1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Nga-Trung: Quan hệ chiến lược kiểu hai mặt một đồng xu

Trung Á về truyền thống là không gian chịu ảnh hưởng của Nga và bất kỳ sự hiện diện nào của TQ vượt các thỏa thuận thương mại đều khiến Moscow khó chịu.

Về mặt chính thức, ông Putin đã thẳng thẳn bác bỏ về một liên minh mới phía Đông. "Chúng tôi không tạo ra liên minh quân sự với TQ, không tạo ra cách tiếp cận kiểu khối". 

Nga, TQ, năng lượng, quân sự, tên lửa

 

Với TQ, một trong những hấp lực chính cho mối quan hệ gần gũi với Nga là thách thức vị trí ưu thế toàn cầu của Washington. 

“TQ về mặt lý thuyết 'không liên minh' nhưng nhiều học giả  cho rằng Bắc Kinh sẽ không thể thay đổi từ một thế giới đơn cực sang lưỡng cực trừ phi thành lập một liên minh chính thức với Nga", ông Korolev, nhà phân tích thuộc Đại học Quốc gia Singapore nói.

Quan hệ Nga-Trung thường tồn tại kiểu hai mặt của một đồng xu. Đó là vừa hợp tác vừa căng thẳng. Điều này thể hiện rõ qua câu chuyện giành không gian Trung Á. 

Chủ tịch TQ Tập Cận Bình đã tạo dấu ấn với kế hoạch "con đường tơ lụa" mới, sử dụng nhiều tỉ nhân dân tệ để giúp các láng giềng và liên minh khu vực phát triển, qua đó gián tiếp hỗ trợ tăng trưởng trong nước và mở rộng sức mạnh mềm TQ.

Trong khi đó, Trung Á về truyền thống lại là không gian chịu ảnh hưởng của Nga và bất kỳ sự hiện diện nào của người TQ vượt ra ngoài các thỏa thuận thương mại đều khiến Moscow khó chịu.

Đối tác tự nhiên về năng lượng

TQ và Nga nên là những đối tác tự nhiên trong các giao dịch năng lượng. Nhưng thực tế trong những năm qua, họ lại rất khó đạt được thỏa thuận. Hệ thống ống dẫn tuyên bố xây dựng từ thập niên trước vẫn chưa thực thi vì hai bên bất đồng về giá cả cũng như các điều kiện khác.

Nga, TQ, năng lượng, quân sự, tên lửa

 

Đầu năm nay, lần đầu tiên, Nga đã vượt qua Ảrập Xêút trở thành nhà cung cấp dầu lớn nhất cho TQ với kim ngạch xuất khẩu lớn gấp đôi kể từ năm 2010. Song Bắc Kinh vẫn mua sắm với các nhà cung cấp giá rẻ khác trong khi Moscow có ít chọn lựa ngoài các khách hàng châu Âu.

Hệ thống ống dẫn khí Siberia trị giá 55 tỉ USD của Nga đã được chính thức khởi công xây dựng với kế hoạch cung cấp 38 tỉ mét khối khí đốt mỗi năm sang phía đông TQ trong vòng 30 năm. 

Hai nước cũng đã ký thỏa thuận khung về việc xây dựng hệ thống ống dẫn khí Altai có thể cung cấp 30 tỉ mét khối khí sang phía Tây TQ trong 30 năm.

Tuy nhiên, chưa một hệ thống ống dẫn khí nào được hoàn thiện. Lệnh trừng phạt kinh tế cũng như việc đồng rúp lao dốc đang là gánh nặng tài chính lớn với tập đoàn Gazprom của Nga.

Đó là chưa kể việc hệ thống dẫn khí tới phía tây TQ - khu vực ít nhu cầu phục vụ công nghiệp hơn phía đông TQ và có được nguồn khí giá rẻ từ Turkmenistan.

