1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Mỹ, Nhật "chơi cờ" gì ở Biển Đông?

Tờ Thanh niên Trung Quốc vừa có bài viết của tướng diều hâu Trung Quốc La Viện về ý đồ của Philippines, Mỹ, Nhật Bản trong cuộc tranh chấp biển đảo với nước này ở biển Đông. Tờ Thanh niên Trung Quốc vừa có bài viết của tướng diều hâu Trung Quốc La Viện về ý đồ của Philippines, Mỹ, Nhật Bản trong cuộc tranh chấp biển đảo với nước này ở biển Đông.

Tầu tuần tra lớp Cyclone của Philippines.

Tầu tuần tra lớp Cyclone của Philippines.

Trong thời điểm mối quan hệ Trung Quốc, Đài Loan với Philippines hết sức nhạy cảm do sự kiện ngư dân Đài Loan bị tàu công vụ Philippines bắn thiệt mạng, đột nhiên lãnh đạo cấp cao của Philippines lại chuyển hướng, tung ra cái gọi là “áp sát Bãi Cỏ Mây” và “mối đe dọa ở sân sau ”Biển Đông. Ngày 23-5, thậm chí Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin còn tuyên bố rằng Philippines sẽ “bảo vệ lãnh thổ” và chiến đấu với Trung Quốc đến “quân nhân cuối cùng”.

“Philippines huýt sáo đi đêm cho khỏi run”

Trước tuyên bố cứng rắn sẽ chiến đấu với Trung Quốc đến khi còn “quân nhân cuối cùng” của Bộ trưởng quốc phòng Philippines, tướng diều hâu La Viện cho rằng: “Cho dù xét về sức mạnh quân sự, tố chất quân nhân hay khả năng chống đỡ về mặt kinh tế của quốc gia, quân đội Philippines không đủ sức mạnh và can đảm để gây ra sự đối đầu toàn diện với Trung Quốc”.

Xét về sức mạnh quân sự, La Viện lập luận: “Dù là trong phạm vi Đông Nam Á, sức mạnh quân sự của Philippines cũng chỉ đứng ở hạng hai, hạng ba; Trong phạm vi châu Á, lại càng sau hạng ba, hạng tư”.

Theo bảng xếp hạng quân sự thế giới mới nhất năm 2013 của website quân sự Global Firepower, trong 68 quốc gia hoặc khu vực được xếp hạng (vũ khí hạt nhân không nằm trong phạm vi thống kê), Mỹ đứng thứ 1, Nga đứng thứ 2, Trung Quốc thứ 3, còn Philippines đứng ở vị trí 31, tụt 8 bậc so với năm 2012. Trong các quốc gia Đông Nam Á, Philippines đứng sau Indonesia (vị trí 15), Thái Lan (vị trí 20) và Việt Nam (Vị trí 25); Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Philippines cũng đứng sau Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Canada, Mexico, Australia và Triều Tiên...

Nguồn tin của Global Firepower cho thấy, hiện nay lực lượng quân nhân trong quân ngũ của Philippines là 120.000 người, quân nhân dự bị 130.000 người. Trong đó, lực lượng hải quân trong quân ngũ 26.000 người. Tàu chiến hiện có khoảng 110 chiếc, trong đó có 3 chiếc tàu hộ vệ hạng nhẹ, 2 tàu tuần tra (trong đó 1 chiếc sẽ nhận vào tháng 8 năm nay), 11 chiếc tàu chiến lớp Hamilton, 11 chiếc tàu tuần tra hạng nhẹ, 59 tàu tuần tra cỡ nhỏ, 11 tàu đổ bộ và một số tàu hỗ trợ. Ngoài ra, còn có một liên đội hàng không hải quân được trang bị 8 máy bay tuần tra trên biển BN2 của Anh và 5 chiếc máy bay trực thăng.

La Viện phân tích, mặc dù số lượng tàu chiến của Philippines chỉ có hơn 100 chiếc, nhưng hầu hết là tàu tuần tra hạng nhỏ ở vùng biển gần. Chỉ có mấy tàu chiến chủ lực là tàu second hand của các nước phương Tây loại ra, đều là tàu cũ được sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ hai, tính năng rất kém. Tàu khu trục chủ lực Gregorio del Pilar là tàu chiến cũ của Lực lượng tự vệ bờ biển Mỹ loại ra, thời gian phục vụ trong quân ngũ đã trên 44 năm. Tàu hộ vệ chủ lực Rajah Humabon là tàu “đồ cổ” có thời gian hoạt động trong quân ngũ dài nhất thế giới – gần 70 năm. Ngoài ra, hệ thống quốc phòng lạc hậu của Philippines khiến hải quân nước này rơi vào tình cảnh “có tàu chiến mà không có đạn”.

Hiện nay, tàu chiến chủ lực của hải quân Philippines đều không được trang bị tên lửa, chỉ có một vài tàu được trang bị ngư lôi, tên lửa chống tàu ngầm và bom nước sâu, vũ khí có uy lực lớn nhất là 76 hỏa pháo, tầm bắn chưa đầy 20 km.

La Viện phân tích, mặc dù ngày 21-5 vừa qua, tổng thống Philippines Benigno Aquino tuyên bố nâng mức chi tiêu quân sự thêm 1,82 tỷ USD cho chương trình hiện đại hóa quân đội trong đó ưu tiên nâng cấp cho lực lượng hải quân, nhưng do khoảng cách về sức mạnh quân sự giữa Philippines và các nước Đông Nam Á cũng như các nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương quá lớn. Chỉ dựa vào một hai chương trình mua sắm vũ khí sẽ không thể thay đổi được hiện trạng “một trong những nước yếu nhất về hải quân trong khu vực Đông Nam Á”.

Ngoài ra, xét về tố chất quân nhân, vài năm trở lại đây, do liên tục cùng Mỹ tổ chức tập trận chung, trình độ quân sự của binh lính Philippines đã được nâng cao phần nào. Tuy nhiên, trang bị quân sự quyết định chiến thuật, nếu không có những trang bị vũ khí tiên tiến do Mỹ chế tạo, trình độ quân sự của Philippines cũng bị ảnh hưởng đáng kể. Ngoài ra, nhiều năm qua, tình trạng tiêu cực trong nội bộ quân đội Philippines rất nghiêm trọng, kỷ luật lỏng lẻo, thậm chí thường xuyên xảy ra các vụ hút chích ma túy của quân nhân.

Thứ ba, xét về sức mạnh kinh tế, mấy năm trở lại đây, mức thâm hụt ngân sách của Philippines rất cao, gánh nặng nợ đè lên vai chính phủ, vấn đề thất nghiệp và nghèo đói nghiêm trọng, tỉ lệ số gia đình nghèo chiếm khoảng 25%. Nếu tính cả tình trạng bất ổn ở phía Nam do các nhân tố tham nhũng, nghèo đói, dân tộc, tôn giáo gây ra, Philippines không thể gánh chịu được hậu quả nếu gây ra chiến tranh. Tướng diều hâu Trung Quốc nhận định: “Cho dù rầm rộ tuyên bố kế hoạch nhập khẩu vũ khí hay tung ra cái gọi là sự kiện “áp sát Bãi Cỏ Mây”, Philippines đều chỉ chứng tỏ đang “huýt sáo khi đi đêm để cho mình khỏi run”. Trung Quốc cần có cái nhìn tỉnh táo về những hành động huênh hoang của Philippines”.

3 ý đồ lớn của Philippines

La Viện tự vấn nếu Philippines tự biết không đủ sức để gây ra chiến tranh thì tại sao các quan chức quân sự cao cấp của nước này lại liên tiếp tục ra những ngôn luận cứng rắn như “mối đe dọa sân sau” biển Đông, “chiến đấu đến khi chỉ còn lại quân nhân cuối cùng”?. Rồi La Viện kết luận đằng sau sự huênh hoang, rầm rộ của chính quyền tổng thống Benigno Aquino có 3 ý đồ lớn.

Một là, dịch chuyển sự quan tâm trong nước đối với chính phủ hiện thời. Tháng 5-2013, mặc dù ông Benigno Aquino giành được đa số phiếu trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của quốc hội, nhưng sức ép kinh tế trong nước mà vị tổng thống này phải đối mặt vẫn rất lớn, tỉ lệ thất nghiệp ở mức cao, chính vì vậy, chính quyền Benigno Aquino muốn thông qua việc gây hấn với Trung Quốc về vấn đề chủ quyền lãnh thổ để dịch chuyển sức ép kinh tế trong nước.

Thứ hai, lấy lòng các nhóm quân sự trong nước, củng cố nền tảng cầm quyền cho mình. Kể từ khi mẹ của tổng thống Benigno Aquino là bà Corazon Aquino lật đổ chính quyền Ferdinand Marcos năm 1986, quan hệ giữa gia tộc Aquino với quân đội luôn trong tình trạng xấu. Từ khi lên nắm quyền vào năm 2010 cho đến nay, ông Benigno Aquino cũng thường xuyên để xảy ra xích mích với phía quân sự. Nhưng để duy trì nền tảng nắm quyền và tái đắc cử tổng thống trong nhiệm kỳ tới, ông Benigno Aquino cũng bắt đầu thông qua các biện pháp như gia tăng ngân sách chi cho quốc phòng, cổ súy những luận điệu quân sự cứng rắn để lấy lòng các nhóm quân sự, mong muốn lực lượng quân nhân trong nước có thể bỏ phiếu cho ông ta.

Thứ ba, ảo tưởng buộc mình vào chiến lược xoay trục về châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ. Thời gian Benigno Aquino lên nắm quyền và Mỹ tuyên bố chiến lược “trở lại châu Á – Thái Bình Dương” đều là năm 2010, điều này khiến ông ta nhìn thấy được cơ hội, bèn liên tiếp dựa vào mối quan hệ đồng minh với Mỹ để thổi rùm beng rằng an ninh Philippines đang bị đe dọa, từ đó yêu cầu Mỹ tăng viện trợ quân sự. Đồng thời, ông Bengino Aquino cũng muốn lôi kéo Mỹ làm hậu thuẫn cho mình để Philippines bá chiếm các đảo của Trung Quốc ở biển Đông (Trung Quốc ngang ngược đòi chủ quyền trái phép-ND).

La Viện đánh giá: “Trẻ đói khóc đòi ăn” là lẽ thường tình, hiện tại có thể thấy, Philippines không những biết khóc mà còn khóc rất giỏi. Cho dù là cuộc đối đầu trên đảo Hoàng Nham/ Scarborough năm 2012 hay sự kiện Bãi Cỏ Mây và giết chết ngư dân Đài Loan gần đây, La Viên lu loa rằng kẻ gây sự đều là Philippines. Nhưng bọn họ lại quay ra ăn vạ trước, biến mình thành vai diễn “bị hà hiếp” trên trường quốc tế, vừa tranh thủ lòng thương của các bên, đồng thời cũng tranh thủ thời cơ “ngửa tay” xin viện trợ quân sự của các nước khác.

Nhật – Mỹ 'đổ thêm dầu vào lửa"

Mặc dù biết rõ giới quân sự cấp cao của Philippines chỉ muốn làm rùm beng sự việc hòng tạo ra cục diện căng thẳng trong khu vực, nhưng Mỹ một mặt lại liên tiếp bắt tay với Philippines để tổ chức các cuộc tập trận nhằm mục đích “giành đảo”, mặt khác lại cử mẫu hạm hạt nhân đến biển Đông trong thời điểm nhạy cảm. Chính quyền Nhật Bản Shinzo Abe lại càng “tích cực” bày tỏ thái độ sẽ nhanh chóng cung cấp cho Lực lượng tự vệ bờ biển Philippines 10 tàu tuần tra, giúp Philippines tăng cường năng lực cảnh sát biển để đối phó với Trung Quốc ở biển Đông. Vậy Mỹ, Nhật đang muốn chơi nước cờ gì ở biển Đông?

 
Tàu sân bay USS Nimitz vừa tập trận ở khu vực Biển Đông khiến Trung Quốc bất an.

Tàu sân bay USS Nimitz vừa tập trận ở khu vực Biển Đông khiến Trung Quốc bất an.
La Viện phân tích rằng: “Cho dù là đảo Điếu Ngư/Senkaku hay đảo Hoàng Nham/ Scarborough, Mỹ, Nhật Bản đều thể hiện rõ ý đồ lén đổ dầu vào lửa. Kể từ năm 1898, một thời gian dài Philippines là thuộc địa của Mỹ. Bản đồ Philippines lớn đến đâu, biên giới trên biển cụ thể thế nào, Mỹ đã quá hiểu rõ. Dù là Điều ước Paris mà Mỹ và Tây Ban Nha ký kết vào năm 1898, Điều ước Washington mà Tây Ban Nha và Mỹ ký với nhau năm 1900 hay điều ước Mỹ - Anh ký kết năm 1930, ba điều ước liên quan đến vấn đề biên giới của Philippines đều hạn chế phạm vi lãnh thổ của Philippines ở phía Tây 118 độ đông kinh, phạm vi lãnh thổ của quốc gia này “chưa bao giờ bao gồm” những hòn đảo mà Philippines đang “bá chiếm” của Trung Quốc(!?). Và Mỹ biết rõ hơn ai hết những đảo này có phải là của Philippines hay không.

Vậy tại sao Mỹ lại cam tâm tình nguyện làm hậu thuẫn cho Philippines trong các vụ đối đầu ở đảo Hoàng Nham/ Scarborough và Bãi Cỏ Mây giữa Trung Quốc và Philippines? La Viện quả quyết: “Đó là do Mỹ có ý bênh vực Philippines nhằm gây bất ổn ở khu vực biển Đông, làm phân tán sự chú ý của Bắc Kinh về mặt chiến lược, ảnh hưởng đến sự trỗi dậy của Trung Quốc”.

Tại sao chính phủ Nhật Bản lại tích cực tham gia vào vấn đề biển Đông sau khi quan hệ Trung – Nhật trở nên xấu đi nghiêm trọng vì Tokyo thúc đẩy tiến trình quốc hữu hóa đảo Điếu Ngư/Senkaku, đồng thời lại nhiệt tình viện trợ quân sự cho Philippines nhằm đối đầu với Trung Quốc? Tướng La Viện phân tích: “Hành động này của chính phủ Nhật Bản là có ý “vây Ngụy cứu Triệu”. Tâm lý của Nhật Bản là cuộc xung đột trên đảo Điếu Ngư/Senkaku đã khiến Nhật Bản rơi vào thế khó, thôi thì chạy sang biển Đông giúp Philippines gây sự với Trung Quốc nhằm giảm bớt sức ép cho mình trong vấn đề Điếu Ngư/Senkaku. Thực ra ý đồ của Nhật Bản là muốn thông qua vụ tranh chấp của Philippines để hình thành nên thế kiểm soát, kiềm chế Trung Quốc.

Philippines 'khiêu khích' Trung Quốc?!

Tướng diều hâu La Viện chỉ ra rằng, cùng với sự dịch chuyển trọng tâm chiến lược của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương, Philippines sẽ còn tìm cớ gây sự, thách thức Trung Quốc, trước vấn đề này Bắc Kinh cần cảnh giác, nhưng cũng nên coi cuộc khủng hoảng này là cơ hội.

 
Trung Quốc đang dùng chiến thuật 'cải bắp' hòng chiếm đoạt trái phép Bãi Cỏ Mây ở Trường Sa.

Trung Quốc đang dùng chiến thuật 'cải bắp' hòng chiếm đoạt trái phép Bãi Cỏ Mây ở Trường Sa.
Tháng 9-2012, sau khi gây sự trước trong cuộc đối đầu đảo Hoàng Nham/ Scarborough, cơ quan quản lý hoạt động đánh bắt cá, hải giám và Bộ ngoại giao Trung Quốc đã nhanh chóng chống lại và nắm được quyền kiểm soát đối với đảo Hoàng Nham/Scarborough. Từ cuối năm 2012, Philippines lại một lần nữa 'khiêu khích' với Trung Quốc trong vấn đề Bãi Cỏ Mây, chính phủ Trung Quốc lại áp dụng biện pháp chống lại.

Theo tin của Cục sự vụ biển Quảng Châu, hiện tại Bãi Cỏ Mây đã nằm trong tầm kiểm soát của Trung Quốc, tàu đánh cá Trung Quốc có thể ra vào tự do, hải quân Trung Quốc cũng tuần tra định kỳ, có thể “mời” Philippines “ra khỏi” bất cứ lúc nào.

La Viện lớn giong đe dọa: “Nếu Philippines tiếp tục gây sự, Trung Quốc cần phát huy mô hình đảo Hoàng Nham/ Scarborough, anh tiến một bước, tôi tiến mười thước, nắm bắt thời cơ, anh gây sự một lần, tôi sẽ giành lại một hòn đảo từ tay anh, đồng thời trước đó phải thông báo với cộng đồng quốc tế rằng, Philippines gây sự trước, Trung Quốc chống lại sau. Đi bước nào chắc bước ấy, cho đến khi thu hồi được hết 8 hòn đảo mà Philippines chiếm đoạt phi pháp của Trung Quốc thì thôi!”.

Theo Huy Long
Tiền phong

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm