Cựu binh Úc đi tìm thân nhân của bức chân dung người mẹ Việt
(Dân trí) - Sau hơn 40 năm lưu giữ bức ảnh chân dung của một người mẹ Việt Nam, giờ đây một cựu binh Úc muốn trao trả bức ảnh cho Việt Nam, cho người thân của người mẹ trong ảnh.
Câu chuyện về bức ảnh chân dung bắt đầu vào năm 1968/69, khi G.W. Dennis tham gia chiến tranh ở Việt Nam với tư cách là cố vấn người Úc thuộc Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 5, Sư đoàn 1, hoạt động tại tỉnh Quảng Ngãi. Ông nhớ lại lúc đó ông đang ở trong một ngôi làng vừa bị tấn công. Trong làng hoang vắng không một bóng người, không có con vật nào và cũng không có xác người chết. Hình như cả làng đã di chuyển sang vùng khác.
Khi ông đang đứng giữa ngôi làng thì phát hiện một ngôi nhà bị cháy. Dennis kiểm tra ngôi nhà và nhìn
Thông tin do trung tâm nhắn tìm đồng đội Marin chia sẻ với Dân Trí. Marin phối hợp cùng Những linh hồn phiêu bạt tìm kiếm và se trao trả cho hơn 150 kỷ vật chiến tranh cho Việt Nam vào thời gian sắp tới. |
Ông mang bức ảnh chân dung trở về Úc. Dennis đã nghĩ rất nhiều về bức chân dung này và hy vọng có thể trả lại cho gia đình của người trong ảnh ở Việt Nam nhưng không biết bắt đầu từ đâu. Ông đã gửi tấm ảnh cho dự án Những linh hồn phiêu bạt, thuộc Đại học New South Wales chi nhánh tại Canberra, Úc, để bức ảnh người phụ nữ được trả về với gia đình của bà.
Ở mặt sau bức ảnh có ghi bà là Phan Thị Diễn, 59 tuổi, ở Quang Ngãi cùng những thông tin về gia đình. Qua báo Dân Trí, cựu binh Dennis và dự án Những linh hồn phiêu bạt rất mong muốn độc giả có thể hỗ trợ tìm kiếm thân nhân của người mẹ trong ảnh.
Theo dự kiến, Tiến sỹ Bob Hall, người đứng đầu dự án Những linh hồn phiêu bạt sẽ trở lại Việt Nam từ ngày 28/7-6/8/2013 để trao trả cho chính phủ Việt Nam, các cựu chiến binh và thân nhân các liệt sỹ những tài liệu và kỷ vật và kỷ vật cá nhân đã được các cựu chiến binh Úc và New Zealand thu thập trong thời gian chiến tranh tại Việt Nam từ năm 1966-1971 theo tinh thần Công ước Geneva mà Úc tham gia. Chuyến trở lại của Tiến sỹ Bob Hall được thực hiện vào dịp kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam và Úc. Chính Dự án Những linh hồn phiêu bạt đã đưa hai cựu binh Derrill de Heer và Laurens Wildeboer tới Việt Nam trao trả cuốn sổ có bài thơ “Lá thư xuân” đầy xúc động vào những ngày đầu tháng 4 năm ngoái.
Trước đây, Những tâm hồn phiêu bạt đã cung cấp cho phía Việt Nam thông tin của từng trận đánh có sự tham gia của quân đội Úc hoặc New Zealand và cung cấp vị trí chôn cất của hơn 3.790 chiến sĩ Việt Nam. Các thành viên của dự án cũng đã giúp tìm thấy vị trí chôn cất của 500 liệt sỹ với độ chính xác từ 100 đến 150m. Với sự hợp tác của các đối tác tại Việt Nam như trung tâm MARIN (Hà Nội) và thượng tá Nguyễn Thị Tiến (thành phố Vinh), nhóm nghiên cứu của dự án đã xác định được danh tính một số liệt sỹ và thân nhân liệt sỹ và trả lại các kỷ vật.
Ngoài bức ảnh nói trên, trong chuyến làm việc tại Việt Nam lần này, Những linh hồn phiêu bạt sẽ mang theo một bộ sưu tập gồm các tài liệu, hiện vật như các lá thư thu thập ở chiến trường Bình Định, Phước Tuy (nay là Bà Rịa Vũng Tàu), Biên Hòa (Đồng Nai) và tỉnh Long Khánh; 40 bức phác họa bút chì thu thập tại chiến trường Long Tân ngày 18/19 tháng 8 năm 1966. Người họa sỹ của các bức phác họa có thể thuộc trung đoàn 275 Giải phóng quân sự. Bộ sưu tập cũng bao gồm 19 tác phẩm nghệ thuật vẽ bằng mực và màu nước tìm thấy tại Phước Tuy, một chiếc nhẫn của người chiến sỹ có tên gọi Nguyễn Văn Sang thuộc K9, D440/C3, tiểu đoàn D445 (Những linh hồn phiêu bạt phỏng đoán chiến sỹ này sinh ra ở Quảng Ngãi và vẫn chưa tìm được thân nhân nhưng rất muốn được trả lại chiếc nhẫn vàng của anh và kể về cuộc giao tranh anh đã tham gia và hy sinh).
Vũ Quý