"Làn sóng" Cộng hòa sẽ chi phối chính sách đối ngoại Mỹ
Chiến thắng áp đảo của Đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vừa qua của Mỹ sẽ mở đường cho sự kiểm soát Thượng viện của các nghị sĩ phe Cộng hòa, mà họ chắc chắn sẽ có tiếng nói đóng góp vào chính sách đối ngoại Mỹ và các vấn đề an ninh trong 2 năm cuối nhiệm kỳ của Tổng thống Barack Obama.
Mitch Mc Connell
Khi được hỏi đâu là vấn đề chủ chốt mà McConnell có thể hợp tác với Tổng thống Obama, ông Connell đã đề cập tới một trong những ưu tiên chính trong chính sách đối ngoại của Tổng thống: “Các hiệp định thương mại”
McConnell là người lạc quan về thương mại quốc tế, hứa hẹn sự thuận lợi trong việc thúc đẩy “quyền đàm phán nhanh” (fast track authority), một công cụ pháp lý có thể giúp Tổng thống Obama hoàn tất các thỏa thuận thương mại lớn đang được thảo luận ở khu vực châu Âu và châu Á-Thái Bình Dương.
Các vấn đề chính sách đối ngoại hợp tác khác mà ông McConnell và ông Obama đã đề cập hôm 5/11 bao gồm một chiến lược đã được Quốc hội chấp thuận, đó là cuộc chiến đấu chống lại nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, và tăng ngân sách cho các phản ứng của Lầu Năm Góc với cuộc khủng hoảng Ebola ở Tây Phi.
Với bài phát biểu và quan điểm hiếu chiến về chính sách đối ngoại xuất hiện rộng rãi trên truyền thông Mỹ ngày 2/11, Thượng nghị sĩ bang Arizona John McCain đã là một trong những cái gai lớn nhất trong đội hình của chính quyền Obama.
Tuy nhiên, căng thẳng sẽ chỉ gia tăng khi cựu ứng viên Tổng thống McCain nắm kiểm soát Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, một vị trí mà McCain kỳ vọng sẽ cho phép ông điều hành các buổi điều trần thường xuyên về việc giải quyết mối đe dọa IS hay cuộc nội chiến ở Syria.
McCain, một người ủng hộ việc triển khai bộ binh ở Syria và Iraq, cũng sẽ cố gắng thúc đẩy chính quyền Mỹ đổ người và của vào cuộc chiến ở Trung Đông. Ông cũng hy vọng sẽ tìm ra cách tiết kiệm trong hệ thống “mua sắm công” cồng kềnh của Lầu Năm Góc, một ưu tiên cải tổ của hầu hết các chức vị trong Ủy ban Quân vụ Thượng viện.
Ở Arkansas, ứng viên Cộng hòa Tom Cotton đánh bại ứng viên Dân chủ, thượng nghị sĩ đương nhiệm Mark Pryor.
Là một cựu binh quân đội thường nhắc tới thời tham chiến ở Afghanistan và Iraq, Cotton đã chỉ trích chính quyền Obama trên một số mặt trận, đặc biệt là vụ việc thả tự do 5 tù nhân Taliban bị giam ở nhà tù Vịnh Guantanamo để giải cứu trung sĩ lục quân Bowe Bergdahl bị Taliban bắt làm tù binh.
Ông Tom Cotton từng phát biểu hồi tháng 6: “Chúng tôi tụng kinh Ranger mỗi ngày, rằng sẽ không bao giờ bỏ rơi một đồng đội ngã xuống. Khi chúng tôi thực hiện những lời hứa đó với nhau, chúng tôi đã không hứa sẽ bị trao đổi với 5 kẻ giết người Taliban máu lạnh, và cũng không có người lính nào muốn điều đó xảy ra”, Cotton nói hồi tháng 6.
Tom Cotton, một thành viên của Ủy ban quan hệ đối ngoại Hạ viện Mỹ, không nói ông muốn một ghế trong Ủy ban tình báo, Ủy ban quan hệ đối ngoại hay Ủy ban Quân vụ của Thượng viện, nhưng ông hy vọng sẽ tiếp tục giữ tiếng nói thẳng thắn của mình trong các vấn đề của Lầu Năm Góc.
Hồi tháng trước, trung tá vệ binh quốc gia Iowa từng phát biểu: “Điều tôi muốn làm là so sánh và đối chiếu quan điểm của mình về chính sách đối ngoại, quân sự với nghị sĩ Bruce Braley và Tổng thống Obama".
Ernst chỉ trích kịch liệt chính quyền Obama đã chờ đợi quá lâu để giải quyết mối đe dọa từ lực lượng IS và thất bại trong việc giải quyết những vấn đề lộn xộn của Bộ Cựu chiến binh Mỹ.
Ernst cũng cho biết mình thiếu thông tin về cuộc chiến Iraq. Trả lời Des Moines Register, Ernst nói: “Tôi có lý do để tin rằng có vũ khí hủy diệt hàng loạt tại Iraq”, bất chấp thực tế là những vũ khí như vậy chưa từng được tìm thấy ở Iraq.
Chưa thể trả lời rằng Ernst có hướng tới một vị trí trong các ủy ban liên quan tới chính sách đối ngoại trong quốc hội hay không, nhưng chắc chắn rằng Ernst sẽ không im lặng trước những vấn đề này bất chấp vị trí của mình là ở đâu.
Ứng viên Cộng hòa hàng đầu trong Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, Bob Corker có quan hệ mật thiết với Chủ tịch Ủy ban này, Bob Menendez. Chính vì vậy, có lẽ “hương vị” hiếu chiến trong chính sách đối ngoại của Ủy ban sẽ không thay đổi nhiều dưới sự điều hành của ông Corker nếu ông có may mắn lên nắm quyền Ủy ban Đối ngoại Thượng viện.
Corker cho rằng Tổng thống Obama đã thất bại trong việc thực thị “giới hạn đỏ” về việc vũ khí hóa học được sử dụng ở Syria, và rằng ông Obama nên phát động tấn công quân sự trừng phạt chế độ Bashar al-Assad hồi năm ngoái, một biện pháp được Corker ủng hộ.
Corker cũng đã thúc ép ông Obama gửi vũ khí và trang thiết bị cho Ukraine, nơi Kiev đã và đang thỏa thuận với phiến quân ly khai ủng hộ Nga nhiều tháng qua.
Những vấn đề này sẽ không biến mất, và Corker có khả năng sẽ tiếp tục đóng góp tiếng nói của mình vào các cuộc thảo luận về chính sách đối ngoại Mỹ.
Tin tức