1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Mỹ - Nhật ký thoả thuận mua bán vũ khí lịch sử

(Dân trí) - Nhật Bản và Mỹ đã đồng ý ký hiệp ước Cung cấp Quốc phòng Hỗ tương (RDP), qua đó cho phép hai đồng minh mở rộng quy mô mua bán vũ khí trong bối cảnh lo ngại sự bành trướng của Trung Quốc.


Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, tháng 5/2016 (Ảnh: Reuters)

Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, tháng 5/2016 (Ảnh: Reuters)

Thoả thuận này được ký kết chỉ một tuần sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama có chuyến thăm Nhật Bản. RDP mở đường cho Washington và Tokyo đẩy mạnh và mở rộng các hoạt động mua bán vũ khí.

Như vậy, Nhật Bản là quốc gia châu Á đầu tiên gia nhập nhóm 23 nước đã ký RDP, gồm có Israel, Ai Cập, Thụy Điển và các đồng minh NATO của Mỹ. Theo đó, các sản phẩm quốc phòng của những nước này được miễn thuế và bảo hộ thông qua luật mua bán của Mỹ.

Thỏa thuận này là một thành tựu lớn của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Mặc dù một số cử tri Nhật Bản cho rằng cần hạn chế quan hệ với Mỹ và không chấp nhận sự hiện diện của các binh sĩ nước ngoài trên lãnh thổ Nhật, ông Abe vẫn kêu gọi Tokyo tham gia tích cực hơn vào các vấn đề quân sự toàn cầu cùng với Mỹ và các nước khác.

Việc ký kết RDP là thành công lớn của cả Nhật Bản và Mỹ. Trong khi Thủ tướng Abe cho rằng thương vụ này là “vương miện” dành cho chính quyền của ông, thì bên phía Washington, chính quyền của Tổng thống Obama cũng đã đạt được mục đích trong nỗ lực kiềm chế tham vọng bá quyền của Trung Quốc tại khu vực.

Trong những tuần gần đây, Washington đã đẩy mạnh sự can thiệp tại khu vực Thái Bình Dương nhằm hạn chế những tuyên bố đơn phương phi lý của Bắc Kinh đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Đông. Mỹ đã triển khai các máy bay do thám tại vùng biển này, tiến hành các cuộc tập trận chung với Ấn Độ và Nhật Bản ở sườn đông Trung Quốc.

Các chuyên gia nhận định thoả thuận RDP mà Nhật Bản vừa kí kết sẽ giúp tăng cường sự hợp tác quốc phòng giữa hai đồng minh lâu năm, đặc biệt là về công nghệ tên lửa. Đây được coi là cơ hội lớn cho các nhà sản xuất quốc phòng Mỹ. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cảnh báo rằng: “Nhật Bản là nhà cung cấp máy bay dân dụng lớn nhất, nhưng xét về khía cạnh quốc phòng, dường như các con số đều bằng 0”.

Nhật Minh

Theo Sputnik