Dù vậy, các nhà phân tích cho rằng, hợp tác năng lượng giữa hai nước sẽ tiếp tục phát triển khi Nga tìm kiếm thị trường thay thế châu Âu còn TQ nhu cầu ngày một lớn và mong muốn giải quyết các vấn đề môi trường. Năm ngoái, TQ đã thế chân Đức trở thành người mua dầu thô lớn nhất của Nga. 

Cặp đôi tiền tệ thách thức Mỹ

Cả Nga và TQ đều quan tâm tới việc làm giảm ưu thế đồng đô la Mỹ trong giao thương toàn cầu cũng như dự trữ ngoại hối của thế giới. 

Nga giờ đây đã chấp nhận cho TQ dùng nhân dân tệ thanh toán các hợp đồng dầu khí (điều mà các nhà xuất khẩu dầu khác như Ảrập Xêút không làm).

Sau khi các biện pháp cấm vận được áp dụng, những công ty và ngân hàng Nga - có truyền thống phụ thuộc vào các khoản vay bằng USD - bắt đầu hướng sang TQ tìm lối thoái tài chính. 

Cặp đôi tiền tệ rúp - nhân dân tệ đã đạt mức kỷ lục về khối lượng giao dịch mùa hè năm ngoái.

Quân sự

Xuất khẩu vũ khí Nga sang TQ ước tính đạt 1 tỉ USD/năm. Trước đây, Moscow vẫn 'ngại' chuyển giao vũ khí hiện đại cho nước từng là đối thủ quân sự của Liên Xô. Tuy nhiên, tuyên bố gần đây về việc Nga cung cấp cho TQ hệ thống tên lửa đất đối không S-400 đã nâng tầm quan hệ quốc phòng hai nước lên mức vào đúng thời điểm Bắc Kinh tìm kiếm công nghệ hải quân, không quân hiện đại.

Nga, TQ, năng lượng, quân sự, tên lửa

 

Các thỏa thuận bán vũ khí quy mô còn được tăng cường bằng sự hợp tác quân sự lớn hơn như cuộc tập trận chung hai nước ở Địa Trung Hải hồi tháng 5. 

Sự kiện diễn ra ở nơi vẫn được coi là "ao làng NATO" nhằm thể hiện tầm với của hải quân TQ và khẳng định với Mỹ rằng, Nga là một đối tác quân sự quan trọng của Bắc Kinh.

Theo ông Dmitry Trenin, giám đốc Trung tâm Carnegie Moscow, Nga giờ đây có động lực quan trọng để phát triển quan hệ với TQ, vì quan hệ của họ với phương Tây xấu đi và TQ là người chơi lớn duy nhất trên thế giới mà Nga có thể coi là "đồng minh" kinh tế, chính trị và quân sự.

Song điều này không có nghĩa là hai bên quên đi quá khứ hay bất đồng hiện tại. Nga lo lắng TQ sao chép công nghệ từ hệ thống vũ khí hiện đại mua về và giám sát chặt chẽ việc Bắc Kinh khuếch trương sức mạnh quân sự ở Trung Á.

Trong cộng đồng kinh doanh ở Nga tồn tại nỗi lo ngại rằng, việc buộc phải hướng Đông có nghĩa là Nga đang bị dồn vào vị trí yếu thế. 

"Quan hệ xấu đi với phương Tây đều không tốt cho cả hai bên, chỉ có lợi cho TQ", một doanh nhân nổi bật ở Nga nói. “Số lượng các đoàn TQ tới Nga tăng gấp bội và người TQ sẽ chỉ xâm nhập thị trường khi họ thấy rất có lợi cho mình".

Cơ quan di trú của Nga đang rất thận trọng về một làn sóng người nhập cư TQ qua biên giới hai nước. Họ cho biết, người TQ có thể là nhóm dân tộc lớn nhất tại vùng Viễn Đông Nga vào năm 2020 hoặc 2030.

Theo Thái An/Guardian

Vietnamnet

Nga-Trung: Quan hệ chiến lược kiểu hai mặt một đồng xu - 4