1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Nhìn lại cuộc đời nhà ngoại giao 11 tuổi nổi tiếng thế giới

(Dân trí) - Cách đây 30 năm, trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, một nữ sinh 11 tuổi người Mỹ viết một lá thư cho lãnh đạo Xô Viết Yuri Andropov bày tỏ nỗi lo về một cuộc chiến tranh hạt nhân. Cô bé đã được mệnh danh là “nhà ngoại giao nhí” sau bức thư này.


Nhìn lại cuộc đời nhà ngoại giao 11 tuổi nổi tiếng thế giới
Ngày 29/6/2012 là kỷ niệm tròn 40 ngày sinh của Samantha Smith. Cô nữ sinh nhỏ tuổi đã trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới sau khi viết thư cho lãnh đạo Xô Viết Yuri Andropov năm 1982. Cô bé đã quyết định viết bức thư sau khi đọc được một bài báo ông về trên tạp chí Time. Bài báo nói rằng người đàn ông này, khi đó mới trở thành lãnh đạo Xô Viết, gây ra một mối đe doạ với nước Mỹ và rằng sự lãnh đạo của ông có thể dẫn tới một cuộc chiến tranh mới.

Nhìn lại cuộc đời nhà ngoại giao 11 tuổi nổi tiếng thế giới
Samantha Smith sinh này 29/6/1972 tại Houlton, Maine, Mỹ. Mẹ cô, bà Jenny Smith, là một nhà xã hội học còn cha cô, Arthur Smith, một giáo viên ngôn ngữ và văn học. Sau khi đọc bài báo trên tạp chí Time, Samantha hỏi mẹ: “Tại sao mọi người lại sợ ông Andropov? Tại sao không ai hỏi ông ấy rằng liệu ông ấy có kế hoạch tấn công đất nước chúng ta hay không?”. Mẹ cô bé trả lời với giọng bông đùa: “Tại sao con không hỏi trực tiếp ông ấy?”.

Nhìn lại cuộc đời nhà ngoại giao 11 tuổi nổi tiếng thế giới
Sau gợi ý của mẹ, Samantha đã viết lá thư: “Thưa Ngài Andropov. Tên cháu là Samantha Smith, 10 tuổi. Chúc mừng Ngài trên cương vị mới. Cháu đang lo lắng về việc liệu Nga và Mỹ có lâm vào một cuộc chiến tranh hạt nhân hay không? Liệu Ngài có ủng hộ một cuộc chiến hay không? Nếu không, làm ơn nói cho cháu biết Ngài sẽ làm như thế nào để chiến tranh không xảy ra. Ngài không nhất thiết phải trả lời câu hỏi này, nhưng cháu muốn biết tại sao Ngài muốn thống trị thế giới hay ít nhất là đất nước của cháu. Chúa tạo ra thế giới để tồn tại hoà bình cùng nhau và không có chiến tranh”.

Lá thư của cô bé đã được đăng tải trên tờ
Lá thư của cô bé đã được đăng tải trên tờ Pravda của Liên Xô. Vào ngày 26/4/1983, Samantha đã nhận được thư hồi đáp của ông Andropov. “Đất nước Xô Viết chúng tôi đang cố gắng làm tất cả những gì có thể để chiến tranh không xảy ra. Đây là điều mà tất cả người Xô Viết muốn. Đây cũng là điều mà người sáng lập nhà nước Xô Viết vĩ đại của chúng tôi, Vladimir Lenin, răn dạy”, ông Andropov viết. Cuối thư, ông Andropov đã mời cô bé tới thăm Liên Xô và xem người dân nước này sống ra sao.

Lá thư của cô bé đã được đăng tải trên tờ
Vào tháng 7/1983, Samantha và bố mẹ cô bé đã bay tới Liên Xô. Cô nhận được sự đón tiếp thân mật tại Mátxcơva. Cô bé và gia đình đã lưu lại Liên Xô 2 tuần.

Lá thư của cô bé đã được đăng tải trên tờ
Samantha đã tới thăm Mátxcơva và Leningrad (nay là St. Petersburg) và tham dự trại hè Artek dành cho trẻ em.

Lá thư của cô bé đã được đăng tải trên tờ
Ngày 22/7/1983, trước khi trở về Mỹ, Samantha đã nói những từ mà nhiều người vẫn nhớ cho tới ngày nay. “Chúng ta sẽ sống”. Nhờ có cô bé, một cụm từ mới đã xuất hiện: “nhà ngoại giao nhí”.

Lá thư của cô bé đã được đăng tải trên tờ
Sau chuyến đi, Samantha đã viết cuốn sách: “Hành trình tới Liên Xô”, trong đó cô bé miêu tả điều mà cô nhìn thấy: “Họ cũng giống như chúng ta”.

Lá thư của cô bé đã được đăng tải trên tờ
 
Lá thư của cô bé đã được đăng tải trên tờ

Ngày 25/8/1985, Samantha Smith và bố đã thiệt mạng trong một vụ tai nạn máy bay. Chiếc máy bay 2 động cơ đã bị trượt đường băng do tầm nhìn kém và gặp nạn. Toàn bộ 8 người trên khoang đều thiệt mạng.

Lá thư của cô bé đã được đăng tải trên tờ
Tháng 10/1985, người mẹ của Samantha đã thành lập Quỹ Samantha Smith để tổ chức các chuyến thăm dành cho trẻ em Liên Xô, sau này là Nga, tới Mỹ và thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa 2 quốc gia. Quỹ này đóng cửa vào năm 1995.
 
 An Bình
Theo Ria