Mỹ-Việt đẩy mạnh phòng chống nguy cơ bệnh truyền nhiễm mới nổi
(Dân trí) - Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) ngày 10/3 đã khởi động Chương trình Các mối Nguy cơ Đại dịch Mới nổi giai đoạn 2 (EPT-2) để hỗ trợ những nỗ lực tại Việt Nam nhằm dự phòng, phát hiện và ứng phó hiệu quả hơn các nguy cơ bệnh truyền nhiễm.
Giám đốc USAID Việt Nam Joakim Parker (giữa) phát biểu tại lễ khởi động dự án EPT giai đoạn 2.
(Ảnh: Nguyễn Thạc Phương/USAID)
Chương trình này nhất quán với các mục tiêu quan trọng trong quan hệ hợp tác giữa hai chính phủ về Chương trình nghị sự An ninh Y tế Toàn cầu và việc Việt Nam thực hiện Điều lệ Y tế Quốc tế.
Chương trình EPT-2 xây dựng dựa trên quan hệ hợp tác và đối tác trong thập kỷ vừa qua giữa USAID và các đối tác, trong đó bao gồm những thành công trong phòng chống cúm gia cầm, nhằm ngăn chặn và chống các bệnh mới nổi tại nguồn bệnh, bao gồm các bệnh có nguồn gốc từ động vật.
Chương trình EPT-2 sẽ giúp hơn 20 quốc gia trọng tâm tại châu Á và châu Phi phát hiện các loại virut có nguy cơ phát triển thành đại dịch, nâng cao năng lực của các phòng xét nghiệm để hỗ trợ công tác giám sát, tăng cường năng lực quốc gia và địa phương để có thể ứng phó kịp thời và phù hợp, đồng thời hướng dẫn các biện pháp ngăn chặn tiếp xúc với những mầm bệnh nguy hiểm này.
“Các bệnh truyền nhiễm vẫn nằm trong số những mối nguy hiểm hàng đầu đối với sức khỏe con người và kinh tế toàn cầu”, Giám đốc USAID Việt Nam, ông Joakim Parker, phát biểu. “Chương trình EPT-2 hỗ trợ những nỗ lực của Việt Nam nhằm bảo vệ chúng ta trước các nguy cơ bệnh truyền nhiễm và góp phần đảm bảo an ninh y tế toàn cầu.”
Chương trình của USAID hiện đang được triển khai tại Việt Nam với hỗ trợ kỹ thuật từ Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát Bệnh dịch Mỹ, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc cùng các đối tác khác trong ba lĩnh vực dự án mới là Predict 2, Nhân sự Một Sức khỏe và Chuẩn bị và Ứng phó.
Việt Nam nằm trong khu vực có nguy cơ khá cao xuất hiện các bệnh truyền nhiễm mới nổi. Virút cúm mới A/H7N9 vừa phát hiện được trên người và động vật tại quốc gia láng giềng Trung Quốc là một ví dụ về các mối nguy cơ cấp khu vực có khả năng đe dọa đến y tế công và phát triển kinh tế. Các nguy cơ y tế mới nổi này nhấn mạnh lời kêu gọi của USAID và các bên liên quan khác tại Việt Nam về tăng cường hợp tác và phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành nhằm ứng phó với các bệnh dịch có ảnh hưởng đến sức khỏe, an ninh lương thực và an toàn thực phẩm, hoạt động sinh kế, thương mại và phát triển kinh tế.
“Các bệnh truyền nhiễm vẫn nằm trong số những mối nguy hiểm hàng đầu đối với sức khỏe con người và kinh tế toàn cầu”, Giám đốc USAID Việt Nam, ông Joakim Parker, phát biểu. “Chương trình EPT-2 hỗ trợ những nỗ lực của Việt Nam nhằm bảo vệ chúng ta trước các nguy cơ bệnh truyền nhiễm và góp phần đảm bảo an ninh y tế toàn cầu.”
Chương trình của USAID hiện đang được triển khai tại Việt Nam với hỗ trợ kỹ thuật từ Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát Bệnh dịch Mỹ, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc cùng các đối tác khác trong ba lĩnh vực dự án mới là Predict 2, Nhân sự Một Sức khỏe và Chuẩn bị và Ứng phó.
Việt Nam nằm trong khu vực có nguy cơ khá cao xuất hiện các bệnh truyền nhiễm mới nổi. Virút cúm mới A/H7N9 vừa phát hiện được trên người và động vật tại quốc gia láng giềng Trung Quốc là một ví dụ về các mối nguy cơ cấp khu vực có khả năng đe dọa đến y tế công và phát triển kinh tế. Các nguy cơ y tế mới nổi này nhấn mạnh lời kêu gọi của USAID và các bên liên quan khác tại Việt Nam về tăng cường hợp tác và phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành nhằm ứng phó với các bệnh dịch có ảnh hưởng đến sức khỏe, an ninh lương thực và an toàn thực phẩm, hoạt động sinh kế, thương mại và phát triển kinh tế.
Từ năm 2005, USAID đã cung cấp hơn 60 triệu USD hỗ trợ các chương trình của Việt Nam để phòng chống cúm gia cầm và các nguy cơ đại dịch khác.
PV