1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Iran, Mỹ bất ngờ đàm phán trực tiếp về hạt nhân

(Dân trí) - Iran và Mỹ sẽ đàm phán trực tiếp về hạt nhân lần đầu tiên trong vòng nhiều thập niên qua vào đầu tuần tới. Đây là động thái chưa có tiền lệ nhằm tiến tới một thỏa thuận hạt nhân toàn diện giữa Tehran và phương Tây.

IraŮ, Mỹ bất ngờ đàm phán trực tiếp về hạt nhân

Thứ trưởng Ngoại giao, Trưởng đoàn đàm phán hạt nhân của Iran Abbas Araghchi (giữa) tới Vienna dự vòng đàm phán thứ 4 tại Áo ngày 16/5.

Cuộc đàm phán dự kiến sẽ diễn ra vào ngày thứ hai và thứ ba tới, tại Geneva, với phái đoàn Mỹ do Thứ trưởng ngoại giao Bill Burns và trợ lý Ngoại trưởng Wendy Sherman, người phụ trách đàm phán với Iran, đứng đầu. Phái đoàn Iran do một thᷩ trưởng ngoại giao đứng đầu. Đây sẽ là cuộc tiếp xúc song phương trực tiếp cấp cao nhất từ trước tới nay về vấn đề hạt nhân giữa Mỹ và Iran.

Cuộc đàm phán dự kiến cũng sẽ là đàm phán đầu tiên giữa Mỹ và Iran, bên ngoài các cuộc đàm Űhán của nhóm P5+1, gồm Anh, Trung Quốc, Pháp, Nga, Mỹ và Đức, nhằm tìm cách giải quyết vấn đề hạt nhân của Iran.

Theo thông báo của Bộ Ngoại giao Iran ngày hôm nay, ngay sau đàm phán trực tiếp với Mỹ, Iran cũng sẽ có hai ngày đàm phǡn trực tiếp với Nga tại Rome.

Theo một quan chức cấp cao trong chính quyền Mỹ, những diễn tiến mới nhất là chỉ dấu cho thấy “các cuộc đàm phán đang được tăng cường”.

Cũng theo quan chức này, cuộc đàm phán là “cơĠhội kịp thời” nhằm tạo ra tiến bộ trong vấn đề hạt nhân của Iran. Song ông cũng nhấn mạnh đàm phán sẽ ở mức “tham vấn”, hỗ trợ cho tiến trình đàm phán của P5+1, dự kiến sẽ được nối lại từ 16-20/6 tới ở Vienna.

Iran và Mỹ, vốn đã cắŴ đứt quan hệ ngoại giao kể từ Cách mạng Hồi giáo Iran 1979 và cuộc khủng hoảng con tin sau đó, trong một năm qua đã có những bước đáng kể tiến tới nối lại mối quan hệ.

Tổng thống Iran Hassan Rouhani, một người theo đường lối ôn hòaĠđược bầu vào tháng 6 năm ngoái, đã nói chuyện qua điện thoại với Tổng thống Mỹ Obama sau khi nhậm chức. Đây được xem là điều không tưởng nếu ở dưới thời người tiền nhiệm của ông Rouhani, Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad. Mối quan hệ giữa Iran và phương TǢy dưới thời ông Mahmoud Ahmadinejad đã bị sa sút rất nhiều.

Ngoài ra, năm ngoái Ngoại trưởng Mỹ Kerry đã có cuộc gặp chớp nhoáng với Ngoại trưởng Iran Javad Zarif ở Geneva.

Những chỉ dấu tan băng trên được cho lǠ nhằm chấm dứt nhiều năm thù địch giữa Mỹ và Iran và một thỏa thuận về hoạt động hạt nhân của Iran được Mỹ và các cường quốc thế giới xem là một phần thưởng lớn.

Đáp lại, Iran muốn chấm dứt những cấm vận về kinh tế rộng khắp với nước này, được áp đặt do chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Tehran.

Vũ Quý

Theo AFP

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm