1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

'Ngôi sao mới nổi' của Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2019

Với sự rút lui đầy bất ngờ từ phái đoàn Mỹ của Tổng thống Donald Trump, phái đoàn Brazil, dẫn đầu bởi tân Tổng thống Jair Bolsonaro, đang nổi lên như một tâm điểm đáng xem nhất tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) được tổ chức vào năm nay.

dien dan kinh te.jpg
Đương kim Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro (Ảnh: AFP)

 

Vào thứ 2 tới, hàng nghìn doanh nghiệp, chính trị gia và các lãnh đạo văn hóa sẽ cùng tề tựu tại Davos, Thụy Sĩ, để cùng tham gia vào một sự kiện của giới lãnh đạo quốc tế để cùng hợp tác, nỗ lực đưa thế giới phát triển đúng hướng.

Sự kiện kéo dài 5 ngày của WEF năm nay sẽ diễn ra mà không có điểm nhấn chính của sự kiện năm ngoái, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đột ngột từ chối hội kiến với các nguyên thủ khác tại diễn đàn lần này, do tình trạng đóng cửa kéo dài của Chính phủ Mỹ.

Tuy nhiên, sự vắng mặt đầy đáng tiếc của Tổng thống Mỹ đồng thời lại là cơ hội ngàn vàng để đưa đương kim Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro trở thành điểm sáng, trong thời gian chỉ chưa đầy 3 tuần sau ngày ông chính thức tuyên thệ nhậm chức vào đầu năm nay.

“Ông Bolsonaro sẽ trở thành nguyên thủ đầu tiên của khu vực Mỹ - Latin phát biểu tại Davos năm nay, với thời gian phát biểu dự kiến sẽ kéo 45 phút. Tuy nhiên, đó cũng là nơi hiểm nguy bắt đầu.” Ông Carlos Caicedo, chuyên gia cao cấp về phân tích luật tại khu vực Mỹ Latin của IHS Markit, công ty nghiên cứu có trụ sở tại London, cho biết với CNBC qua cuộc điện đàm diễn ra hôm thứ Sáu vừa qua (18/1).

“Ở thời điểm tuyên thệ, Tổng thống Bolsonaro chỉ nói được vỏn vẹn có 10 phút, điều đó có nghĩa là các cố vấn phải biết cách đỡ lời cho ông ấy trong thời điểm sắp tới. Tuy nhiên, ông Bolsonaro còn là người nổi tiếng nghĩ gì nói nấy, và chỉ sau này mới thật sự lo lắng với hậu quả từ những phát ngôn của mình…Cũng may là sẽ không có những vòng vấn đáp diễn ra sau đó.” Ông Caicedo cho biết.

Trong chuyến công du đầu tiên của mình kể từ khi trở thành người đứng đầu nền dân chủ lớn nhất khu vực Mỹ - Latin, Tổng thống Bolsonaro được lên lịch sẽ có bài phát biểu trước những người tham dự WEF vào sáng ngày thứ Ba tuần sau.

Dù nhiều khả năng Tổng thống Brazil sẽ phải đối mặt với một số vấn đề từ những người tham dự diễn đàn tại Davos, như các vấn đề về biến đổi khí hậu hay các quyền công dân tại Brazil, song các nhà phân tích vẫn cho rằng ông Bolsonaro nhiều khả năng vẫn chỉ tập trung vào các kế hoạch giải quyết vấn đề lương hưu từ Chính phủ của mình.

“Với việc lần đầu có mặt tại WEF và đại diện cho một sự chuyển dịch quan trọng từ chính quyền cánh tả sang cánh hữu tại quốc gia lớn nhất tại khu vực Mỹ - Latin, Tổng thống Bolsonara sẽ không ngần ngại thu hút sự chú ý từ báo giới.” Ông Robert Wood, nhà nghiên cứu về Brazil tại Đơn vị Tình báo của tờ Economist, cho biết trong một email được gửi tới CNBC vào thứ Năm vừa qua (17/1).

Tuy nhiên, ông Wood cho rằng nếu không thể hiện được cái uy của nhà lãnh đạo trong các phiên thảo luận mang tính toàn cầu tại Davos, Tổng thống Bolsonaro nhiều khả năng “sẽ bị lu mờ trước những người đồng cấp.”

Từng dành chiến thắng vang dội trong cuộc Tổng tuyển cử vào tháng 10 năm ngoái, Tổng thống Bolsonaro hứa hẹn sẽ là người “rũ bùn” cho nền chính trị của Brazil và đấu tranh chống lại nạn tham nhũng tại quốc gia lớn nhất Nam Mỹ này.

Được coi như “Donald Trump miền nhiệt đới” bởi các phương tiện truyền thông Brazil trong suốt chiến dịch tranh cử bị chia rẽ một cách sâu sắc tại nước này, vị tân Tổng thống 63 tuổi cho biết ông muốn biểu hiện “một đất nước Brazil khác, tự do khỏi những ràng buộc về tư tưởng.”

“Trọng tâm hàng đầu của ông ấy là muốn đưa Brazil trở lại vị thế một điểm đầu tư hấp dẫn, bằng việc đề xuất những cải cách thị trường tự do và tái khẳng định những cam kết về việc ban hành những cải cách về lương hưu, để thiết lập một trật tự tốt hơn đối với nền hành chính công.” ông Wood cho biết.


Theo Việt Anh
Tiền Phong

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm