Liên minh Nga -Trung - Kỳ 1: Tại sao "Rồng" khó bắt tay với "Gấu"?
Những suy nghĩ về khả năng Trung Quốc và Nga cùng tạo ra một liên minh chiến lược chính thức để đối phó với sự thống trị đơn cực của Mỹ không phải là một thông tin mới mẻ, vốn đã xuất hiện từ đầu những năm 1990.
Mỹ cùng lúc kiềm chế Nga và Trung Quốc
Chiến lược “Xoay trục sang châu Á” của Mỹ, những tham vọng mới của Trung Quốc trong tranh chấp lãnh thổ, chiến lược “hướng về phương Đông” rất đáng chú ý của Nga, mối quan hệ Nga-Mỹ và rộng hơn là Nga-phương Tây suy giảm do hậu quả từ cuộc khủng hoảng Ukraine gần đây, tất cả đã tạo nên một môi trường địa chính trị phức tạp, làm nhen nhóm trở lại các cuộc tranh luận giữa các nhà tư vấn chính sách lẫn các học giả về triển vọng hình thành một liên minh chiến lược Nga-Trung.
Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại thuộc viện Duma Quốc gia (Hạ viện-NHĐ) Nga Alexei Pushkov tuyên bố: "Hoa Kỳ đang đối diện rủi ro vì những sai lầm lớn trong chính sách đối ngoại khi cùng lúc làm phật lòng hai cường quốc lớn trên thế giới.... Đối với Hoa Kỳ, Nga là kẻ thù, còn Trung Quốc là kẻ thù tiềm năng. Nhưng quá trình đối đầu với cả hai cường quốc lớn đó là một chiến lược sai lầm".
Một số nhà phân tích người Nga cũng lập luận,"Mỹ không thể dừng việc kiềm chế Trung Quốc. Mỹ cũng không thể ngừng kiềm chế Nga. Mỹ không thể dừng lại việc đẩy Trung Quốc và Nga vào một liên minh mới về chính trị lẫn quân sự".
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) bắt tay Tổng thống Nga V. Putin hồi tháng 3/2013 tại Moscow (ảnh: AFP)
Và khả năng liên kết Nga-Trung
Tại Trung Quốc, nơi mà cho tới thời gian gần đây vẫn duy trì quan điểm chính thức là "không liên kết", giờ đây một số học giả có sức ảnh hưởng đã bắt đầu cùng đưa ra các lời kêu gọi thống nhất về một chiến lược liên minh toàn diện với Nga, thông qua cách luận điểm được thể hiện trong các ấn phẩm nội bộ của Trường Đảng Trung ương thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Điển hình như: "Các mối quan hệ chiến lược Nga-Trung chính là các mối quan hệ trọng yếu nhất", đồng thời trên các phương tiện khác, các học giả Trung Quốc cho rằng "Trung Quốc sẽ không thể lái thế giới từ đơn cực sang lưỡng cực trừ khi nước này tạo ra một liên minh chính thức với Nga."
Mới đây, John Mearsheimer (giáo sư Hoa Kỳ về khoa học chính trị tại đại học Chicago, Mỹ - NHĐ) đã chỉ trích chính sách của Mỹ đối với Nga "ngay từ đầu là một chiến lược ngu xuẩn" vì khiến cho Nga và Trung Quốc xích lại gần nhau hơn, đi ngược lại với lợi ích của Mỹ. Song song với các cuộc thảo luận được hâm nóng về triển vọng của một liên minh Nga-Trung là sự nổi lên của những quan niệm sai lầm lạc hậu về mối quan hệ Nga-Trung, vốn dựa trên những hiểu biết thiếu cặn kẽ về Nga, Trung Quốc và các mối quan hệ giữa hai nước này, trở thành nền tảng hùng biện mang tính định kiến của nhiều người khi đánh giá về cơ hội xuất hiện một liên minh (giữa Nga và Trung Quốc).
Đầu tiên chính là vì nước Nga hậu Xô Viết yếu hơn nhiều so với Trung Quốc, nên bất kỳ liên minh nào giữa hai nước này cũng sẽ bất cân đối, giống như một "khối không đồng đều". Điều này không nằm trong lợi ích của Nga, và do đó, Nga bất đắc dĩ mới gia nhập vào một liên minh như thế.
Quan điểm thứ hai đề cập về vấn đề nhân khẩu học, làm sống lại “yellow peril” bogeyman (“ông kẹ da vàng nguy hiểm”), câu chuyện gần như đã bị lãng quên ở Nga. Theo câu chuyện này, nếu Nga và Trung Quốc quá gần nhau, các khu vực có ít dân cư của Nga như vùng Viễn Đông và Siberia sẽ bị người Trung Quốc, vốn đang sống trong một quốc gia quá tải về dân số, âm thầm cát cứ. Nga rõ ràng không mong muốn điều này, và do đó sẽ không thể tạo ra một liên minh.
Cả bốn quan điểm trên xuất hiện với nhiều dạng thức, sắc thái khác nhau trong các phân tích về những rào cản đối với một liên minh trong tương lai. Một số quan điểm nghe có vẻ thuyết phục vì chúng dựa trên tiền đề hoàn cảnh địa lý, kinh tế, xã hội và nhân khẩu học của các khu vực, trong đó có đường biên giới chung Nga-Trung.Tuy nhiên, khi kiểm chứng một cách chặt chẽ, có thể thấy rằng cả bốn “quan điểm hoang đường” đều thiếu nền tảng thực nghiệm vững chắc.
(Kỳ 2: Nga đang yếu thế trước Trung Quốc?)