1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Nga cứng rắn ở Syria nhằm ngăn tham vọng Mỹ

Chuyên gia phương Tây vừa lí giải việc Nga mang quân và vũ khí sang Syria là do không chấp nhận việc Mỹ gạt ông al-Assad khỏi tiến trình hòa bình.

Mỹ không chấp nhận chính quyền Assad, EU nên đàm phán thẳng với Nga

Trước đây tất cả các câu hỏi gắn với Syria đều có chung lời đáp đơn giản và cứng rắn: Không thể làm việc cùng với Tổng thống al-Assad mà cần gạt bỏ ông ta ra khỏi tiến trình hòa bình Syria và Trung Đông. Tuy nhiên, Nga không bao giờ để điều này xảy ra.

Thời gian qua, Moscow đã đưa cố vấn quân sự, chuyên gia kỹ thuật và nhiều phương tiện tác chiến, bảo đảm sang Syria. Quyết tâm của Nga thể hiện ở việc những vũ khí, trang bị tốt nhất của nước này đã được mang tới căn cứ hải quân Tartus và căn cứ không quân Latakia.

Sự hiện diện của vũ khí và chuyên gia Nga không có nghĩa là ông Putin đã sẵn sàng trực tiếp tấn công IS mà nó mang tính chất biểu tượng và răn đe nhiều hơn. Sự hiện diện của Moscow vừa nhằm trấn an đồng minh thân thiết vừa có tác dụng ngăn cản liên quân của Mỹ gây ra những hành động bất lợi cho Syria.

Giáo sư Chính trị học Max Abrams đến từ Đại học Tổng hợp Đông Bắc ở Boston nhận định: "Theo cách nhìn của tôi, Moscow đang thấy ‘bọn khủng bố’ cố gắng chiếm Damascus và Nga đang nhìn thấy bài học nhỡn tiền ở Syria, qua sự thay đổi chế độ tương tự ở Iraq và Libya”.

Đó là nguyên nhân chính khiến Nga đột nhiên trở nên cứng rắn trong thời gian qua, chứ không phải là mối nguy hiểm từ Tổ chức khủng bố “Nhà nước Hồi giáo” IS. Sự uy hiếp của IS chưa đủ để khiến chính quyền Damascus nguy ngập, mối nguy hiểm chính đến từ các hoạt động của liên quân do Mỹ cầm đầu.

Nga cứng rắn ở Syria nhằm ngăn tham vọng Mỹ - 1

Tuần dương hạm CG-64 USS Gettysburg và tàu sân bay CVN-75 USS Harry Truman vượt eo biển Gibraltar vào Địa Trung Hải tháng 8-2013, chuẩn bị tấn công Syria

Do đó, ông cho rằng, không có gì khó hiểu đối với những hành động của Nga ở Syria trong thời gian vừa qua. Dường như ông Putin đang đưa ra tuyên bố là Moscow sẽ không để cho bất cứ ai lật đổ chính quyền hợp pháp của ông Assad, biến Syria trở thành một “ổ loạn lạc mới ở Trung Đông”.

Trong bối cảnh trên, một chính khách cao cấp phương Tây giấu tên nói rằng, châu Âu cần phải mở một cuộc đối thoại với Moscow về vấn đề Syria, đặc biệt là trong bối cảnh dòng tị nạn chưa từng có đang đổ vào châu Âu, tờ Washington Post đưa tin.

Theo nhận định của chính khách trên, dù điều gì xảy ra ở Syria, Nga cũng sẽ can dự vào công việc ở đất nước này. Nhưng ông Putin “không phải là người duy nhất cần thỏa thuận, hơn nữa ông ấy vẫn có thời gian. Chính chúng ta cần nhiều hơn vào giao dịch này” - Washington Post dẫn lời vị quan chức.

Theo ông này, châu Âu là đối tượng lãnh hậu quả “trực tiếp, nguy hiểm và thảm khốc” nhất về vấn đề Syria chứ không phải là Mỹ. Bởi vậy, EU phải tự tìm kiếm giải pháp với Moscow chứ không phải với Washington, bởi thực tế Mỹ đang áp dụng một chiến lược, dường như làm cho tình hình ngày một tồi tệ thêm.

Nga: Khủng hoảng Syria chỉ được giải quyết với chính quyền hợp pháp

Washigton Post trích dẫn tuyên bố của bà Maria Zakharova, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga rằng, Moscow ủng hộ không phải cá nhân ông Bashar al-Assad mà là tính nhà nước của Syria, như lời ông Putin đã nói, “chỉ có thể giải quyết khủng hoảng Syria cùng với việc củng cố chính quyền hợp pháp”.

Nga cứng rắn ở Syria nhằm ngăn tham vọng Mỹ - 2

Binh sĩ và xe tăng quân đội Syria trên đường phố Aleppo tháng 8-2013

Phát biểu trong cuộc phỏng vấn của kênh truyền hình Mỹ CBS trước ngưỡng chuyến đi tới Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, ông Putin khẳng định, có thể giải quyết cuộc khủng hoảng Syria, nhưng phải tiến hành cuộc chiến chống khủng bố trên cơ sở hợp tác với chính quyền Damascus.

Ông Putin nhấn mạnh, chỉ cần củng cố chính phủ hợp pháp đương nhiệm, khuyến khích họ đối thoại với số lành mạnh trong phe đối lập và tiến hành cải cách là có thể xây dựng được một liên minh mạnh mẽ trong cuộc chiến chống Tổ chức khủng bố “Nhà nước Hồi giáo” IS.

Tổng thống Nga cảnh báo rằng, tất cả những hành động theo hướng khác, nhằm phá hoại chính phủ hợp pháp, sẽ tạo ra những cuộc khủng hoảng tồi tệ hơn.

Ông Putin chỉ ra, những nỗ lực lật đổ các chính phủ hợp pháp ở những nước trong khu vực này hoặc ở những khu vực khác trên thế giới không giải quyết được vấn đề gì, mà còn sinh ra nội chiến, loạn lạc triền miền như ở Libya hay tình trạng tương tự hiện đang diễn ra ở chính Iraq".

“Không có cách nào khác để giải quyết khủng hoảng Syria, ngoài việc tăng cường thể chế nhà nước hiện có và hỗ trợ họ trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố, đồng thời khuyến khích họ tham gia đối thoại với phần lành mạnh của phe đối lập và xúc tiến cải cách” - ông Putin khẳng định.

Trả lời câu hỏi về thái độ đối với lực lượng liên minh quốc tế dẫn đầu là Hoa Kỳ đang đòi lật đổ Tổng thống Assad, nhà lãnh đạo Nga bình thản nói: “Cứ hỏi nhân dân Syria, chỉ nhân dân Syria mới có quyền quyết định ai là người điều hành đất nước họ và điều hành như thế nào".

Ông khẳng định rằng, không một quốc gia nào trên thế giới có quyền đòi phế bỏ một chính quyền của quốc gia khác, do chính nhân dân của họ bầu ra. Điều này đã được ghi rõ trong Hiến chương của Liên Hiệp Quốc.

Nếu để xảy ra tình trạng như vậy thì không cần phải có luật pháp quốc tế, không còn quyền bình đẳng giữa các dân tộc và trái với những gì mà phương Tây luôn tuyên truyền về cái cái gọi là “tự do, dân chủ” và nhân quyền, bao hàm cả quyền của mỗi cá nhân và quyền của toàn thể nhân dân trong một đất nước.

Mỹ đang lùi tạm thời trong vấn đề al-Assad

Hiện nay, lập trường của phương Tây đang trở nên linh hoạt và mềm mỏng hơn. Tại Hoa Kỳ, đã có nhiều tiếng nói đang bắt đầu thừa nhận rằng, chiến lược đấu tranh chống "Nhà nước Hồi giáo" IS mà Washington và các đồng minh vạch ra đã bị đổ vỡ.

Nga cứng rắn ở Syria nhằm ngăn tham vọng Mỹ - 3

Chiến lược của Mỹ và đồng minh ở Syria đã hoàn toàn thất bại

Thượng nghị sĩ Jeff Seshns từ bang Alabama của Hoa Kỳ nêu ý kiến rằng, chiến lược của Mỹ đã thất bại hoàn toàn, đó là hiện thực không thể chối cãi được.

Lầu Năm Góc cũng buộc phải thừa nhận rằng, mặc dù đã đổ ra hàng chục triệu USD để huấn luyện và trang bị cho quân nổi dậy Syria, nhưng sự đóng góp của lực lượng này trong cuộc chiến chống lại "Nhà nước Hồi giáo" là “rất ít ỏi”.

Tướng John Allen, hồi năm ngoái được Tổng thống Obama bổ nhiệm làm chỉ huy lực lượng vũ trang liên quân trong cuộc chiến chống "Nhà nước Hồi giáo", mới đây đã tuyên bố từ chức. Theo giải trình, viên tướng này tỏ thái độ không hài lòng về quá trình chiến sự.

Chỉ huy nhóm quân nổi dậy Syria đã từng được Hoa Kỳ đào tạo và hỗ trợ là Mohamed Dahir cũng đã rời chức vụ và đánh giá cuộc chiến đấu là “sứ mệnh thất bại không thể cứu vãn”.

Tuy nhiên, đồng thời với niềm thất vọng vì đổ vỡ niềm tin vào chính quyền của ông Obama thì những thay đổi trong tâm thế công chúng Hoa Kỳ và Châu Âu đã bắt đầu theo hướng đi mới. Liên minh phương Tây cũng đã có thái độ cởi mở hơn với những đề xuất mới nhằm giải quyết khủng hoảng Syria.

Nga cứng rắn ở Syria nhằm ngăn tham vọng Mỹ - 4

Nga sẽ quyết tâm bảo vệ chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad

Sự thay đổi sâu sắc nhất liên quan đến vấn đề “đi hay ở” của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.

Ngoại trưởng Anh Philip Hammond vừa đưa ra tuyên bố rằng, phương Tây chưa bao giờ tuyên cáo rằng, lập trường của họ liên quan đến việc từ chức của ông Assad là “vô điều kiện và không thể bàn cãi”.

Người đứng đầu cơ quan đối ngoại của Áo Sebastian Kurz cũng nêu ý kiến "Tôi không cho rằng ông Assad là bộ phận thiết yếu trong giải pháp lâu dài của vấn đề Syria, nhưng vào thời điểm này nên có ông ấy tham gia đàm phán”, nếu không “khó có thể bắt tay được với Nga và các nhóm ôn hòa”.

Cả Ngoại trưởng Mỹ và Bộ trưởng ngoại giao Anh đều khẳng định là sẵn sàng thảo luận với Nga, Iran và các quốc gia khác, để hoạch định chiến lược chung cho cuộc đấu tranh chống "Nhà nước Hồi giáo" và bắt đầu một giai đoạn quá độ ngắn ở Syria dưới sự giám sát quốc tế.

Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng, sự nhượng bộ của phương Tây trong vấn đề loại bỏ chính quyền Damascus hiện nay chỉ là một bước lùi tạm thời.

Còn Nga, Moscow can thiệp vào Syria chỉ nhằm mục đích ngăn cản chế độ Adssad sụp đổ chức không phải đánh IS. Ông Putin thừa đủ thông minh để không sa vào một cuộc chiến vô bổ ở Syria và sẽ làm tất cả những gì tốt nhất để bảo vệ đồng minh Adssad.

Theo Thiên Nam

Đất Việt

Nga cứng rắn ở Syria nhằm ngăn tham vọng Mỹ - 5

 

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm