1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024
  4. Chiến sự Israel - Hamas

Mỹ vạch trần các công trình phi pháp của Trung Quốc trên đảo nhân tạo

(Dân trí) - Bất chấp làn sóng chỉ trích mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế, Trung Quốc dường như sắp hoàn tất việc xây dựng các cơ sở hạ tầng quân sự phi pháp trên 3 đá Chữ Thập, Vành Khăn và Xu Bi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Hơn một năm trước đây, cựu Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ James Clapper đã viết một bức thư gửi Thượng nghị sĩ John McCain và dự đoán rằng Trung Quốc sẽ hoàn thành các cơ sở phòng vệ và tấn công phi pháp trên quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) vào cuối năm 2016 hoặc đầu năm 2017. Dựa trên những hình ảnh vệ tinh mới được công bố gần đây, có thể kết luận rằng dự đoán trên của quan chức Mỹ gần đúng với những gì diễn ra trên thực tế.

Theo quan sát của Cơ quan Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược (CSIS) của Mỹ, các công trình quân sự và lưỡng dụng mà Trung Quốc ngang nhiên xây dựng trái phép trên 3 đá Chữ Thập, Xu Bi và Vành Khăn tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam dường như sắp hoàn tất, bao gồm các cơ sở hải quân, không quân, radar và phòng thủ. AMTI đã theo dõi các hoạt động xây dựng của Bắc Kinh ở ba đá nói trên trong gần 2 năm qua.

Đá Chữ Thập

Tập hợp các công trình do Trung Quốc xây dựng phi pháp trên đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trong đó, ô màu đỏ là hệ thống radar/cảm biến, ô màu xanh dương là các nhà chứa máy bay, ô màu vàng là các nhà chứa tên lửa di động và ô màu xanh lá là các điểm phòng thủ. Ảnh chụp ngày 9/3/2017 (Ảnh: CSIS)
Tập hợp các công trình do Trung Quốc xây dựng phi pháp trên đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trong đó, ô màu đỏ là hệ thống radar/cảm biến, ô màu xanh dương là các nhà chứa máy bay, ô màu vàng là các nhà chứa tên lửa di động và ô màu xanh lá là các điểm phòng thủ. Ảnh chụp ngày 9/3/2017 (Ảnh: CSIS)

Các hình ảnh vệ tinh do AMTI công bố hồi đầu tháng cho thấy các công trình nhà chứa máy bay trái phép của Trung Quốc trên đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã hoàn tất. Các nhà chứa này được thiết kế đủ chỗ cho khoảng 24 máy bay chiến đấu và 4 máy bay cỡ lớn hơn như máy bay ném bom, máy bay tiếp nhiên liệu hay máy bay vận tải.

Ảnh vệ tinh ngày 9/3/2017 chụp các nhà chứa máy bay phi pháp của Trung Quốc trên đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (Ảnh: CSIS)
Ảnh vệ tinh ngày 9/3/2017 chụp các nhà chứa máy bay phi pháp của Trung Quốc trên đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (Ảnh: CSIS)

Ảnh vệ tinh ngày 9/3/2017 chụp các nhà chứa máy bay phi pháp của Trung Quốc tại khu vực phía bắc của đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (Ảnh: CSIS)
Ảnh vệ tinh ngày 9/3/2017 chụp các nhà chứa máy bay phi pháp của Trung Quốc tại khu vực phía bắc của đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (Ảnh: CSIS)

Ảnh vệ tinh ngày 9/3/2017 chụp hệ thống radar phi pháp của Trung Quốc tại khu vực phía đông của đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (Ảnh: CSIS)
Ảnh vệ tinh ngày 9/3/2017 chụp hệ thống radar phi pháp của Trung Quốc tại khu vực phía đông của đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (Ảnh: CSIS)

Ảnh vệ tinh ngày 9/3/2017 chụp hệ thống radar phi pháp của Trung Quốc tại khu vực phía bắc của đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (Ảnh: CSIS)
Ảnh vệ tinh ngày 9/3/2017 chụp hệ thống radar phi pháp của Trung Quốc tại khu vực phía bắc của đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (Ảnh: CSIS)

Hồi tháng 1, Trung Quốc đã ngang nhiên lắp đặt các mái vòm che radar trên 3 tháp lớn (chưa được nhận dạng) ở phía đông bắc của đá Chữ Thập và trên một tháp ở đầu phía bắc của đường băng mà Bắc Kinh xây dựng trên đá này. Theo đó, tập hợp các mái vòm che radar được phát hiện cho thấy rằng Trung Quốc đã trắng trợn lắp đặt một hệ thống cảm biến và radar đáng kể tại khu vực này.

Đá Vành Khăn

Tập hợp các công trình do Trung Quốc xây dựng phi pháp trên đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trong đó, ô màu đỏ là hệ thống radar/cảm biến, ô màu xanh dương là các nhà chứa máy bay, ô màu vàng là các nhà chứa tên lửa di động và ô màu xanh lá là các điểm phòng thủ. Ảnh chụp ngày 11/3/2017 (Ảnh: CSIS)
Tập hợp các công trình do Trung Quốc xây dựng phi pháp trên đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trong đó, ô màu đỏ là hệ thống radar/cảm biến, ô màu xanh dương là các nhà chứa máy bay, ô màu vàng là các nhà chứa tên lửa di động và ô màu xanh lá là các điểm phòng thủ. Ảnh chụp ngày 11/3/2017 (Ảnh: CSIS)

Trên đá Vành Khăn, các nhà chứa đủ chỗ cho 24 máy bay chiến đấu đã hoàn tất và cho đến đầu tháng 3, việc xây dựng 5 công trình nhà chứa lớn hơn cho các máy bay cỡ lớn cũng đã bước vào giai đoạn hoàn thiện cuối cùng. Tính đến nay, Trung Quốc đã ngang nhiên xây xong một tháp radar ở ngay giữa trung tâm của đá Vành Khăn. Ngoài ra, 3 tháp lớn khác cũng đang được xây dựng ở góc tây nam của đá này.

Ảnh vệ tinh ngày 11/3/2017 chụp các nhà chứa máy bay phi pháp của Trung Quốc tại khu vực trung tâm của đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (Ảnh: CSIS)
Ảnh vệ tinh ngày 11/3/2017 chụp các nhà chứa máy bay phi pháp của Trung Quốc tại khu vực trung tâm của đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (Ảnh: CSIS)

Ảnh vệ tinh ngày 11/3/2017 chụp các nhà chứa máy bay phi pháp của Trung Quốc tại khu vực phía bắc của đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (Ảnh: CSIS)
Ảnh vệ tinh ngày 11/3/2017 chụp các nhà chứa máy bay phi pháp của Trung Quốc tại khu vực phía bắc của đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (Ảnh: CSIS)

Ảnh vệ tinh ngày 11/3/2017 chụp các nhà chứa máy bay phi pháp của Trung Quốc tại khu vực phía nam của đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (Ảnh: CSIS)
Ảnh vệ tinh ngày 11/3/2017 chụp các nhà chứa máy bay phi pháp của Trung Quốc tại khu vực phía nam của đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (Ảnh: CSIS)

Ảnh vệ tinh ngày 11/3/2017 chụp hệ thống radar phi pháp của Trung Quốc trên đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (Ảnh: CSIS)
Ảnh vệ tinh ngày 11/3/2017 chụp hệ thống radar phi pháp của Trung Quốc trên đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (Ảnh: CSIS)

Việc bố trí các mái vòm che radar ở gần các tháp radar trên đá Vành Khăn cho thấy các hoạt động xây dựng phi pháp của Trung Quốc trên đá này cũng hoàn toàn tương tự như trên đá Chữ Thập và Xu Bi. Ngoài ra, các mái che di động cũng đang được lắp đặt trên các nhà chứa tên lửa mới được xây dựng gần đây trên đá Vành Khăn.

Đá Xu Bi

Tập hợp các công trình do Trung Quốc xây dựng phi pháp trên đá Xu Bi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trong đó, ô màu đỏ là hệ thống radar/cảm biến, ô màu xanh dương là các nhà chứa máy bay, ô màu vàng là các nhà chứa tên lửa di động và ô màu xanh lá là các điểm phòng thủ. Ảnh chụp ngày 14/3/2017 (Ảnh: CSIS)
Tập hợp các công trình do Trung Quốc xây dựng phi pháp trên đá Xu Bi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trong đó, ô màu đỏ là hệ thống radar/cảm biến, ô màu xanh dương là các nhà chứa máy bay, ô màu vàng là các nhà chứa tên lửa di động và ô màu xanh lá là các điểm phòng thủ. Ảnh chụp ngày 14/3/2017 (Ảnh: CSIS)

Trên đá Xu Bi, việc xây dựng các nhà chứa trái phép cho 24 máy bay chiến đấu và 4 nhà chứa lớn hơn đã hoàn tất. Những hình ảnh vệ tinh gần đây cho thấy các mái vòm che radar đã được lắp đặt xong trên 3 tháp ở đá Xu Bi. Ngoài ra, một tháp radar khác cũng đã được xây dựng xong ở gần đường băng trên đá này.

Ảnh vệ tinh ngày 14/3/2017 chụp hệ thống radar tần số cao phi pháp của Trung Quốc trên đá Xu Bi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (Ảnh: CSIS)
Ảnh vệ tinh ngày 14/3/2017 chụp hệ thống radar tần số cao phi pháp của Trung Quốc trên đá Xu Bi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (Ảnh: CSIS)

Ảnh vệ tinh ngày 2/12/2016 chụp các nhà chứa máy bay phi pháp của Trung Quốc trên đá Xu Bi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (Ảnh: CSIS)
Ảnh vệ tinh ngày 2/12/2016 chụp các nhà chứa máy bay phi pháp của Trung Quốc trên đá Xu Bi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (Ảnh: CSIS)

Ảnh vệ tinh ngày 5/3/2017 chụp các nhà chứa máy bay phi pháp của Trung Quốc tại khu vực phía bắc đá Xu Bi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (Ảnh: CSIS)
Ảnh vệ tinh ngày 5/3/2017 chụp các nhà chứa máy bay phi pháp của Trung Quốc tại khu vực phía bắc đá Xu Bi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (Ảnh: CSIS)

Ảnh vệ tinh ngày 14/3/2017 chụp hệ thống radar phi pháp của Trung Quốc trên đá Xu Bi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (Ảnh: CSIS)
Ảnh vệ tinh ngày 14/3/2017 chụp hệ thống radar phi pháp của Trung Quốc trên đá Xu Bi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (Ảnh: CSIS)

Theo AMTI, khu vực phía nam trên đá Xu Bi dường như là nơi Trung Quốc lắp đặt hệ thống radar tần số cao. Đây là hệ thống radar tần số cao duy nhất mà Trung Quốc lắp đặt trên ba đá tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Cùng với hệ thống radar được lắp đặt trái phép trên các đá khác, radar này gần như là một cấu trúc nhằm đề phòng các cuộc tấn công từ trên không hoặc tấn công bằng tên lửa.

Thành Đạt

Theo CSIS