Di sản đập Tam Hiệp Trung Quốc
(Dân trí) - Đập Tam Hiệp, đập lớn nhất thế giới, đã biến giấc mơ của Mao Trạch Đông thành hiện thực. Tuy nhiên việc xây dựng đập chặn dòng sông Dương Tử này cũng để lại khá nhiều tranh cãi mà mới đây chính phủ Trung Quốc thừa nhận nó gây ra “hàng loạt vấn đề”.
Đập bắt đầu được xây dựng vào năm 1994 chặn sông Dương Tử tại Hồ Bắc. Ảnh công nhân xây dựng đập nhìn ra sông Dương Tử trong giờ giải lao tháng 5/2003.
Giống như nhiều đập nước đang xây dựng khác, dự án này cũng gây ra nhiều ý kiến trái ngược về sự đúng sai.
Các đề xuất xây dựng dựa vào các lợi ích kinh tế từ việc kiểm soát ngập lụt và năng lượng từ thủy điện.
Các ý kiến chống lại chủ yếu là do các e ngại về tương lai của 1,3 triệu người phải di chuyển chỗ ở do mực nước tăng lên, sự mất đi của nhiều địa điểm có giá trị khảo cổ học và văn hóa, cũng như các tác động tới môi trường.
Một tòa nhà cao tầng đổ sụp khi thành cổ Fengjie bị san bằng bằng thuốc nổ vào ngày 4/11/2002. Tất cả các tòa nhà ở thành cổ hơn 1.000 năm tuổi này bị phá hủy trước khi được cho nhấn chìm, một phần trong dự án đập Tam Hiệp.
Nhóm người di cư cuối cùng từ khu vực gần hồ chứa của đập Tam Hiệp tới thành phố Hợp Phì, thủ phủ tỉnh An Huy, tháng 8/2004.
Người dân địa phương tại địa điểm nhà mới, khi nhà cũ của ông bị phá hủy để làm đường cho dự án đập Tam Hiệp.
Kỹ sư kiểm tra mực nước trong hồ giữa đập phụ (giữa) và đập chính (phải) của đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử, ở tình Hồ Bắc, 6/2006.
Ống nước khổng lồ tại công trường xây dựng đập, 8/2002.
Những trạm neo tàu thuyền bằng bê tông khổng lồ tại công trường gần đập chính tại huyện Nghi Xương, Hồ Bắc, 5/2003.
Dự án xây đập được chia làm 3 giai đoạn và phần cuối cùng được hoàn thành vào 5/2006. Trong ảnh là đập Tam Hiệp vào năm 2005.
Các kỹ sư và khách tham quan roto của máy phát điện đầu tiên trong quá trình xây dựng ở đập Tam Hiệp vào 5/2006. Nó dự kiến hoàn thành vào tuần sau đó.
Nước dược bơm từ đập Tam Hiệp để giảm mực nước trong hồ chứa 7/2010.
Đập cao tới 181m và hồ chứa trải dài 660km.
Dự án xây dựng đập có chi phí ước tính lên tới 40 triệu USD hoặc hơn.
Chức năng chính của nó là kiểm soát lũ lụt, phát điện (với công suất phát điện thiết kế là 18,2 Gigawatt) cùng cải thiện giao thông thủy.
Vũ Quý
Theo Reuters