1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck lên án việc bỏ phiếu bãi nhiệm bà

Sau cuộc bỏ phiếu bãi nhiệm bà ngày 23/1, bà Yingluck rất có thể sẽ bị cấm hoạt động chính trị trong 5 năm tới.

Theo AFP, bà Yingluck Shinawatra ngày 22/1 đã lên tiếng phản đối việc Hội đồng Lập pháp Quốc gia Thái Lan bỏ phiếu bãi nhiệm bà.
 
Nữ Thủ tướng đầu tiên của Thái Lan đã bị phế truất sau một phán quyết gây tranh cãi của tòa án nước này vào tháng 5/2014 không lâu sau quân đội tiến hành cuộc đảo chính lật đổ bà.
 
Bà Yingluck Shinawatra
Bà Yingluck Shinawatra

Trong cuộc bỏ phiếu ngày 23/1 tới, bà Yingluck sẽ bị điều tra về chương trình trợ cấp giá gạo của bà, vốn rất được lòng nông dân Thái Lan nhưng lại gây thâm hụt ngân sách hàng tỷ USD và là nguyên nhân chính dẫn đến các cuộc biểu tình chống lại bà.

Xuất hiện với đám đông cảnh sát bảo vệ tại Tòa nhà Quốc hội ở Thủ đô Bangkok ngày 21/1, bà Yingluck nhấn mạnh: “Tôi không còn nắm giữ chức vụ gì để có thể bị bãi miễn bởi Tòa án Hiến pháp Thái Lan đã bãi miễn tôi khỏi chức vụ Thủ tướng”.

Bà Yingluck cũng cho rằng, bà không thể bị cáo buộc vi phạm Hiến pháp, bởi bản Hiến pháp đó đã không còn tồn tại trong chính quyền quân đội do ông Prayuth Chan-ocha lãnh đạo.

Cựu nữ Thủ tướng cũng lên tiếng bảo vệc chương trì trợ giá gạo của mình và cho rằng, chương trình này chỉ nhằm hỗ trợ những người nông dân vốn trước đó chỉ nhận được rất ít tiền từ Chính phủ”.

“Tôi không tham nhũng, tôi cũng không làm việc bất cẩn”, bà Yingluck nói và kêu gọi những người tham gia việc bỏ phiếu bãi nhiệm cần xem xét vụ việc của bà một cách công tâm và “không bị ai đó tác động”.

Việc bãi nhiệm bà Yingluck chỉ được thông qua nếu 3/5 trong tổng số 220 thành viên của Hội đồng Lập pháp Quốc gia Thái Lan bỏ phiếu thông qua trong ngày 23/1 tới.

Nếu bị kết luận là có tội, bà Yingluck sẽ bị cấm hoạt động chính trị trong vòng 5 năm và điều này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến những thành viên Áo đỏ ủng hộ bà.

Phát biểu ngày 22/1, ông Jatuporn Prompan, Chủ tịch phe Áo đỏ, đã cảnh báo các thành viên phe Áo đỏ chưa nên tiến hành biểu tình dù ông cho rằng, bà Yingluck rất có thể sẽ bị bãi nhiệm.

“Chúng tôi sẽ theo dõi vụ việc này một cách cẩn trọng. Nếu chúng ta không kiên nhẫn, phe Áo đỏ sẽ bị cáo buộc vô trách nhiệm”, ông Jatuporn phát biểu trên kênh Peace TV: “Giờ vẫn chưa phải là ngày 23/1 và ngày mai cũng chưa phải là ngày cuối cùng. Thời gian sẽ trả lời mọi chuyện. Chúng ta phải thật kiên nhẫn”.

Các chuyên gia cho rằng, việc bãi nhiệm bà Yingluck là nỗ lực mới nhất của phe bảo hoàng và quân đội Thái Lan để vô hiệu hóa ảnh hưởng của gia tộc Shinawatra, vốn đã giành thắng lợi trong mọi cuộc bầu cử kể từ năm 2001.

Cũng trong ngày 21/1, Ủy viên Ủy ban Chống Tham nhũng Quốc gia Thái Lan (NACC) Vicha Mahakhun đã mô tả chương trình hỗ trợ giá gạo của bà Yingluck là một chính sách dân túy được sử dụng để giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Thủ tướng.

“Các thành viên NACC sẽ thấy rõ bà Yingluck là người có tội vì đã không thể sử dụng quyền Thủ tướng của mình để ngăn cản chương trình này”, ông Vicha nói và cáo buộc rằng việc này đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế và người trồng lúa Thái Lan.

Kể từ khi ông Thaksin nên lắm quyền vào năm 2001, chính phủ do gia tộc Shinawatra lãnh đạo đã phải trải qua 2 cuộc đảo chính và cả ông Thaksin và bà Yingluck đều bị Tòa án Hiến pháp Thái Lan bãi miễn chức vụ./.

Theo Trần Khánh/VOV.VN