Một ngày cho nạn nhân chất độc da cam...
"Tôi cứ trăn trở và nghĩ mãi về chuyện này. Việc hoạt động vì các nạn nhân của chất độc da cam nói riêng và chất độc hóa học nói chung cứ bùng lên theo những chiến dịch vận động, đánh động dư luận rồi lại chìm vào lặng lẽ...." - giọng Len Aldis có vẻ bồn chồn và căng thẳng.
Một ngày cho nạn nhân da cam...
"Tôi cứ trăn trở và nghĩ mãi về chuyện này. Việc hoạt động vì các nạn nhân của chất độc da cam nói riêng và chất độc hóa học nói chung cứ bùng lên theo những chiến dịch vận động, đánh động dư luận rồi lại chìm vào lặng lẽ...." - giọng Len Aldis có vẻ bồn chồn và căng thẳng.
Ông nói tiếp: "Sao mình không có những thời khắc mà mọi người dành ra một chút thời gian, tâm trí để nhớ về những người đã chết hoặc đang còn chịu nhiều khổ đau vì tác nhân hóa học do chính con người gây nên".
Mặc cho đợt tấn công thứ hai vẫn còn dư âm ở London, tổng thư ký hội Hữu nghị Anh - Việt sáng qua vẫn tới một quán ăn phía Đông London để vận động cho một chiến dịch mới: "Vận động thành lập một ngày kỷ niệm toàn cầu vì những nạn nhân chất độc hóa học".
Năm 2004, ông đã ủng hộ bản kiến nghị trực tuyến của Len Aldis bằng việc đưa ra trước quốc hội Anh bản kiến nghị số 1631 kêu gọi công lý cho các nạn nhân chất độc da cam mà lực lượng Mỹ đã rải xuống VN trong thời kỳ chiến tranh. |
Từ đầu dây bên kia, Len Aldis tâm sự: "Điều hạnh phúc nhất là tôi không đơn độc như ngày đầu tiên thực hiện cuộc vận động ủng hộ các nạn nhân chất độc da cam VN. Hạ nghị sĩ Harry Cohen, người đã trình kiến nghị số 1631 kêu gọi Hạ viện Anh ủng hộ các nạn nhân chất độc da cam của VN cách đây không lâu đã chính thức phát lời kêu gọi mọi người tham gia đề cử lên Liên Hiệp Quốc chọn ngày 10-8 hằng năm làm ngày quốc tế những nạn nhân chất độc hóa học. Thông điệp chỉ mới được phát đi, nhưng tôi tin là mọi người sẽ ủng hộ".
Và như một thói quen cố hữu, ông bảo cúp điện thoại đi để lên mạng trò chuyện nhiều hơn và tiết kiệm hơn...
"Ngày 10/8/1961, Hoa Kỳ rải những lít chất độc da cam đầu tiên xuống Quảng Trị. Cứ thế cho đến ngày cuối cùng (31/10/1971), 83 triệu lít chất khai quang đã được rải xuống VN. Đó là số liệu của Trường đại học Columbia", Len Aldis cho biết trong email viết ngay sau đó.
Ông bảo sáng thứ bảy này, ông sẽ tham dự hội lễ hội thường kỳ của cộng đồng dân cư Anh và sẽ bán các đồ thủ công mỹ nghệ mà ông đã mua được khi sang VN hồi tháng 4. "Tôi sẽ gởi toàn bộ số tiền thu được về cho hội Chữ thập đỏ VN để giúp ai đó cũng được. Nhưng điều hạnh phúc là tôi lại có dịp trò chuyện với những người Anh về VN, về chiến tranh và tác hại của chất độc hóa học...".
Hỏi ông liệu LHQ có đồng ý với những đề nghị của ông không, ông đáp ngay, hăng say và đầy nhiệt huyết: "Sao anh lại hỏi thế. Hãy nhìn xem những gì chúng ta đã và đang làm được cho các nạn nhân. Chúng ta đâu có đơn độc.
Báo chí, truyền thông và tất cả mọi người dân tốt bụng trên thế giới sẽ ủng hộ kế hoạch này. Đến giờ đã có 23 hạ nghị sĩ Anh ký vào kiến nghị. Rồi các tổ chức phi chính phủ, các cá nhân, các nhà hoạt động xã hội cũng sẽ lên tiếng. Tin tôi đi, chúng ta sẽ làm được...".
Nếu đã có dịp tiếp xúc Len thì hẳn dễ hình dung ông lúc này: mặt mày đỏ ửng lên và thân người lắc lư liên tục. Ông dịu giọng: "Xin lỗi tôi hơi nóng, nhưng anh hỏi một câu bực mình quá!". Thế là quên ngay, ông lại tiếp tục kể về kế hoạch về VN dự kỷ niệm 60 năm ngày Quốc khánh. "Thôi hẹn lúc đó đi, nói chuyện nhiều hơn. Gọi điện thoại từ VN tốn tiền lắm...".
Cúp máy, ông nhắn tin: "Nhớ kêu gọi mọi người ủng hộ chúng ta nhé...".
Theo Trần Nguyên
Tuổi trẻ