1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Mỹ nắn gân Nga xong, trận đấu thực sự sẽ bắt đầu?

Khả năng đối đầu quân sự trực tiếp Nga-Mỹ là khó xảy ra. Đó chẳng qua là sự thay đổi “quy tắc trò chơi” mà thôi.

Cuộc tấn công tên lửa của Hải quân Mỹ tại căn cứ không quân Syria Shayrat gây ra rất nhiều cuộc thảo luận trên phương tiện truyền thông Nga và phương Tây.

Một số chuyên gia tin rằng cú đánh này là một cuộc biểu dương có chủ ý về sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ, không chỉ nhắm đến Syria, Iran, Triều Tiên mà chủ yếu là Liên bang Nga.

Về mặt chính trị, “cú đấm” vào căn cứ không quân Syria, được thực hiện mà không thông báo trước cho phía Nga, là một lời cảnh báo cho Moscow về những gì có thể được thực hiện với các căn cứ của Nga ở Syria trong trường hợp có xung đột quân sự trực tiếp giữa Nga và Mỹ…

Phóng 59 quả Tomahawk "qua mũi" Nga được thì phóng hết 3.500 quả trong kho của Mỹ xóa sổ Tartus và Hmeymim cũng không vấn đề gì… Đó là cách thức thường dùng của một siêu cường trưởng thành Hoa Kỳ.

Chắc Mỹ cũng còn nhớ sau vụ “ném bom nhầm” của Mỹ tại Deir Ezzor, làm chết 60 và bị thương hơn 100 lính Assad, Nga chỉ bằng 3 quả tên lửa hành trình Kalibr ngay và luôn bay vào phòng tham mưu tác chiến phiến quân làm chết “nhầm” 30 sỹ quan NATO.

Như vậy, tình hình Trung Đông đến lúc này chứng tỏ hành động của Mỹ khi phóng 59 quả Tomahawk vào Shayrat để “nắn gân” Nga là rõ ràng.

Và điều khiến cho dư luận quan tâm là: Kết quả đòn “nắn gân”, Mỹ đã rút ra kết luận gì? Có thể sẵn sàng “cởi găng tay” chơi với Nga hay không? Nga sẽ ra đòn hay phản ứng ra sao?...

Về quân sự, đòn tấn công thành công hay thất bại?

Suy cho cùng, hành động quân sự cũng chỉ phục vụ cho nhiệm vụ chính trị, nhưng sức mạnh quân sự quyết định sự thành bại của chính trị. Khi sức mạnh quân sự bị đối phương răn đe trở lại thì cuộc chơi sẽ dừng lại…Vậy, trong cuộc chơi “tăng lãi suất chính trị” này, Mỹ có khiến Nga run tay?

Có thể nói, truyền thông phương Tây chỉ chú ý chủ yếu tập trung vào các khía cạnh quân sự-chính trị trong quyết định của Donald Trump, cũng như hậu quả của cuộc tấn công này đối với chính trị quốc tế.

Tuy nhiên, gần như không có sự chú ý nào được trả lời rõ thành công hay thất bại cho khía cạnh quân sự-kỹ thuật của cuộc tấn công khổng lồ này, 59 tên lửa Tomahawk chỉ nhằm vào một sân bay…

Kết quả.

Về kinh tế: Tung hơn 100 triệu (USD) chỉ tàn phá gần 5 triệu (USD) là một sự thất bại về kinh tế. Mỹ đã dùng quân xe của mình để đổi lấy quân tốt. Mỹ thiệt hại hơn 30 lần so với Syria.

Về ý nghĩa chiến thuật:

1, Phóng 59 quả Tomahawk vào một sân bay làm tan xác hơn 9 chiếc máy bay cũ các loại... nhưng ngay sau đó, không quân Syria vẫn xuất kích tấn công quân khủng bố tại Homs, Hama… chứng tỏ hiệu quả đòn tấn công của Mỹ quá thấp, không thể tin nổi.

2, Hai khu trục loại "Orly Burke" của Hải quân Hoa Kỳ, cùng lúc phóng 59 tên lửa Tomahawk" (36, khu trục Ross và 23, khu trục Porter), 58 đã bay tới mục tiêu, 1 bị xịt, nhưng chỉ 23 quả trúng đích, trong đó 16 quả trúng sân bay và 7 quả trúng khu vực quanh đó, còn 36 quả còn lại “mất tích”…

Như vậy, đánh giá chung về chiến thật-kỹ thuật quân sự thì đòn tấn công đã không thành công…

Đếm chính xác có 16 quả Tomahawk đã trúng đích
Đếm chính xác có 16 quả Tomahawk đã trúng đích
Mảnh vỡ từ Tomahawk thu được có ngày sản xuất từ năm 2015
Mảnh vỡ từ Tomahawk thu được có ngày sản xuất từ năm 2015

Một số người cho rằng, Mỹ tái chế lại Tomahawk và dùng thứ quá đát để giải quyết “tồn kho” kiểu như Nga sử dụng tên lửa, bom "ngu"… nhưng hãy xem hình trên…chứng tỏ đây là loại tên lửa mới.

Vậy lý do nào khiến cho tên lửa Tomahawk của Mỹ, loại vũ khí lừng danh đã từng làm nên bao chiến công hiển hách trong 3 cuộc chiến gần đây với xác suất trúng đích và khó bị diệt nhất lại ê chề, thiếu độ tin cậy đến vậy khi phóng vào sân bay Shayrat của Syria?

Phải chăng Syria có Nga hiện diện, không phải là Iraq, Lybia hay Nam Tư, nơi mà Tomahawk được ghi danh vào sử sách nên khiến cho Tomahawk gặp phải “đội mạnh”?

Nga có run sợ trước đòn tấn công của 59 Tomahawk không?

Hầu như báo chí Nga thông qua các chuyên gia quân sự Nga, Bộ QP Nga đều tự nhận thấy rằng, S-400, S-300… nói chung hệ thống phòng không Nga tại Syria không thể và không bắn hạ được Tomahawk.

Và sau vụ Mỹ tấn công Shayrat, Nga phản ứng cũng rất quyết liệt:

1, Chấm dứt của các kênh thông tin liên lạc đường dây nóng để ngăn chặn sự cố trên không phận Syria giữa không quân Nga và Mỹ.

Theo đó phi công Nga được quyền hành động xử lý mục tiêu nào của Mỹ hay NATO mà cảm thấy mình bị đe dọa, không cần lệnh cấp trên.

2, Tăng cường sự hiện diện quân sự tại Địa Trung Hải, tàu khu trục Đô đốc Grigorovich trang bị tên lửa Kalibr để giám sát tàu khu trục Mỹ…

3, Tăng cường hỗ trợ cho Syria hệ thống phòng không hiện đại, tiên tiến để chống kẻ thù xâm lược. (Nga chưa từng gọi Thổ Nhĩ Kỳ là xâm lược, trong khi Mỹ bị Nga chỉ đích danh).

4, Đóng cửa không phận Syria. Lấy cảm hứng từ vụ tấn công, Mỹ gửi đến không phận Syria một máy bay không người lái. Lập tức bị phòng không quân đội Syria bắn mạnh khiến phải rời bỏ. Câu trả lời của Syria cho Mỹ, rằng, từ nay họ là "kẻ thù".

Như vậy, Mỹ thách thức trực tiếp với Nga và Nga cũng đề ra một làn ranh đỏ tại Syria.

Thượng nghị sỹ Mỹ Dzhim Inhof cho rằng “việc Nga điều khu trục Đô đốc Grigorovich là biểu hiện run sợ của Nga, nếu Nga gây hấn, Mỹ sẽ tiêu diệt”.

Giờ đây, Nga đang chờ đợi Mỹ đi sâu thêm vào Syria, “vượt qua làn ranh đỏ”. Mỹ dám không và Nga sẽ thực hiện? Liệu cả hai sẽ giảm tốc độ để dừng lại hay vẫn tăng tốc để đâm vào nhau?

Tuy nhiên phân tích ra những điều này vẫn không đủ và chưa thuyết phục mà chỉ khi nào ai đó trả lời được câu hỏi chính xác, rằng 36 quả Tomahawk của Mỹ bị bắn hạ hay đi đâu thì mới rõ ai run sợ trước ai thật sự.

Chúng ta sẽ trở lại vấn đề này trong phần sau.

Theo Lê Ngọc Thống

Đất Việt