1. Dòng sự kiện:
  2. Xung đột leo thang tại Trung Đông
  3. Ukraine tấn công tỉnh Kursk
  4. Xung đột leo thang ở Trung Đông

Nghịch lý đánh Trung Đông bằng tên lửa triệu đô

Nhà phân tích quân sự Tobias Burgergs nói với The National Interest rằng, Mỹ đã quá phung phí ngân sách vào mục tiêu nhỏ.

Mỹ đã chi tiêu những khoản tiền khổng lồ vào các dự án, hoạt động quân sự lớn nhưng kết quả mang lại không đáng kể, thậm chí rất kém. Nhà phân tích quân sự Tobias Burgers cho biết trên tạp chí The National Interest khi ông được hỏi về vấn đề: chi phí quân sự có tương ứng với kết quả đạt được hay không.

Ông đưa ra ví dụ rất đơn giản, cách đây không lâu các phiến quân Houthi sử dụng tên lửa tấn công tàu khu trục Mason của Hải quân Mỹ, loại tên lửa này có chi phí khoảng 500 ngàn USD, trong khi đó Mỹ đã đáp trả bằng cách tấn công tên lửa với chi phí khoảng 8 triệu USD, tức cao hơn 16 lần.

Sự mất cân đối tương tự cũng xảy ra ở Afghanistan, Iraq và các hoạt động quân sự hiện nay để tiêu diệt IS. Các hoạt động quân sự của Mỹ trong chiến dịch chống lại IS buộc Mỹ phải tiêu tốn 600 nghìn USD mỗi giờ.

Trong khi đó các hoạt động quân sự ở Afghanistan đã tiêu tốn của Mỹ khoảng 750 tỷ USD và con số này ở Iraq khoảng 819 tỷ USD. Trong khi đó ngân sách quốc phòng của Mỹ cho năm nay rơi vào khoảng 607 tỷ USD.

Loạt bắn tên lửa hành trình Tomahawk vào IS buộc ngân sách bỏ ra 1,5 triệu USD
Loạt bắn tên lửa hành trình Tomahawk vào IS buộc ngân sách bỏ ra 1,5 triệu USD

Mỹ đã sử dụng những vũ khí hiện đại để chống lại các chiến binh hay khủng bố với những loại vũ khí thông thường. Các chiến binh của đối phương được trang bị như súng trường M-16 có giá khoảng 200 USD, Kalashnikov khoảng 400 USD và PRG (súng phản lực chống tăng) khoảng 150 USD trong khi quân đội Hoa Kỳ sử dụng tên lửa hành trình Tomahawk khoảng 1,5 triệu USD, bom dẫn đường bằng laser có giá 250 nghìn USD và tên lửa Hellfire thuộc loại không đối đất có giá 115 nghìn USD.

Mỹ còn cung cấp cho các đồng minh loại FGM-148 Javelin, đây là loại tên lửa dẫn hướng chống tăng vác vai với mỗi loạt bắn khoảng 150 nghìn USD.

Mặt khác các chuyên gia cũng cho biết rằng, trong cuộc chiến chống khủng bố, nhược điểm chính của vũ khí Mỹ không chỉ là giá cả. Mục đích chính của những loại vũ khí hiện đại không phải tàn phá, tiêu diệt và kìm hãm. Đơn giản chúng được tạo ra để không bao giờ sử dụng.

Sử dụng những vũ khí chính xác cao và có sức mạnh chống lại những kẻ khủng bố nhưng cũng không ngăn chặn được chúng. Bọn khủng bố tiếp tục chiến đấu và không quan tâm đến sự “tử nạn” trong khi Hoa Kỳ cần phải đầu tư rất nhiều ngân sách.

Như vậy có thể thấy nghịch lý: những kẻ khủng bố không gây ra bất kỳ cuộc tấn công nào vào Hoa Kỳ nhưng làm cho đất nước bị thiệt hại tài chính khổng lồ.

Theo Tobias Burgers, trong tình huống này Mỹ chi phí để tiêu diệt mục tiêu là rất nhiều tiền so với kế hoạch ban đầu.

Chính quyền của Tổng thống Obama rất sợ có một tổn thất nào đó trong quân đội bởi vậy họ thực hiện theo nguyên tắc an toàn tối đa. Đó là lý do tại sao quân đội Mỹ sử dụng rất nhiều các loại vũ khí tầm xa, cho phép tiêu diệt mục tiêu mà không đưa quân đội trực tiếp vào chiến đấu.

Burgers cũng không quên nhắc lại rằng, trong cuộc ném bom ở Chiến tranh thế giới thứ hai, khi mà Không quân Anh-Mỹ thực hiện cuộc tấn công vào thành phố của Đức. Đồng minh đã đơn giản nghĩ rằng chỉ ném bom có thể buộc Đức đầu hàng mà không cần mở hoạt động quân sự ở mặt đất.

Ông cho rằng, các nhà lãnh đạo quân sự Mỹ hiện nay nên nhớ lại những lời của tướng Lục quân Mỹ, Dwight D. Eisenhower, tổng thống thứ 34 của Mỹ: “Chúng ta đang tàn phá chính chúng ta trong việc tìm kiếm sự bình yên tuyệt đối”.

Tobias Burgers tin rằng, đã đến lúc suy nghĩ về mặt kinh tế cho vấn đề này, để không lãng phí ngân sách quân sự cho những mục tiêu không lớn để không bị mất cơ hội khi đối đầu với những mối đe doạ thực sự.

Theo Nguyễn Đông

Đất Việt

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm