1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Coi chừng gặp họa vì máy bay xuất khẩu “hết đát” của Trung Quốc

Trung Quốc căn cứ vào bản vẽ thiết kế máy bay tiêm kích MiG-21 của Liên Xô để chế tạo máy bay chiến đấu J-7 đã được gần 50 năm. Đến nay, sau khi đã thải loại máy bay J-7, họ vẫn còn xuất khẩu loại máy bay này sang các nước kém phát triển hơn.

Năm 1964, Trung Quốc nhận được giấy phép sản xuất MiG-21 nội địa từ phía Liên Xô, sau đó 10 năm họ bắt đầu cải tạo loại máy bay này thành J-7. Theo Strategypage, ngay từ khi ra đời tính năng của J-7 đã không so được với MiG-21 bởi vì Nga từ chối không chuyển giao những bản vẽ thiết kế những phiên bản cải tiến cao cấp của MiG-21, cái mà Trung Quốc nhận được chỉ là thiết kế đầu tiên của thế hệ máy bay này trong thập niên 50.

Việc chế tạo J-7 do cả 3 nhà máy chế tạo máy bay nổi tiếng của Trung Quốc lúc đó là Thành Đô, Thẩm Dương và Quý Châu đồng loạt sản xuất. J-7 là loại máy bay 1 chỗ ngồi, chiều dài 15,75m, sải cánh 7,15m, cao 4,1m; trọng lượng không tải 5,275 tấn, cất cánh thông thường 7,4 tấn, cất cánh tối đa 8,655 tấn (trọng lượng vũ khí 500kg).

Coi chừng gặp họa vì máy bay xuất khẩu “hết đát” của Trung Quốc


Tháng 11/2012, Trung Quốc thử nghiệm 2 chiếc F-7BGI (phiên bản xuất khẩu của J-7) để bán sang Bangladesh trong năm nay, trên thân máy bay đã in sẵn phù hiệu của không quân Bangladesh


Nó có thể bay trên độ cao 18km (khi vứt thùng dầu phụ thì có thể lên tới 19,8km); hành trình tối đa 1400km (không có thùng dầu phụ), khả năng bay liên tục trong 1,47h, bán kính tác chiến 500km với vận tốc tối đa Mach2, vận tốc tuần tra 950km/h. J-7 được trang bị 1 khẩu pháo HP30 (cỡ đạn 30mm) và tên lửa không đối không K-13.

Đến giai đoạn những năm 80 của thế kỷ trước, Trung Quốc đã sản xuất hàng loại máy bay MiG-21 và J-7 cùng những biến thể của nó. Nhưng điều đó không là Liên Xô bận lòng vì họ đã chấm dứt sản xuất MiG-21 vào năm 1985. Đến thời điểm đó Nga đã sản xuất tới 11.000 chiếc gồm đủ mọi phiên bản khác nhau.

Máy bay chiến đấu J-7 của Trung Quốc

Máy bay chiến đấu J-7 của Trung Quốc
Thời gian sau đó, các nước muốn mua máy bay MiG-21 chỉ có thể mua phiên bản J-7 của Trung Quốc. Đến nay, Trung Quốc đã sản xuất tổng cộng khoảng 2400 chiếc J-7, với 7 phiên bản gồm 13 loại (một số loại không sử dụng trong lực lượng không quân Trung Quốc mà chỉ dành cho xuất khẩu sang Ai Cập, Iran, Myanmar, Triều Tiên, Pakistan…).

Bài báo cho biết, suốt 30 năm qua, Trung Quốc không ngừng cải tiến các tính năng của J-7, trong đó tập trung vào các chi tiết nhỏ và hệ thống điện tử. Trong số 2400 chiếc, Trung Quốc là nước sử dụng nhiều nhất, chiếm khoảng 20% tổng số máy bay. 80% còn lại được xuất khẩu sang 14 nước. Hiện nay vẫn còn khoảng gần 10 quốc gia còn sử dụng loại máy bay này.

Máy bay chiến đấu Q-5I - sản xuất cùng một giai đoạn với J-7 trong biên chế không quân Myanmar

Máy bay chiến đấu Q-5I - sản xuất cùng một giai đoạn với J-7 trong biên chế không quân Myanmar
Khoảng 6 năm về trước, Trung Quốc còn sở hữu tới 2000 chiếc máy bay tiêm kích J-6, J-7 và máy bay cường kích Q-5E. Đây là 3 loại máy bay được Trung Quốc phỏng chế từ MiG-17, MiG-19 và MiG-21 của Liên Xô, sau đó J-6 chấm dứt sử dụng từ năm 2009, Q-5E cũng dần bị thải loại và chuyển sang làm máy bay huấn luyện 2 chỗ ngồi. Hiện Trung Quốc còn khoảng 200 chiếc máy bay loại này.

J-7 đã chính thức bị gạt bỏ khỏi danh sách máy bay trực chiến tuyến 1 của Trung Quốc và chuyển sang thê đội dự bị từ 2 năm trước, đây cũng không phải là điều quá ngạc nhiên vì họ đã mua sắm và tự chế tạo được vài trăm chiếc máy bay hiện đại hơn như: Su-27, Su-30, J-8F, J-10, J-11, JH-7.


Máy bay chiến đấu J-7 của không quân Pakistan

Máy bay chiến đấu J-7 của không quân Pakistan

Theo tin của tạo chí quốc phòng Defencenews, sở dĩ J-7 bị chuyển sang tuyến 2 (thuộc danh sách máy bay không còn được nâng cấp, cải tiến) là do nguyên nhân nó không thể đáp ứng được yêu cầu huấn luyện chứ không nói là nhiệm vụ tác chiến. Sự việc một chiếc J-7 bị rơi xuống một khu vực dân cư gần sân bay thành phố Sán Đầu - tỉnh Quảng Đông trong quá trình huấn luyện phi công ngày 04/12/2012 là minh chứng rõ nét nhất.

Strategypage cho biết, trong suốt 40 năm, Trung Quốc là nước sử dụng nhiều máy bay J-7 nhất, nó cũng là lực lượng chủ lực trong biên chế không quân nước này, các phi công phản lực đều đã quá quen thuộc với quy trình huấn luyện của loại máy bay này. Vì vậy, Trung Quốc đang phải sửa đổi lại quy trình và giáo trình huấn luyện phi công của họ.

Hiện trường vụ tai nạn thảm khốc của J-7 ngày 04/12/2012.

Hiện trường vụ tai nạn thảm khốc của J-7 ngày 04/12/2012.

Nhìn chung các phiên bản cuối của J-7 có thể tiệm cận tính năng của các phiên bản Mig-21 cải tiến của Liên Xô ở thập niên 80, còn những loại đầu tiên chỉ đạt tiêu chuẩn của Mig-19. Loạt J-7 sau cùng do nhà máy chế tạo máy bay Thành Đô (nay là Tập đoàn công nghiệp hàng không Thành Đô - thuộc AVIC) áp dụng một số công nghệ của Israel là có chất lượng cao hơn nên được sử dụng cho đến bây giờ.

Điều đáng ngạc nhiên là tuy đã ngừng sử dụng nhưng cho đến năm nay Trung Quốc vẫn tiếp tục xuất khẩu J-7. Mặc dù họ không ngừng cải tiến thiết kế của nó nhưng không thể phủ nhận là loại máy bay này được chế tạo theo công nghệ cách đây đã 60 năm, với thiết kế lạc hậu, trình độ công nghệ thấp, thiết bị dẫn đường và điều khiển đã lỗi thời.

Các nước nghèo nhập khẩu máy bay Trung Quốc sẽ gặp họa vì J-7?

Các nước nghèo nhập khẩu máy bay Trung Quốc sẽ gặp họa vì J-7?


Hiện nay, ngay cả những phiên bản MiG-21Bis của Ấn Độ thuộc dạng tiên tiến nhất của dòng máy bay này, do đích thân Nga cải tiến cũng đã không theo kịp xu hướng phát triển không quân hiện đại và dần dần bị thải loại, nói gì đến J-7? Vì thế, các nước nhập khẩu loại máy bay này của Trung Quốc cũng chỉ để làm cảnh, không khéo còn mang họa vào thân.

Theo Nguyễn Ngọc
An ninh thủ đô/Strategypage