Mỹ thất vọng với "con bài" Trung Quốc trong vấn đề Triều Tiên
Giới lập pháp Mỹ chỉ trích Trung Quốc đã thất bại trong việc dùng ảnh hưởng của mình để ngăn chặn những lời lẽ hiếu chiến của Triều Tiên chống lại Mỹ và Hàn Quốc.
Xe tăng Trung Quốc tham gia cuộc tập trận bắn đạn thật với Triều Tiên tại Thẩm Dương - gần biên giới Triều Tiên hôm 1.4.
Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hoà McCain - một thành viên của Uỷ ban Quân vụ - đã chỉ trích "sự thất bại của Trung Quốc trong việc kiềm chế những gì có thể xem là tình trạng thảm khốc".
Ông McCain nói rằng Bắc Kinh có thể tăng áp lực lên Bình Nhưỡng bằng cách sử dụng ảnh hưởng của mình đối với nền kinh tế của Triều Tiên.
"Trung Quốc hẳn là bên nắm ''tay hòm chìa khóa'' cho vấn đề này. Trung Quốc có thể đóng van kinh tế Triều Tiên nếu họ muốn. Hành vi của Trung Quốc thật đáng thất vọng" - ông McCain nói trên chương trình "Face the Nation" của Kênh truyền hình CBS.
"Hơn một lần chúng ta thấy các cuộc chiến đã bắt đầu một cách tình cờ. Hiện tại, đây là một tình huống rất nghiêm trọng" - ông nói thêm. "Hàn Quốc sẽ chiến thắng. Chúng ta sẽ giành chiến thắng nếu có một cuộc xung đột toàn diện. Nhưng thực tế là Bình Nhưỡng có thể thiêu cháy Seoul và đó rõ ràng sẽ là một thảm họa lớn"- ông McCain nói.
Thượng nghị sĩ Chuck Schumer thuộc Đảng Dân chủ - người vốn lớn tiếng chỉ trích chính sách tiền tệ của Trung Quốc - nói rằng ông đồng ý với ông McCain.
"Người Trung Quốc đóng vai trò ''cầm cân nảy mực'' ở đây. Họ về bản chất luôn thận trọng; nhưng họ đang để mọi thứ diễn ra đến giới hạn thái quá. Giờ là lúc họ phải có thái độ và gây áp lực đôi chút với chế độ Triều Tiên" - ông Schumer nói trên cùng một chương trình của CBS.
Trung Quốc có muốn kiềm chế Triều Tiên hay không?
Báo Huanqiu Shibao ngày 8.4 đưa tin rằng, Trung Quốc có thể rút các công ty của họ từ Triều Tiên về nước. Tờ báo dẫn ý kiến của chuyên gia Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế của Trường đảng Trung ương - ông Zhang Lyangui - cho rằng cần phải sơ tán các công ty Trung Quốc ra khỏi Triều Tiên, vì Bình Nhưỡng vẫn làm ngơ trước lời kêu gọi của Bắc Kinh về duy trì hòa bình trên bán đảo Triều Tiên. Chuyên gia này giải thích rằng sau vụ thử hạt nhân thứ ba, Triều Tiên tin tưởng vào khả năng của mình có thể tiến hành chiến tranh với Mỹ và Hàn Quốc.
Tuy nhiên, chuyên gia Viện Nghiên cứu phương Đông của Viện Hàn lâm Khoa học Nga Alexander Vorontsov cho rằng Bắc Kinh sẽ không có những bước đi quyết liệt: “Tôi không nghĩ Trung Quốc sẽ rút doanh nghiệp của mình từ Triều Tiên về nước, mặc dù Trung Quốc có khả năng làm như vậy. Trong những năm gần đây, sự hiện diện của các nhà đầu tư Trung Quốc ở Triều Tiên gia tăng, đặc biệt là trong lĩnh vực khai thác tài nguyên thiên nhiên. Đây là một phần quan trọng của sự phát triển kinh tế các tỉnh phía đông bắc Trung Quốc. Đối với họ, Triều Tiên là một đối tác kinh tế quan trọng. Vì vậy, hiện tại, việc thu hồi các doanh nghiệp Trung Quốc ra khỏi Triều Tiên mới chỉ là khả năng lý thuyết. Tôi không nghĩ rằng Trung Quốc sẽ có động thái thực hành theo hướng này”.
Hiện tại, Bắc Kinh chỉ dùng lời nói để lôi kéo Bình Nhưỡng ra khỏi sự công khai khiêu khích và dọa dẫm tên lửa hạt nhân. Điều đó chứng tỏ rằng Trung Quốc sẽ không cắt đứt quan hệ kinh tế với với tư cách là một biện pháp gây áp lực. Nếu Trung Quốc làm ngược lại có nghĩa là tự nguyện rời bỏ quan điểm của mình và thừa nhận rằng Bắc Kinh đang chịu áp lực từ phía Washington.
Các thượng nghị sĩ Mỹ đang nỗ lực dùng ''con bài'' Trung Quốc trong ''cuộc chơi'' tên lửa hạt nhân của Triều Tiên. Còn Bắc Kinh thì hiểu rằng đây thực sự là lời kêu gọi can thiệp trực tiếp vào công việc của nước láng giềng. Nhưng chắc là Bắc Kinh khó mà chịu tiến hành động thái như vậy, cho dù với lý do cao thượng là cứu khu vực khỏi cuộc xung đột quân sự trên bán đảo Triều Tiên.
Ông McCain nói rằng Bắc Kinh có thể tăng áp lực lên Bình Nhưỡng bằng cách sử dụng ảnh hưởng của mình đối với nền kinh tế của Triều Tiên.
"Trung Quốc hẳn là bên nắm ''tay hòm chìa khóa'' cho vấn đề này. Trung Quốc có thể đóng van kinh tế Triều Tiên nếu họ muốn. Hành vi của Trung Quốc thật đáng thất vọng" - ông McCain nói trên chương trình "Face the Nation" của Kênh truyền hình CBS.
"Hơn một lần chúng ta thấy các cuộc chiến đã bắt đầu một cách tình cờ. Hiện tại, đây là một tình huống rất nghiêm trọng" - ông nói thêm. "Hàn Quốc sẽ chiến thắng. Chúng ta sẽ giành chiến thắng nếu có một cuộc xung đột toàn diện. Nhưng thực tế là Bình Nhưỡng có thể thiêu cháy Seoul và đó rõ ràng sẽ là một thảm họa lớn"- ông McCain nói.
Thượng nghị sĩ Chuck Schumer thuộc Đảng Dân chủ - người vốn lớn tiếng chỉ trích chính sách tiền tệ của Trung Quốc - nói rằng ông đồng ý với ông McCain.
"Người Trung Quốc đóng vai trò ''cầm cân nảy mực'' ở đây. Họ về bản chất luôn thận trọng; nhưng họ đang để mọi thứ diễn ra đến giới hạn thái quá. Giờ là lúc họ phải có thái độ và gây áp lực đôi chút với chế độ Triều Tiên" - ông Schumer nói trên cùng một chương trình của CBS.
Trung Quốc có muốn kiềm chế Triều Tiên hay không?
Báo Huanqiu Shibao ngày 8.4 đưa tin rằng, Trung Quốc có thể rút các công ty của họ từ Triều Tiên về nước. Tờ báo dẫn ý kiến của chuyên gia Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế của Trường đảng Trung ương - ông Zhang Lyangui - cho rằng cần phải sơ tán các công ty Trung Quốc ra khỏi Triều Tiên, vì Bình Nhưỡng vẫn làm ngơ trước lời kêu gọi của Bắc Kinh về duy trì hòa bình trên bán đảo Triều Tiên. Chuyên gia này giải thích rằng sau vụ thử hạt nhân thứ ba, Triều Tiên tin tưởng vào khả năng của mình có thể tiến hành chiến tranh với Mỹ và Hàn Quốc.
Tuy nhiên, chuyên gia Viện Nghiên cứu phương Đông của Viện Hàn lâm Khoa học Nga Alexander Vorontsov cho rằng Bắc Kinh sẽ không có những bước đi quyết liệt: “Tôi không nghĩ Trung Quốc sẽ rút doanh nghiệp của mình từ Triều Tiên về nước, mặc dù Trung Quốc có khả năng làm như vậy. Trong những năm gần đây, sự hiện diện của các nhà đầu tư Trung Quốc ở Triều Tiên gia tăng, đặc biệt là trong lĩnh vực khai thác tài nguyên thiên nhiên. Đây là một phần quan trọng của sự phát triển kinh tế các tỉnh phía đông bắc Trung Quốc. Đối với họ, Triều Tiên là một đối tác kinh tế quan trọng. Vì vậy, hiện tại, việc thu hồi các doanh nghiệp Trung Quốc ra khỏi Triều Tiên mới chỉ là khả năng lý thuyết. Tôi không nghĩ rằng Trung Quốc sẽ có động thái thực hành theo hướng này”.
Hiện tại, Bắc Kinh chỉ dùng lời nói để lôi kéo Bình Nhưỡng ra khỏi sự công khai khiêu khích và dọa dẫm tên lửa hạt nhân. Điều đó chứng tỏ rằng Trung Quốc sẽ không cắt đứt quan hệ kinh tế với với tư cách là một biện pháp gây áp lực. Nếu Trung Quốc làm ngược lại có nghĩa là tự nguyện rời bỏ quan điểm của mình và thừa nhận rằng Bắc Kinh đang chịu áp lực từ phía Washington.
Các thượng nghị sĩ Mỹ đang nỗ lực dùng ''con bài'' Trung Quốc trong ''cuộc chơi'' tên lửa hạt nhân của Triều Tiên. Còn Bắc Kinh thì hiểu rằng đây thực sự là lời kêu gọi can thiệp trực tiếp vào công việc của nước láng giềng. Nhưng chắc là Bắc Kinh khó mà chịu tiến hành động thái như vậy, cho dù với lý do cao thượng là cứu khu vực khỏi cuộc xung đột quân sự trên bán đảo Triều Tiên.
Theo Lao động/BBC, VOR