1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Đội quân "bóng hồng" chống khủng bố ở Afghanistan

(Dân trí) - Đều có người thân đã từng bị nhóm khủng bố Taliban và IS sát hại, một nhóm người phụ nữ Afghanistan đã nhập ngũ và rèn luyện dưới sự chỉ đạo của quân đội Anh với quyết tâm tiêu diệt các phiến quân Hồi giáo cực đoan.


Đội quân bóng hồng đặc biệt bao gồm những người có chồng, con trai, người thân trong gia đình là nạn nhân của những tên khủng bố Taliban và IS. Những phụ nữ này đang luyện tập dưới sự hướng dẫn của quân đội Anh tại Học viện Quân sự Quốc gia Afghanistan ở ngoại ô Kabul với mục tiêu tiêu diệt khủng bố và bảo vệ đất nước.

Đội quân "bóng hồng" đặc biệt bao gồm những người có chồng, con trai, người thân trong gia đình là nạn nhân của những tên khủng bố Taliban và IS. Những phụ nữ này đang luyện tập dưới sự hướng dẫn của quân đội Anh tại Học viện Quân sự Quốc gia Afghanistan ở ngoại ô Kabul với mục tiêu tiêu diệt khủng bố và bảo vệ đất nước.


Từ khi lực lượng quân đội phương Tây rút quân ra khỏi Afghanistan, ngày càng có nhiều phụ nữ gia nhập quân đội trong cuộc chiến chống khủng bố, vốn đang diễn ra khắp lãnh thổ Afghanistan.

Từ khi lực lượng quân đội phương Tây rút quân ra khỏi Afghanistan, ngày càng có nhiều phụ nữ gia nhập quân đội trong cuộc chiến chống khủng bố, vốn đang diễn ra khắp lãnh thổ Afghanistan.


10 sĩ quan nữ trong 352 học viên dự kiến tốt nghiệp từ học viện Quân sự Afghanistan hôm nay. Họ sẽ gia nhập tiền tuyến để “bảo vệ đất nước đến hơi thở cuối cùngk. Hiện khoảng 700 nữ binh sĩ đang phục vụ trong quân đội Afghanistan.

10 sĩ quan nữ trong 352 học viên dự kiến tốt nghiệp từ học viện Quân sự Afghanistan hôm nay. Họ sẽ gia nhập tiền tuyến để “bảo vệ đất nước đến hơi thở cuối cùngk. Hiện khoảng 700 nữ binh sĩ đang phục vụ trong quân đội Afghanistan.


Nhiệm vụ của họ là quét sạch tàn dư Taliban ra khỏi lãnh thổ cũng như chống lại lực lượng phiến quân IS tại Syria và Iraq. Rahima Rahimi, 23 tuổi, học viên xuất sắc nhất trong nhóm học viên nữ cho biết: Cháu tôi đã bị Taliban giết chết 2 năm trước. Tôi gia nhập quân đội vì muốn chống lại khủng bố và tôi cho rằng không có gì là sai khi đàn ông và phụ nữ sát cánh bên nhau trên chiến trường.

Nhiệm vụ của họ là quét sạch tàn dư Taliban ra khỏi lãnh thổ cũng như chống lại lực lượng phiến quân IS tại Syria và Iraq. Rahima Rahimi, 23 tuổi, học viên xuất sắc nhất trong nhóm học viên nữ cho biết: "Cháu tôi đã bị Taliban giết chết 2 năm trước. Tôi gia nhập quân đội vì muốn chống lại khủng bố và tôi cho rằng không có gì là sai khi đàn ông và phụ nữ sát cánh bên nhau trên chiến trường".


Sĩ quan Zahra Ahamadi, 21 tuổi, từ tỉnh Bamyan cho biết: “Trong quá khứ tôi đã rất sợ khủng bố, nhưng giờ tôi đã có thể chiến đấu mà không sợ hãi. Tôi muốn tiến lên tiền tuyến đã đáp trả những gì chúng đã gây ra”.

Sĩ quan Zahra Ahamadi, 21 tuổi, từ tỉnh Bamyan cho biết: “Trong quá khứ tôi đã rất sợ khủng bố, nhưng giờ tôi đã có thể chiến đấu mà không sợ hãi. Tôi muốn tiến lên tiền tuyến đã đáp trả những gì chúng đã gây ra”.


Để gia nhập Học viện, phụ nữ phải trải qua kỳ thi đầu vào giống nam giới. Hiện tại có 120 phụ nữ đăng ký cho 40 vị trí sĩ quan trong học viện.

Để gia nhập Học viện, phụ nữ phải trải qua kỳ thi đầu vào giống nam giới. Hiện tại có 120 phụ nữ đăng ký cho 40 vị trí sĩ quan trong học viện.


Hiện có khoảng 190.000 người Afghanistan đang phục vụ trong quân đội. Các quan chức hi vọng tới năm 2023, số sĩ quan nữ sẽ chiếm 10% tổng lực lượng quân đội Afghanistan.

Hiện có khoảng 190.000 người Afghanistan đang phục vụ trong quân đội. Các quan chức hi vọng tới năm 2023, số sĩ quan nữ sẽ chiếm 10% tổng lực lượng quân đội Afghanistan.

Đội quân "bóng hồng" chống khủng bố ở Afghanistan - 8

Đức Hoàng

Theo: Dailymail

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm