1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Mỹ giải mật vụ KGB bắt giữ Điệp viên quả phụ

Ngày 15/7/1977, nữ điệp viên CIA Martha Peterson đã bị bắt cùng với điệp viên hai mang của KGB.

Cuối tháng 6/2016, Mỹ chính thức công bố tài liệu mật theo Đạo luật tiết lộ thông tin liên quan đến nữ điệp viên CIA Martha Peterson đã bị bắt cùng với điệp viên hai mang của KGB.

Thiếu tướng Gennady Nikolaevich Zaitsev, người trực tiếp chiến dịch bắt nữ điệp viên Martha Peterson
Thiếu tướng Gennady Nikolaevich Zaitsev, người trực tiếp chiến dịch bắt nữ điệp viên Martha Peterson

Hồi ký The Widow Spy

Cuốn The Widow Spy (Điệp viên quả phụ) của nữ điệp viên CIA, Martha Peterson tiết lộ cuộc đời hoạt động của chính bản thân ở Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh lạnh.

Đây là lần đầu tiên cuốn sách được công bố nên dư luận biết thêm nhiều tình tiết liên quan đến kỹ nghệ tình báo của hai cường quốc hàng đầu thế giới những năm 70 ở thế kỷ trước.

Mô tả "nhiệm vụ bất khả thi" của Martha Peterson dẫn đến hậu quả bị bắt cùng đồng cấp đang làm việc cho KGB, nhân vật bị dư luận gắn cho cái tên "điệp viên hai mang".

Hồi ký The Widow Spy
Hồi ký The Widow Spy

Cùng với việc công bố The Widow Spy, thiếu tướng Gennady Nikolaevich Zaitsev, cựu sĩ quan, đứng đầu nhóm Alpha Group của KGB (Ủy ban An ninh Quốc gia), người trực tiếp chỉ huy chiến dịch bắt giữ Martha Peterson đã xuất hiện, tiết lộ thêm nhiều tình tiết mới liên quan đến việc bắt giữ nữ sĩ quan CIA, núp danh vỏ bọc ngoại giao này.

Cũng trong chiến dịch, KGB còn khám phá ra mối quan hệ làm ăn giữa Martha với Aleksandr Ogorodnik (biệt danh Trigon), chuyên gia cao cấp của Bộ Ngoại giao Liên Xô.

Theo tướng Zaitsev, khi còn làm việc tại Tổng cục VII thuộc KGB ông đã nghe dư luận, thậm chí cả những bộ phim phản gián nói đến nhân vật Trigon, nhưng không biết là ai, xuất thân từ đâu ra. Nhưng sau một thời gian tìm hiểu mới vỡ lẽ, người này chính là Alexander Ogorodnik, nhân viên Cục theo dõi Mỹ thuộc Tổng cục hoạch định chính sách nước ngoài của Bộ Ngoại giao, đáng tiếc Trigon đã tự sát ngay sau khi bị bắt giữ.

Cũng theo tướng Zaitsev, vai trò của Martha Peterson và Aleksandr Ogorodnik đã gây nguy hiểm trực tiếp tới an ninh quốc gia, buộc KGB phải vào cuộc và bắt quả tang.

Khi bị bắt, Martha Peterson đang giữ chức phó lãnh sự Đại sứ quán Mỹ tại Moscow.

Vì sao Martha Peterson lại mang tên điệp viên quả phụ ?

Hãng CNN trích dẫn một số đoạn trong The Widow Spy cho biết, những năm đầu thập niên 60 ở thế thế kỷ trước, khi đang là sinh viên của Đại học Drew, Martha Peterson đã gặp và yêu bạn cùng trường John Peterson, năm 1969 hai người chính thức trở thành vợ chồng, trước khi John Peterson gia nhập CIA và làm việc tại Lào.

Tháng 10/1972, Peterson tử trận tại Lào, Martha trở thành goá phụ và trở thành nhân viên văn phòng cho CIA.

Sau khi có bằng thạc sĩ, và qua các khóa huấn luyện điệp viên, Martha chính thức trở thành nhân viên CIA năm 1974.

John Peterson, chồng của Martha Peterson
John Peterson, chồng của Martha Peterson

Cũng phải nói thêm rằng, thời kỳ Chiến tranh Lạnh là giai đoạn phát triển đỉnh cao của ngành tình báo nói chung, nên lúc này Martha Peterson gia nhập CIA được xem là "đúng quy trình", và sau đó được biệt phái sang Moscow trong vai trò nhân viên ngoại giao trẻ, làm việc trong ĐSQ Mỹ nên chẳng mấy ai để ý.

Lợi dụng thế mạnh này, Martha Peterson được CIA giao nhiệm vụ liên lạc với điệp viên mang bí danh Trigon.

Martha Peterson khi làm việc tại ĐSQ Mỹ tại Moscow
Martha Peterson khi làm việc tại ĐSQ Mỹ tại Moscow
Mỹ giải mật vụ KGB bắt giữ Điệp viên quả phụ - 5

Cuộc đời Trigon cũng lắm gian truân, thăng trầm, từ đầu thập niên 60 là nhân viên KGB làm việc trong ngành ngoại giao Liên Xô.

Sự việc xảy ra sau khi Ogorodnik được sử sang làm việc tại ĐSQ Liên Xô ở Bogota, Colombia. Tại đây, Ogorodnik đã bị Cơ quan tình báo quốc gia Colombia gài bẫy và bị ép phản lại tổ quốc, chấp nhận làm gián điệp cho Mỹ.

Trớ trêu, sau khi được Colombia giao cho CIA, Trigon được phân làm việc dưới quyền Aldrich Ames, điệp viên CIA làm gián điệp cho KGB, và sau này chính Ames đã bán đứng Trigon cho KGB.

Tuy nhiên theo thông tin chính thức của KGB, việc lộ tẩy Ogorodnik không phải là do Ames hay do KGB phát hiện ra mà là "công" của một điệp viên 2 mang khác, Karl Koecher, điệp viên người Tiệp Khắc phản bội tổ quốc gia nhập CIA, làm phiên dịch cho cơ quan này nhưng vẫn duy trì quan hệ với các cơ quan tình báo Đông Âu theo kiểu bắt cá "nhiều tay".

Đầu năm 1969, Trigon trở về Moscow, tiếp tục làm việc trong Bộ Ngoại giao. Trên cương vị trí mới, Trigon có nhiều cơ hội tiếp cận nhiều hồ sơ tài liệu mà CIA cần, kể cả danh sách điệp viên CIA và Tây Âu làm việc cho KGB.

Để làm được điều này, CIA trang bị cho Trigon đến tận răng, ngoài tiền còn có mọi phương tiện tình báo hiện đại, như máy ảnh mini, súng giảm thanh, các phương tiện ghi âm siêu nhỏ, radio phát sóng....thậm chí, Trigonc còn được trang bị các viên nang thuốc độc siêu mạnh để dùng khi cần thiết.

Điệp viên KGB Alexander Ogorodnik
Điệp viên KGB Alexander Ogorodnik

Hành trình bắt giữ Martha Peterson và Trigon

Việc hợp tác tình báo giữa Martha và Ogorodnik diễn ra chưa được bao lâu thì đã bất ngờ kết thúc vào 15/7/1977, đây là ngày định mệnh, cả hai lần lượt bị bắt.

Trigon bị bắt quả tang giữa thanh thiên bạch nhật khi vừa nhận tài liệu tại nơi giao dịch, còn Martha thì bị bắt vào buổi tối khi đang đi trên chiếc xe Embassy đến rạp chiếu bóng Rossiia để xem phim The Red and The Black dựa trên tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Stendhal lần đầu được công chiếu.

Nhân viên KGB đã theo dõi từ đầu cho đến khi Martha thay đổi trang phục nhiều lần trước khi vào rạp.

Người phụ nữ trong trang phục trắng (do khi vào rạp Martha mặc một chiếc váy trắng in hoa khổ lớn) đã chọn hàng ghế ngay cạnh cửa thoát hiểm với ý định chỉ xem phim trong chốc lát rồi đi ngay.

Khi đã yên vị, Martha bắt đầu kéo chiếc quần đen xuống, khoác thêm áo khoác cùng màu, cài cúc chặt và kéo tung mái tóc ra phía sau, để cải trang thành một người khác và rời khỏi rạp.

Thay vì đến nơi chiếc xe ban đầu đang đỗ, Martha lại bắt xe buýt, chuyển tiếp sang xe điện ngầm trước khi bắt một chiếc taxi khác để đến cầu Krasnoluzhskii.

Thời điểm này, khu vực nói trên rất vắng vẻ nhưng Martha không hề biết có tới 100 nhân KGB đang theo dõi.

Martha Petersonsau khi trục suất tiếp tục làm việc cho CIA
Martha Petersonsau khi trục suất tiếp tục làm việc cho CIA
Mỹ giải mật vụ KGB bắt giữ Điệp viên quả phụ - 8

Khi Peterson bắt đầu cầu thang để đi tiếp sang ga đường sắt. Do mặc quần đen nên Martha trông giống như một người đàn ông, làm cho nhân viên KGB khó theo dõi.

Khi đến nửa cầu, Martha bỗng dưng mất hút do đứng nấp kín sau một trụ cầu, và mãi sau các nhân viên KGB mới tìm thấy.

Khi Martha đi bộ trở lại được nửa cầu nửa, bắt đầu đi xuống cầu thang thì bị bắt. Một số sĩ quan của KGB trong đó có tướng Zaitsev phải mang quân phục sĩ quan cảnh sát để Martha biết bị an ninh bắt chứ không phải xã hội đen trấn lột.

Sau khi bắt được Martha, việc làm đầu tiên của KGB là thu giữ thiết bị trinh sát nhỏ xíu đang được gắn trong người Martha. Việc này vừa có bằng chứng, lại tránh chuyện ăn vạ khi can thiệp của ĐSQ. Để giúp các nhân viên dưới quyền thực thi công vụ mau lẹ, tướng Zaitsev đã giữ chặt tay Martha.

Do áp lực mạnh, chiếc dây đeo đồng hồ của Martha bị bật ra và vỡ, lộ nguyên hình một chiếc microphone nhỏ xíu kết nối với một thiết bị ghi âm trên cơ thể của Peterson. Khi ngồi trong xe, tướng Zaitsev đã sửa chữa chiếc vòng tay đồng hồ cho Peterson. Sau đó, Đại sứ quán Mỹ đã gửi thư khiếu nại đến Bộ Ngoại giao về việc làm nảy sinh vết bầm tím trên tay của Martha.

Martha Peterson cùng tang vật sau khi bị bắt
Martha Peterson cùng tang vật sau khi bị bắt
Mỹ giải mật vụ KGB bắt giữ Điệp viên quả phụ - 10
Mỹ giải mật vụ KGB bắt giữ Điệp viên quả phụ - 11

Ngay sau khi bị bắt, cả hai được đưa về giam giữ tại cơ sở của KGB ở Lubyanka, Moscow. Trigon được giam riêng để chờ lấy lời khai. Trong khi KGB chưa kịp hỏi cung thì Trigon đã tự tử bằng viên nang thuốc độc cực mạnh do CIA cung cấp. Còn sĩ quan tình báo CIA Martha Peterson lại bị giam riêng ở một nơi khác.

Mọi chứng cứ, tang vật thu được, gồm radio truyền phát được gắn trong dây đeo đồng hồ, bộ nhớ cache của các thiết bị gián điệp, một viên đá trang sức trá hình bên trong chứa thiết bị gián điệp, hai viên nang chất độc cực mạnh, máy ảnh, văn bản bí mật, tiền mặt... cũng được đưa ra làm bằng. Đây là những bằng chứng sống mà chính Martha Peterson phải thừa nhận, không mảy may một lời chối cãi.

Sau sự kiện trên, Đại sứ Mỹ tại Liên Xô Malcolm Toon, đã lập tức đến Bộ Xô Ngoại giao yêu cầu trục xuất Martha Peterson về nước, đồng thời đề nghị Liên Xô không nên cho dư luận biết. Ngày 13/6/1978, tức gần một năm sau khi sự kiện trên xảy ra, báo chí Liên Xô mới bắt đầu thông tin về vụ việc này.

Do được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao, nên Martha Peterson đã được trả tự do sau 3 ngày thẩm vấn, bị trục xuất khỏi Liên Xô. Sau đó, Martha tiếp tục làm việc cho CIA tại tổng hành dinh ở Langley, Virginia. Bà nghỉ hưu năm 2003 và cho ra đời hồi ký The Widow Spy kể lại toàn bộ sự nghiệp 32 năm làm điệp viên cho CIA của mình.

Theo Ngọc Anh

Đất Việt

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm