1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

NATO đã phạm 2 sai lầm lớn nhất nào đối với Nga?

Cựu Thủ tướng Đức Gerhard Schroeder và một nhà báo nước này đã chỉ thẳng 2 sai lầm lớn nhất của Đức và khối NATO trong chính sách đối với Nga.

Đức sai lầm khi tăng cường quân đến Baltic theo kế hoạch NATO

Tại một sự kiện của Phòng Thương mại Đức được tổ chức tại Áo, cựu Thủ tướng Đức Gerhard Schroeder chỉ trích ý định của nước này tăng số lượng các tiểu đoàn binh lính hiện diện ở các nước Baltic, trong khuôn khổ kế hoạch của NATO là một sai lầm cực kỳ trầm trọng.

Theo Bild, ông Schroeder cho rằng, việc tăng cường lực lượng của Đức đến Baltic... trong kế hoạch của NATO nhằm bao vây Nga sẽ là hành động lặp lại một sai lầm “không thể sửa chữa được”.

Trước đó, nguồn tin của NATO cho biết rằng, khối này đang xem xét khả năng bố trí các tiểu đoàn quốc tế tại ba nước Baltic và Ba Lan. Quyết định cuối cùng về số lượng và địa điểm triển khai sẽ được thực hiện tại hội nghị thượng đỉnh của liên minh tại Warsaw vào ngày 8-9.

Một số quan chức Hoa Kỳ và NATO đã đưa ra tuyên bố báo động về sự cần thiết bảo vệ một số thành viên của khối này - đặc biệt là các nước "yếu đuối" ở Baltic, gồm Lithuania (Litva), Latvia và Estonia - trước "mối đe dọa quân sự ghê gớm" của Nga...

Cựu Thủ tướng và chuyên gia Đức cho rằng, NATO đã phạm 2 sai lầm đối với Nga
Cựu Thủ tướng và chuyên gia Đức cho rằng, NATO đã phạm 2 sai lầm đối với Nga

Cựu Thủ tướng Đức cũng cho biết, theo ý kiến ​​của ông, duy trì các biện pháp trừng phạt chống Nga là cách tiếp cận sai lầm. Moscow là một đối tác rất quan trọng đối với EU. Tuy khác nhau về tính chất nhưng "cũng như Thổ Nhĩ Kỳ, Nga rất cần cho châu Âu trong chính sách an ninh" - ông Schroeder nói.

Báo Đức: NATO chuẩn bị thực hiện sai lầm lớn nhất trong lịch sử Liên minh

Trong một bài viết trên tờ Die Zeit của Đức, bình luận viên Jochen Bittner cảnh báo rằng, Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương đang mắc phải một trong những sai lầm lớn nhất trong lịch sử của mình, nếu thực hiện đến cùng kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu.

Ông Bittner cho rằng, số phận của Hiệp ước INF đang bị đe dọa bởi hành động này của NATO.

"NATO đang lo ngại rằng Nga có thể đơn phương rút khỏi hiệp định lịch sử, thế nhưng tại sao họ vẫn xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa nhằm vào Nga. Sẽ tốt hơn nhiều nếu NATO đóng băng việc xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa của mình, tại sao lại không làm?" - nhà báo Đức đặt câu hỏi.

Tác giả chỉ ra rằng, hệ thống phòng thủ tên lửa của Liên minh quân sự này không đủ trình độ kỹ thuật để đánh chặn các tên lửa đạn đạo siêu hạng của Nga hiện nay. Còn khả năng Iran hay Triều Tiên tấn công tên lửa đạn đạo vào châu Âu là điều rất khó xảy ra.

"Nói cách khác, NATO đang đứng trước rủi ro tối thiểu từ đòn tấn công hủy diệt gây ra bởi Iran và Triều Tiên, nhưng khối này lại có những hàng động đặt bản thâm mình đứng trước nguy cơ lớn nhất là Nga sẽ tăng cường khả năng hạt nhân nhằm vào châu Âu" - tác giả nhấn mạnh.

Nhà bình luận người Đức kết luận rằng, rõ ràng là Hiệp ước INF mới là sự đảm bảo an ninh tuyệt đối cho châu Âu, so với sự an toàn từ hai cơ sở phòng thủ tên lửa có tính năng đáng ngờ. Do đó, nếu NATO cứ cương quyết duy trì và xây dựng 2 lá chắn tên lửa ở Romania và Ba Lan là sai lầm nghiêm trọng nhất.

Cựu quan chức NATO: NATO phải đối thoại với Nga

Trong bối cảnh này, một vấn đề khá thú vị là cựu quan chức quân sự cao cấp người Mỹ của NATO, trước đây vốn là người chống Nga quyết liệt nhất, nhưng vừa mới về hưu là ông Philip Breedlove đã lên tiếng đòi khối đồng minh quân sự này phải nối lại đối thoại với Nga.

Vị tướng nguyên là Tư lệnh lực lượng NATO ở châu Âu vừa mới về hưu này tuyên bố rằng khối này cần " bắt tay tạo lập những kênh truyền thông chất lượng cao cùng với người Nga, với tất cả quyết tâm của mình".

Ông này còn cho rằng, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới có thể đem lại cho Hoa Kỳ khả năng tái xây dựng quan hệ với Nga "từ đống đổ nát" và đây có thể là một “sự khởi đầu mới”.

NATO đang tăng cường binh lính đến Baltic - sát cửa ngõ nước Nga
NATO đang tăng cường binh lính đến Baltic - sát cửa ngõ nước Nga

Tuyên bố này của ông Breedlove đã khiến rất nhiều người ngạc nhiên bởi chính viên tướng này là tác giả của bản kế hoạch tăng cường quân lực ở sườn phía Đông của NATO (tức áp sát biên giới phía tây của Nga), bao gồm cả việc gia tăng số lượng binh sĩ và trang thiết bị tại các nước vùng Baltic và Đông Âu.

Theo bình luận của các chuyên gia, chỉ mới 2 tháng trước đây (khi còn đương chức), ông này còn hô hào Washington cần tập trung hết tinh lực để đối phó với "sức mạnh quân sự ngày càng gia tăng của Moscow".

Các quan chức Nga cũng “rất sửng sốt” trước tuyên bố của viên tướng Mỹ mới về hưu. Thậm chí, nhà lãnh đạo Ủy ban Duma Nga về các vấn đề quốc tế là ông Alexei Pushkov đã bình luận rằng, có lẽ ông Breedlove “đã ăn phải thứ gì đó” thì mới đột nhiên kêu gọi đàm phán với Nga.

"Cựu Tư lệnh NATO Breedlove vừa mới nghỉ hưu đã đưa ra lời kêu gọi khối này đàm phán với Nga. Vừa mới đây, cũng chính ông ta còn hô hào Chiến tranh Lạnh với Nga. Có lẽ ông ấy đã ăn phải thứ gì đó…" - ông Pushkov viết trong microblog cá nhân trên Twitter.

Tuy nhiên, đây cũng không phải là lần đầu tiên các cựu quan chức Mỹ, NATO khi về hưu đã có những tuyên bố ngược với thời còn đương chức. Có lẽ, khi về hưu họ mới dám nói lên suy nghĩ thực của mình, còn khi đang nắm quyền, những vị này phải nói và hành động theo ý định của giới chức lãnh đạo chóp bu.

Theo Nhật Nam

Đất Việt