1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

George Soros: Mỹ bên bờ vực thế chiến thứ 3 với Trung Quốc

Mỹ có thể bị đẩy vào thế lơ lửng của chiến tranh thế giới thứ 3 với Trung Quốc; một điểm cốt yếu để tránh kết cục này là hội nhập tiền tệ. Đó là đánh giá của George Soros tại Ủy ban Bretton Woods ở Washington D.C hôm 19/5.

Xuất hiện trước cử tọa gồm toàn những ông chủ của các quỹ đầu tư mạo hiểm, trùm tài phiệt Mỹ đã đề cập đến một loạt các vấn đề như suy giảm quyền lực Mỹ trên toàn cầu, sự trỗi dậy của đồng nhân dân tệ như là đối thủ cạnh tranh của đồng USD, yêu cầu cần đưa đồng tiền bản địa Trung Quốc vào rổ tiền tệ Quyền rút tiền đặc biệt (SDR) của Quỹ Tiền tệ Quốc tế…

Trùm tài phiệt người Mỹ gốc Do Thái George Soros
Trùm tài phiệt người Mỹ gốc Do Thái George Soros

Trong phần mở đầu, ông Soros nhìn nhận sự chuyển dịch kinh tế của Trung Quốc có thể kích thích các cuộc xung đột quân sự toàn cầu cũng như làm nảy sinh nhiều vấn đề tại khu vực. “Nếu sự chuyển dịch đó va phải tường cản, rất có thể giới lãnh đạo sẽ khơi ra một cuộc đụng độ ở bên ngoài để duy trì tính thống nhất trong nước, củng cố sức mạnh quyền lực… Nếu đó là cuộc chiến giữa Trung Quốc và một đồng minh của Mỹ, ví dụ như Nhật Bản, sẽ không quá khi nói rằng chúng ta đang ở ngưỡng cửa của Thế chiến thứ 3. Nó có thể lây lan sang Trung Đông, châu Âu và châu Phi”, tỉ phú gốc Do Thái này bình luận.

Phát biểu trước Ủy ban tinh anh nổi tiếng với việc tạo lập các quy chuẩn tiền tệ toàn cầu theo hướng ủng hộ việc chọn USD là đồng tiền dự trữ, Soros cho rằng Mỹ cần tích hợp mong muốn của Trung Quốc trên trường quốc tế, sửa đổi lại các điều luật – bước đi có thể giúp tránh chiến tranh thế giới. Theo ông, “hợp tác quốc tế đang suy giảm và thay vì có một trật tự thế giới, chúng ta đang phải sống trong một bất trật tự toàn cầu. Việc quyết định như thế nào (với đồng nhân dân tệ) sẽ có ảnh hưởng lớn đến trật tự mới. Trung Quốc đã bắt đầu thiết lập những thiết chế tài chính cạnh tranh.

Có cơ hội để xây dựng kết nối mang tính ràng buộc giữa hai hệ thống… để bảo đảm rằng những cổ đông chủ chốt sẽ không đánh mất quyền kiểm soát tài sản”. Đề cập đến hệ thống SDR trong 5 năm tới, rất có thể cần hội nhập đồng nhân dân tệ. “Có thể (đồng nhân dân tệ) chưa đạt chuẩn, nhưng chuẩn mực cũng có thể linh động hơn những gì hay nghĩ. Đó sẽ là bước nhượng bộ lớn của Mỹ trước Trung Quốc khi cho phép nhân dân tệ trở thành đối thủ cạnh tranh tiềm tàng của đồng USD”. Trong một diễn biến mới nhất sau đó, Bộ trưởng tài chính Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) ngày 30-5 đã đồng ý về nguyên tắc đưa nhân dân tệ vào rổ tiền tệ SDR sau khi hoàn thành đánh giá về kỹ thuật.

Trùm tài phiệt người Mỹ gốc Do Thái George Soros
Đồng nhân dân tệ sẽ hiện diện trong rổ SDR cùng với đồng đô la Mỹ, bảng Anh, euro và yen Nhật. (Ảnh: AP)

Nhưng để Trung Quốc đạt tới điểm được can dự vào cấp độ toàn cầu sẽ phải cần tới những quyết định khó khăn từ hai bên bờ Thái Bình Dương. Có nhiều lĩnh vực mà Trung Quốc cũng phải nhượng bộ và đó đều liên quan đến những cuộc đàm phán gay gắt ở phía trước. “Cả hai bên đều có lợi ích trong việc làm hài hòa quan điểm của nhau, vì nếu không thì kết cục sẽ không tốt đẹp. Đã có bước đột phá trong chính sách biến đổi khí hậu. Cần một bước đột phá tương tự như thế trong chính sách kinh tế. Không làm vậy, Trung Quốc sẽ liên minh với Nga và khi đó nguy cơ thế chiến sẽ lại càng rõ rệt hơn”, tỉ phú Mỹ nhìn nhận.

Đánh giá về vai trò của Mỹ, ông Soros cho rằng bá quyền Mỹ được tính từ thời điểm Liên Xô tan rã và chấm dứt khi nổ ra khủng hoảng tài chính năm 2008. Mỹ đã vượt lên trở thành siêu cường duy nhất sau Chiến tranh Lạnh, nhưng đánh mất danh hiệu này chỉ sau hơn một thập kỉ ngắn ngủi. Sự đổ vỡ của thị trường chứng khoán phái sinh 2008 là thời khắc bước ngoặt, đánh dấu sự kết thúc của siêu cường Mỹ”.

Theo ông, khủng hoảng 2008 khởi nguồn từ Mỹ cũng là nguyên nhân đưa tới khủng hoảng của đồng euro, làm chuyển biến Liên minh châu Âu (EU) từ một tổ chức bình đẳng tự nguyện sang một hình thái cực đoan khác – đối với cả chủ nợ và con nợ. Nó có tác động toàn cầu, nhưng ngoại trừ Trung Quốc, vì hệ thống ngân hàng nước này không có độ mở lớn với thế giới, do các ngân hàng quốc doanh chi phối. Trùm tài phiệt Mỹ kết luận, thế giới đang chia tách thành các khu trại đối địch, cả về tài chính và chính trị và “câu hỏi lớn nhất là liệu họ có thể giữ hình thái đối địch này trong giới hạn kiểm soát hay không”.

Theo Hoài Thanh/Value Walk

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm