1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Mỹ sẽ tăng cường sự hiện diện tại Philippines

(Dân trí) - Việc Tòa án Tối cao Manila ngày 12/1/2016 ra phán quyết tiếp tục duy trì Hiệp định an ninh với Mỹ đã giúp chính quyền Tổng thống Barack Obama đẩy nhanh tiến trình đưa châu Á-Thái Bình Dương thành trụ cột trong chính sách đối ngoại của Mỹ, trong bối cảnh đang gia tăng căng thẳng với Trung Quốc.

 

Hải quân Mỹ và Philippines tập trận chung năm 2013. (Ảnh: AFP)
Hải quân Mỹ và Philippines tập trận chung năm 2013. (Ảnh: AFP)

Để đối phó với sự hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông, Mỹ đang tăng cường sự hiện diện tại Thái Bình Dương. Quân đội Mỹ đã từng có mặt trong một thời gian dài tại Nhật Bản và Hàn Quốc và nay đang tăng cường lực lượng ở Philippines.

Phán quyết của Tòa án tối cao Philippines cho phép thực thi Hiệp định hợp tác quốc phòng nâng cao (EDCA) với Mỹ, được ký năm 2014 đã mở đường cho Mỹ tăng cường sự hiện diện quân sự tại thuộc địa cũ này của Washington trong lúc tình hình trên Biển Đông đang gia tăng căng thẳng.

Theo phán quyết, quân đội Mỹ sẽ luân phiên hoạt động tại Philippines để tập trận và hỗ trợ Philippines xây dựng căn cứ quân sự nhằm cải thiện khả năng quân sự, một phần trong nỗ lực để đối phó với Trung Quốc đang hung hăng trên Biển Đông

Phán quyết của Tòa án Tối cao Manila tiếp tục duy trì Hiệp định an ninh với Mỹ là vô cùng thiết yếu đối với trong chiến lược xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương của chính quyền Tổng thống Obama.

Philippines là thuộc địa của Mỹ từ 1898 đến 1946 và đã cho phép Mỹ triển hai căn cứ quân sự. Đây là hai căn cứ quân sự lớn nhất cử Mỹ ở nước ngoài tính đến năm 1992, năm mà Mỹ đã rút gần 10.000 binh sĩ Mỹ từ hai căn cứ quân sự này về nước. Manila và Washington ràng buộc với nhau bởi Hiệp ước phòng thủ chung từ năm 1951 cũng như Thỏa thuận về lực lượng quân đội hai nước thăm lẫn nhau vào năm 1998.

Nhưng kể từ khi Mỹ bớt chú trọng với châu Á vào đầu những năm 1990, sự xuất hiện sức mạnh kinh tế và quân sự của Trung Quốc đã làm thay đổi tình hình ở khu vực này. Bắc Kinh có tham vọng phi lý trên hầu như tất cả các quyền chủ quyền ở Biển Đông.

Tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, Bắc Kinh đã tiến hành quy hoạch và xây dựng trái phép các công trình, cả dân sự lẫn quân sự.

Ví dụ, trên bãi đá Chữ Thập, Trung Quốc đã tôn tạo trái phép thành một đảo nhân tạo lớn hơn gấp 3 lần so với các hòn đảo tự nhiên lớn nhất trong quần đảo Trường Sa. Trung Quốc đã xây dựng các công trình trái phép tại đây. Cảng và sân bay phi pháp, với một đường băng dài hơn 3 km, đã được hoàn tất.

Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã công khai chỉ trích hành động khiêu khích của Trung Quốc, nói rằng các hành động đó đe dọa hòa bình và cân bằng lực lượng trong khu vực. Chính vì điều này mà ông Benigno muốn Washington tăng cường viện trợ quân sự cho Manila để đối phó với tham vọng lãnh thổ phi lý của Bắc Kinh ở Biển Đông.

Quý Cao

Theo La Croix

 

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm