Ngắm “Vòng tròn lửa” nhật thực dài nhất thiên niên kỷ
(Dân trí) - Hàng ngàn người châu Phi và châu Á hôm nay đã được ngắm hiện tượng nhật thực dài nhất thiên niên kỷ, khi mặt trăng đi qua đường đi của mặt trời, tạo ra cảnh tượng kỳ thú như một “vòng tròn lửa”.
Theo trang web quản lý Vũ trụ và hàng không học quốc gia Mỹ, đường đi của nhật thực bắt đầu ở châu Phi, qua Chad, Cộng hòa dân chủ Congo, Uganda, Kenya và Somalia trước khi vượt Ấn Độ Dương, nơi nhật thực đạt tới đỉnh điểm.
Đường đi của nhật thực tiếp tục tiến vào châu Á, với những quốc gia có thể chứng kiến hiện tượng này là Maldives, nam Ấn Độ và một số vùng ở Sri Lanka, Myanmar cũng như Trung Quốc.
Theo cơ quan vũ trụ Mỹ NASA, nhật thực có hình vành khuyên, có nghĩa là mặt trăng che khuất hầu hết phần giữa của mặt trời, nhưng không che được phần rìa, tạo ra hình ảnh kỳ thú giống như “vòng tròn lửa”.
Theo dự đoán trước đó của NASA, nhật thực kéo dài 11 phút 8 giây và đến tận ngày 23/12/3043 mới xảy ra hiện tượng nhật thực kéo dài như thế này.
Các khu vực khác của châu Phi, vùng Trung Đông và Đông Âu sẽ chỉ quan sát được nhật thực một phần.
Theo các nhà khoa học, Male, đảo chính của quốc đảo Maldives trên Ấn Độ Dương là nơi lý tưởng nhất để ngắm nhật thực, kéo dài tới tận hơn 10 phút.
Mặt trăng đang tiến qua mặt trời ở Male, Maldives.
"Vòng tròn lửa" trên bầu trời Male, Maldives.
Nhật thực gần đạt đến toàn phần ở Nairobi, Kenya.
Một con chim bay qua nhật thực hình vành khuyên ở Nairobi, Kenya.
Người Kenya dùng một tấm phim chụp X-quang để quan sát nhật thực.
Nhật thực ở Amman
In dấu trên bàn tay của một người dân Amman.
In dấu trên bàn tay của một người dân Amman.
Người dân Amman cầu nguyện trước cuộc "xâm thực".
Nhật thực được quan sát cùng lúc tại hai địa điểm khác nhau tại ngoại ô Gauhati, Ấn Độ.
Nhật thực toàn phần được quan sát từ thành phố Varanasi, Ấn Độ.
"Vòng tròn lửa" còn được thấy ở Rameswaram, miền nam Ấn Độ.
Người Ấn Độ nhúng mình trên dòng sông linh thiêng Brahma Sarovar khi diễn ra nhật thực.
Nhật thực trên ngọn tháp của một ngôi đền ở Multan, Pakistan.
Mặt trăng đang "ăn" một phần mặt trời ở Liêu Ninh, Trung Quốc.
Mặt trăng đi qua mặt trời trên đỉnh một bức tượng ở Changzhi, Sơn Tây, Trung Quốc.
Nhật thực một phần ở Hồng Kông, Trung Quốc.
Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc.
Nhật thực ở Changsha, Hồ Nam, Trung Quốc.
Xem nhật thực hình khuyên khắp thế giới
Phan Anh
Theo Reuters, AP