Nga điều 1.000 xe tăng chống ai ở Viễn Đông?
Học giả Trung Quốc đã đặt câu hỏi trên khi phân tích quan hệ phức tạp Nga-Trung. Nga có vẻ thân thiện với Trung Quốc nhưng Nga luôn có toan tính riêng và quan hệ Nga-Mỹ hoàn toàn không xấu...
Chính vì vậy, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã lựa chọn Nga là địa điểm cho chuyến thăm chính thức đầu tiên của ông trong nhiệm kỳ lãnh đạo đất nước. Cuộc viếng thăm này đã thúc đẩy mối quan hệ Nga – Trung gần gũi hơn nếu xét từ góc độ hợp tác hữu nghị, điều này đã khiến một số các nhà quan sát gọi mối quan hệ Nga – Trung là mối quan hệ “bán đồng minh”. Mặc dù tất cả đều có thể cảm giác thấy đây là dấu hiệu tích cực và có tính xây dựng, có xu hướng phát triển, mối quan hệ gần gũi giữa Trung Quốc và Nga vẫn ẩn chứa nhiều những ảnh hưởng tiêu cực của sự thiếu tin tưởng.
Mối quan hệ Trung – Nga là một mối quan hệ có ý nghĩa sâu sắc hơn mối quan hệ giữa hai siêu cường khu vực có tầm ảnh hưởng thế giới. Xây dựng mối quan hệ sâu rộng hơn với Nga, Trung Quốc cần phải tính đến mối quan hệ với các nước khác – những quan hệ gần gũi với Nga có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các nước không có những quan hệ tốt đẹp với Nga do bị ảnh hưởng bởi các yếu tố lịch sử và những nguyên nhân thực tế hiện hữu. Một ví dụ không xa, Lithuania đã bỏ phiếu “thuận” theo đề nghị của Ủy ban châu Âu cho việc áp thuế trừng phạt nhập khẩu đối với các tấm pin mặt trời của Trung Quốc và Ba Lan bỏ phiếu trắng. Lithuania hay Ba Lan không có mâu thuẫn thương mại với Trung Quốc và không cần thiết phải đối đầu với Trung Quốc. Tuy nhiên, mối quan hệ có vẻ như chặt chẽ giữa Trung Quốc và Nga chắc chắn sẽ gây khó chịu cho các nước Đông Âu vì mối quan hệ của họ với Nga không hẳn đã là tốt đẹp.
Nga gần đây liên tục tập trận bất ngờ quy mô lớn nhằm kiểm nghiệm khả năng phản ứng và sức chiến đấu của quân đội.
Mối quan hệ “ bán đồng minh” giữa Trung Quốc và Nga luôn luôn bị sự chỉ trích từ phía các nước phương Tây, một số người còn gọi đây là “trục” chống phương Tây. Nhiều người ở châu Âu và Mỹ cho rằng hai nước có một chế độ toàn trị, cùng chia sẻ những chính sách đối nội tương tự như nhau và cùng đồng thuận trong các vấn đề an ninh thế giới. Để thể hiện sự ủng hộ và đồng thuận của mình, trong quá khứ Trung Quốc đã chủ động đưa ra những quan điểm tương tự Nga trong việc xử lý những vấn đề chính trị đối ngoại quan trọng.
Trong thời gian khủng hoảng Lybia, một số những điều chỉnh chính sách đơn phương của Nga đã đặt Trung Quốc vào một tình huống khó xử, và Trung Quốc buộc phải tiếp nhận những thiệt hại nghiêm trọng. Phối hợp trên bình diện ngoại giao với Nga đã làm suy yếu tiếng nói của Trung Quốc trong các vấn đề quốc tế quan trọng, do đó các nước phương Tây cảm thấy rằng chỉ đối phó với Nga là đủ. Điều chỉnh các chính sách trên cơ sở đồng thuận với Nga đã làm yếu đi tiếng nói của Trung Quốc trong các vấn đề quốc tế quan trọng. Từ đó, các nước phương Tây cho rằng, họ chỉ cần giải quyết vấn đề với Nga là Trung Quốc sẽ theo những quan điểm đó.
160.000 quân và 1.000 xe tăng chống ai?
Ngoài ra, mối quan hệ giữa Mỹ và Nga hoàn toàn không xấu như người ta thường thấy, và mối quan hệ Nga – Trung cũng không phải hoàn toàn tốt đẹp như các phương tiện thông tin đại chúng ca ngợi. Trong tháng vừa qua nước Nga đã tiến hành cuộc tập trận với sự tham gia của hơn 160.000 binh sĩ, 1.000 xe tăng và 130 máy bay, 70 chiến hạm trên vùng đất Viễn Đông giáp với biên giới Trung Quốc. Xu Hen đặt vấn đề tất cả các chuyên gia quân sự Nga đều nói cuộc tập trận này không nhằm vào Trung Quốc, nhưng cũng cần suy nghĩ, Nga dự kiến sẽ chống ai trên vùng Viễn Đông mà phải sử dụng đến 1.000 xe tăng?
Xu Hen đặt câu hỏi Nga bất ngờ điều động 1.000 xe tăng và 160.000 quân tập trận áp sát biên giới Trung Quốc để dự kiến chống ai?
Trong giai đoạn hiện nay, Nga có được môi trường tốt nhất bên ngoài cho sự phát triển tính từ thời điểm tan rã của Liên Xô. Một Trung Quốc đang đi lên đã làm thay đổi bức tranh chính trị toàn cảnh của thế giới, là một cường quốc phát triển Trung Quốc sẽ phải đối mặt với những áp lực đối ngoại chính trị từ phía bên ngoài, điều mà đại lục chưa từng trải qua. Như một hệ quả tất yếu, các điều kiện ngoại cảnh thay đổi cũng đòi hỏi Trung Quốc điều chỉnh cách tiếp cận các mối quan hệ của mình với Nga.