1. Dòng sự kiện:
  2. Xung đột leo thang tại Trung Đông
  3. Ukraine tấn công tỉnh Kursk
  4. Xung đột leo thang ở Trung Đông

Hàn Quốc trang bị tên lửa mới cho tàu khu trục Aegis

(Dân trí) - Hàn Quốc sẽ trang bị cho các khu trục hạm Aegis tên lửa đất đối không mới bắt đầu từ năm 2016, một phần trong nỗ lực thúc đẩy phòng thủ tên lửa chống lại các mối đe dọa từ Triều Tiên.

Một vụ thử nghiệm tên lửa SM-6 từ tàu chiến Mỹ.

Một vụ thử nghiệm tên lửa SM-6 từ tàu chiến Mỹ.

Tên lửa SM-6, phù hợp với việc phòng thủ phòng không tầm thấp với tầm bắn tối đa từ 320-400km, là một phiên bản nâng cấp của tên lửa SM-2 do công ty quốc phòng Mỹ Raytheon chế tạo.

Quân đội Hàn Quốc muốn nâng cấp các tên lửa SM-2, vốn được triển khai trên một trong số 3 tàu khu trục Aegis, vì chúng bị xem là không hiệu quả trong việc bắn hạ các tên lửa đạn đạo của Triều Tiên do tầm bắn ngắn.

Quyết định mua loại tên lửa hải quân mới nhất trên nằm trong kế hoạch của Seoul nhằm phát triển một lá chắn tên lửa độc lập, tầm thấp có tên gọi Hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không Hàn Quốc (KAMD).

"Vào cuối năm nay, Bộ quốc phòng và Hội đồng tham mưu trưởng liên quân sẽ chuẩn bị một kế hoạch để phát triển hệ thống KAMD nhằm ngăn chặn các vũ khí hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên", một quan chức chính phủ giấu tên của Hàn Quốc cho biết hôm 12/6.

Hệ thống KAMD bao gồm các radar cảnh báo sớm, các hệ thống phòng thủ tên lửa trên bộ và hạm đối không, giúp Seoul khả năng theo dõi và bắn hạ các tên lửa bay thấp, tầm trung và tầm ngắn của Triều Tiên, với sự trợ giúp của các vệ tinh cảnh báo sớm của Mỹ.

Kế hoạch KAMD bao gồm việc mua hàng trăm tên lửa Patriot PAC-3 và PAC-2 để triển khai từ năm tới, cũng như triển khai các tên lửa đất đối không tầm xa và tầm trung trong thập niên tới.

Để thực hiện mục tiêu đó, quân đội Hàn Quốc đã hợp tác với Mỹ để thành lập một nhóm công tác nhằm tiến hành một nghiên cứu về hệ thống phòng thủ tên lửa của Triều Tiên.

Tuy nhiên, động thái mới nhất đã làm nảy sinh các đồn đoán rằng Seoul sẽ tham gia hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ, vốn bao gồm các tên lửa đánh chặn triển khai trên bộ và radar băng X.

Vấn đề liệu có tham gia chương trình tốn kém của Mỹ hay không là một chủ đề nhạy cảm tại Hàn Quốc vì nó có thể gây ra một cuộc chạy đua vũ trang với Trung Quốc và góp phần làm tăng chi phí lên chương trình lên lửa quốc gia.

Tuy nhiên, Bộ trưởng quốc phòng Hàn Quốc Kim Kwan-jin đã bác bỏ sự tham gia của Seoul vào chương trình phòng thủ tên lửa của Mỹ, nói rằng hệ thống phòng thủ tên lửa đa tầng của Mỹ không thích hợp với bán đảo Triều Tiên.

Bộ quốc phòng Hàn Quốc hôm 12/6 cũng ra một tuyên bố tái khẳng định lập trường trước đó rằng không tham gia lá chắn tên lửa của Mỹ.

An Bình
Theo Yonhap

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm