1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Chuyện sau bức ảnh đám mây hình nấm khổng lồ tại Nhật Bản 72 năm trước

Người dân Nhật Bản vừa kỉ niệm sự kiện 72 năm kể từ ngày gánh chịu thảm họa của chiến tranh hạt nhân ở 2 thành phố Hiroshima và Nagasaki khiến cho hơn 200.000 thường dân phải thiệt mạng.


Phi hành đoàn trên chuyến Bockscar

Phi hành đoàn trên chuyến Bockscar

Bức ảnh đám mây hình nấm khổng lồ sừng sững giữa không trung đã trở thành biểu tượng cho sự hủy hoại cực kỳ khủng khiếp của bom nguyên tử kể từ thời điểm đó, ảnh này đã đi vào lịch sử giai đoạn đen tối nhất của xã hội loại người. Tác giả của bức ảnh là nhiếp ảnh gia Charles Levy sẽ kể cho chúng ta câu chuyện đằng sau sự kiện lịch sử này.

Vào tháng 8/1945, cuộc chiến ở châu Âu kết thúc, Đức đã chính thức đầu hàng vào ngày 8/5 và quá trình tái thiết các thành phố bị phá hủy ở châu Âu đã bắt đầu diễn ra. Trong khi đó thì chiến tranh Thái Bình Dương vẫn còn đang tiếp tục với cường độ oanh tạc ngày càng tăng của Mỹ vào các thành phố của Nhật Bản, bao gồm cả Nagasaki.

Trước đó vào ngày 26/7, liên minh các nước Mỹ, Anh và Trung Quốc đã đưa ra đề nghị đầu hàng không điều kiện dành cho Nhật Bản trong Tuyên bố Potsdam kèm theo tối hậu thư nếu Nhật không thuận theo thì sẽ nước này sẽ phải gánh chịu một sự hủy diệt tàn khốc (tuy nhiên thông tin về những quả bom nguyên tử vẫn được giữ bí mật và không hề được đả động gì trong bản tuyên bố). Thủ tướng Nhật khi đó là ông Kantaro Suzuki đã không chấp nhận lời kêu gọi đầu hàng này, mặc dù sau đó có nghi ngờ cho rằng việc liệu ông từ chối bình luận có bị hiểu nhầm là thái độ phớt lờ lời đề nghị từ khối liên minh.


Hình ảnh vụ nổ

Hình ảnh vụ nổ

Trước đó nữa thì khối liên minh cũng đã có kế hoạch về một chiến dịch chinh phạt Nhật Bản với tên gọi “Operation Downfall” sẽ diễn ra vào tháng 10/1945. Tuy nhiên theo ước tính thì quân đội Hoa Kỳ cũng sẽ phải chịu thiệt hại khá nặng nề trong chiến dịch này. Thay vào đó, Mỹ và Anh đã đồng ý sử dụng vũ khí nguyên tử, được phát triển bởi chương trình do chính phủ các nước liên minh tài trợ trong Dự án Manhattan.

Thành phố đầu tiên được chọn để đánh bom là thành phố công nghiệp Hiroshima, nơi cung cấp vũ khí cho quân đội Nhật Bản và cũng là nơi đặt nhiều doanh trại quân đội, có dân số khoảng 350.000 người.

Vào ngày 6/8, máy bay ném bom B-29 Superfortress, đã cất cánh từ căn cứ không quân trên đảo Tinian, một hòn đảo ở Thái Bình Dương và mang một quả bom có biệt danh là "Little Boy" - chứa 64kg Uranium, nổ tung khắp trung tâm thành phố. Vụ nổ và đám cháy gây ra đã giết chết khoảng 70.000 người, làm bị thương một số lượng người tương đương đồng thời phá hủy 69% các công trình của Hiroshima.

Trong một thông báo sau đó vài giờ, Tổng thống Truman tuyên bố rằng một quả bom nguyên tử đã được thả vào Nhật Bản và cảnh báo rằng nếu Nhật không đầu hàng, họ có thể sẽ tiếp tục đón nhận thêm một cơn mưa hủy diệt từ không trung, như chưa bao giờ được thấy trên địa cầu này. Tuy nhiên thì những hậu quả từ thành phố Hiroshima vẫn chưa đủ để khiến cho Hội đồng Chiến tranh Nhật Bản chấp nhận yêu cầu đầu hàng vô điều kiện của Tuyên bố Potsdam.


Cảnh tượng thành phố tan hoang

Cảnh tượng thành phố tan hoang

Ngày 9/8, một chiếc máy bay B-29 khác tên là Bockscar, đã rời khỏi Tinian nhắm đến thành phố Kokura là mục tiêu chính, Nagasaki khi đó là một cảng quan trọng ở miền nam Nhật Bản chỉ là mục tiêu thứ yếu. Chiếc máy bay này mang một quả bom có biệt danh là "Fat man", chứa 6.4kg plutoni.

Bockscar được hộ tống bởi hai chiếc B-29 khác (The Great Artiste và Big Stink) để đo đạc, do thám và ghi hình lại nhiệm vụ. Một trong số những người trên tàu The Great Artiste là trung úy Charles Levy, 26 tuổi, đến từ Philadelphia đã sử dụng một máy ảnh để ghi lại vụ nổ bom. Charles Levy khi đó đã được ngồi ở khoang trước mũi máy bay hoàn toàn trong suốt, một vị trí thuận lợi ở độ cao hơn 5.000 so với Thái Bình Dương, cho ông một cái nhìn toàn cảnh bao quát theo cả chiều ngang và chiều dọc để ghi lại bức ảnh đã đi vào lịch sử của nhân loại.

Khi máy bay bay ngang qua Kokura thì thành phố lại bị che phủ bởi mây mù dày đặc, điều này đã ngăn cản tầm nhìn xác định mục tiêu, sau 3 lần đảo quanh thành phố và lo sợ sẽ cạn kiệt nhiên liệu nên họ đã quyết định chuyển hướng sang mục tiêu Nagasaki. Chỉ vài phút sau 11h sáng, quả bom Fat Man mang lõi khoảng 6,4 kg Plutonium 239 được thả xuống thành phố. 43 giây sau, nó nổ ở khoảng cách 500m so với mặt đất. Vụ nổ có nhiệt độ cao nhất đạt được là 3.871°C và sức gió vào khoảng 1.000 km/giờ.

Lúc bom nổ, có khoảng 200 ngàn người trong thành phố. Quả bom thả vội vàng đã nổ ở đoạn giữa hai mục tiêu chính, xưởng thép và vũ khí ở phía bắc và xưởng thủy lôi ở phía nam. Nếu bom rơi chếch về phía nam, vùng thương mại và dân cư của thành phố có thể bị thiệt hại nặng nề hơn nhiều. Thêm nữa do địa hình của Nagasaki có nhiều đồi núi nên đây là những yếu tố chủ yếu lý giải vì sao quả bom này có kích thước cũng như sức công phá lớn hơn quả "Little Boy" ở Hiroshima nhưng gây thiệt hại ít trầm trọng hơn.


Quả Little Boy

Quả Little Boy

Trong một cuộc phỏng vấn năm 1945 với tờ Free Lance-Star, Levy nhớ lại khoảnh khắc khi quả bom phát nổ: "Tất cả chúng tôi nhanh chóng chộp lấy kính bảo hộ dành cho thợ hàn đeo vào để chống chói, mặc dù đang là ban ngày nhưng ánh sáng từ vụ nổ mạnh đến mức khiến cho mắt bạn nhức nhối. Ánh sáng chói chang khắp cả khoang máy bay. Và khi bỏ kính ra, chúng tôi thấy một cột khói lớn đủ màu sắc đang bùng lên trên bầu trời. Nó có đủ màu sắc từ tím, đỏ, trắng …. y như cà phê đun sôi, trông rất sống động ... Và tất cả chúng tôi khi ấy đều cảm thấy rất sợ”.

“Một quả cầu lửa khổng lồ như thể vọt lên từ lòng đất và một cột lửa khổng lồ màu tím cao khoảng 3000m lao thẳng lên trời với tốc độ cực nhanh. Cột này sau đó biến thành hình đầu nấm và sôi lên sục sục như lớp bọt kem màu trắng, sau đó trồi dần lên đến độ cao khoảng 18.000m và được thay thế bởi một đám mây nấm khác.

Khi đám mây nấm đầu tiên hạ xuống thì nó chuyển thành màu xanh và thay đổi hình dạng giống như một bông hoa, cánh hoa khổng lồ cong xuống, bề mặt màu trắng kem, bên trong màu hồng. Nó vẫn giữ nguyên hình dạng như thế cho đến khi chúng tôi nhìn thấy lần cuối cùng ở khoảng cách hơn 300km”

Levy đã chụp khá nhiều hình ảnh của vụ nổ ở các giai đoạn khác nhau, nhưng hình ảnh mạnh mẽ nhất chính là cảnh tượng đáng sợ khi đám mây nấm vượt qua tầng bình lưu, chiếc mũ nấm khổng lồ của nó nổi bật lên nền tối. Đây là hình ảnh của quả bom mà nước Mỹ đã cho cả thế giới thấy, trong khi những bức ảnh của thành phố bị tàn phá và hàng chục ngàn người dân thường thiệt mạng thì ít khi được nhìn thấy hơn.

Mặc dù quả bom đã bỏ lỡ mục tiêu ở khoảng cách hơn 3km và một phần của thành phố đã được che chắn bởi những ngọn đồi xung quanh, nhưng vụ nổ cũng ngay lập tức giết chết khoảng 40.000 người và để lại hậu quả nặng nề với chục ngàn người chết vì chấn thương hoặc do nhiễm độc phóng xạ sau đó.


Quả Fat Man

Quả Fat Man

Cuộc tranh luận về vấn đề liệu việc sử dụng vũ khí nguyên tử có cần thiết vẫn còn tiếp tục, nhưng hiệu quả tức thời của quả bom thả xuống Nagasaki (kết hợp với cuộc đổ bộ của Liên Xô trong cùng một ngày) đã buộc Hoàng đế Hirohito tuyên bố đầu hàng vào ngày 15/8. Thế chiến thứ hai chính thức kết thúc khi Nhật đầu hàng được chính thức chấp nhận.

Charles Levy đã giải ngũ từ Không quân Hoa Kỳ vào cuối tháng đó để trở về Philadelphia với công việc là một nhân viên kinh doanh. Sau đó ông trở thành một thanh tra chữa cháy và qua đời vào năm 1997 ở tuổi 79. Ngày nay, tên của ông chủ yếu được nhớ đến dưới tư cách là sử gia nhiếp ảnh và quân đội. Hình ảnh mang tính biểu tượng của ông vẫn là một biểu tượng ớn lạnh về sức mạnh hủy diệt của vũ khí hạt nhân.

Theo Minh Đức

Pháp luật Việt Nam

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm