nga nắm giữ, các công ty của nước này cũng thừa sức sản xuất những cấu kiện vốn do Ukraine cung cấp.

Thế nhưng, đối với Ukraine thì hoàn toàn khác, họ phải cải tạo từ gốc rễ tư duy và cơ sở hạ tầng kinh tế quốc phòng kiểu Nga sang kiểu phương Tây, xây dựng từ đầu nguồn nhân lực công nghiệp quốc phòng phù hợp với tiêu chuẩn vũ khí, trang bị NATO.

Điều này là không hề đơn giản bởi từ trước đến nay, định hướng nền công nghiệp quốc phòng Ukraine là sản xuất vũ khí trang bị quốc phòng kiểu Liên Xô, việc tái xây dựng lại từ đầu một nền công nghiệp quốc phòng đòi hỏi mất một khoảng thời gian chuyển tiếp rất dài.

- Ukraine sẽ phải xây dựng từ đầu một thị trường xuất khẩu vũ khí cho riêng mình.

Việc phải chuyển đổi sang các tiêu chuẩn NATO là điều không hề dễ dàng bởi từ sau khi Liên Xô sụp đổ, nền công nghiệp quốc phòng Ukraine đã dậm chân tại chỗ, thậm chí là thụt lùi bởi họ không có những nghiên cứu, chế tạo mới mà chỉ sản xuất và nâng cấp các vũ khí từ thời Liên Xô, sản xuất các cấu kiện vũ khí cho Nga.

Việc chuyển đổi mô hình sẽ khiến nền công nghiệp quốc phòng Ukraine đi sau các nước phương Tây vài chục năm, họ sẽ phải bước trên con đường gian nan tự tìm kiếm một thị trường xuất khẩu vũ khí cho riêng mình trong bối cảnh uy tín sụt giảm, trình độ kỹ thuật quân sự tụt hậu.

Theo Ngọc Hòa

Đất Việt

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm