1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Nga trang bị cho tàu chiến "đèn gây ảo giác, buồn nôn"

Những chiếc đèn này, được coi là vũ khí không gây chết người, có thể khiến đối phương cảm thấy chóng mặt và buồn nôn. Loại vũ khí này hoạt động ra sao và vì sao chúng được chọn trang bị cho tàu chiến?

Nga trang bị cho tàu chiến đèn gây ảo giác, buồn nôn - 1

Khinh hạm lớp Đô đốc Gorshkov

 

Hải quân Nga hiện đang lắp đặt các loại vũ khí mới không gây sát thương lên nhiều khinh hạm mới. Trong số vũ khí này  có các loại thiết bị “can thiệp thị giác”, được thiết kế để làm mất phương hướng với những ai nhìn thấy chúng, tạo ra ảo giác, buồn nôn, chóng mặt. Các loại vũ khí này cũng có chức năng gây khó khăn cho đối phương trong việc chỉnh hướng tàu bè, thiết bị, và ngắm bắn. Công nghệ này đã có từ trước Thế chiến II và , dù rất thông minh, nhưng không được coi là có tính tin cậy cao như vũ khí thực sự. Vậy vì sao hải quân Nga lại tái áp dụng những công nghệ có từ xa xưa?

Theo báo chí Nga, hải quân Nga đã lắp đặt các cụm thiết bị can thiệp thị giác Ruselectronics 5P-42 Filin lên các khinh hạm lớp Đô đốc Gorshkov  và cả những khinh hạm lớp 22350 đang được đóng. Filin được thiết kế để hoạt động từ lúc nhập hoạng tối đến rạng sáng. Nó tạo ra các luồng sáng “chớp-tắt” liên tục với nhịp rất nhanh khiến người trông thấy bị chóng mặt và mất phương hướng. Luồng sáng nhấp nháy không chỉ khiến đối phương gặp vấn đề về xúc cảm cơ thể và còn khiến 20% người trông thấy chúng gặp ảo giác. Khi đó, trước mặt họ sẽ là những quả bóng ánh sáng, hiện tượng do ảo giác tạo ra.

Hãng tin Nga RIA Novosti thông tin rằng thiết bị Ruselectronics' 5P42 Filin đã được lắp đặt lên các khinh hạm Đô đốc Gorshkov và Kasatonov Project 22350. 

Một chức năng khác của hệ thống Filin là để đối phó với những thiết bị tìm kiếm bằng laser, các thiết bị nhìn đêm và ATGM (tên lửa dẫn hướng chống tăng)

“Những người tự nguyện tham gia thử nghiệm Filin đã trải qua các tác động của nó ghi nhận rằng họ không thể ngắm bắn, đối với các vũ khí cá nhân, hoặc xác định mục tiêu trên các loại phương tiện ngắm bắn ở khoảng cách 2km vì hình ảnh của mục tiêu rất khó xác định. Cùng lúc đó, 20% số người tham gia thử nghiệm cảm thấy các tác động của ảo giác, 50% số người tham gia có ghi nhận các dấu hiệu mất phương hướng, mất cảm giác về không gian, chóng mặt, buồn nôn”.

Thiết bị Filin còn được cho là có  thể chế áp các thiết bị điện tử quân sự hoạt động trong dải sóng của nó, bao gồm các thiết bị tìm kiếm laser hồng ngoại, kính nhìn đêm, các bệ phóng tên lửa chống tăng ở tầm hoạt động tới 5km.

Công nghệ của Filin không hề mới. Những năm đầu của Thế chiến II, quân đội Mỹ và Anh đã xây dựng một số tiểu đoàn xe tăng thuộc hàng tối mật mang tên CDL, hay tăng phòng thủ bằng ánh sáng. Đó là những xe tăng thế hệ cũ hơn, đã già nua được tận dụng để lắp đặt các đèn tìm kiếm với luồng sáng phát ra ở mức 6 lần/giây. Tỷ lệ phát sáng này tạo ra hiện tượng chóng mặt, mất thăng bằng và buồn nôn trong các cuộc thử nghiệm với các xe tăng CDL, khiến đối phương rất khó ngắm bắn. Tuy nhiên, xe tăng CDL hầu như không được sử dụng, trừ các cuộc chiến ngắn ngủi vào tháng 5/1945.

 
Nga trang bị cho tàu chiến đèn gây ảo giác, buồn nôn - 2

Thiết bị Filin

 

Mặc dù thiết bị Filin được cho là có nhiều ưu việt, nhưng điều mà giới quan sát cần thời gian để có câu trả lời là vì sao Nga tin dùng công nghệ này. Bởi trong một cuộc chiến hạm chống hạm, Filin không có mấy tác dụng bởi khoảng cách tác chiến lớn và không phải lúc nào cũng diễn ra ban đêm. Có thể nó được dùng để xua đuổi trực thăng, các tàu nhỏ hay thậm chí là là các nhóm máy bay không người lái. Một khinh hạm Nga đi gần bờ cũng có thể bị ngắm bắn bởi  tên lửa chống tăng, nhưng có lẽ chỉ phát huy tác dụng với các tên lửa đời cũ như TOW-II của Mỹ vốn đòi hỏi người bắn phải ngắm bắn qua ống ngắm.
 
Dù có thể nào đi nữa, chỉ có người Nga mới hiểu lý do đích xác họ dùng tới các thiết bị như Filin.
Theo Anh Minh
Tiền phong