1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Chính biến Ukraine lộ ra "cơn ác mộng" nước Mỹ

Ly khai đang chiếm toàn bộ chiến trường, còn Nga làm chủ bàn đàm phán, nhưng đó không phải là nỗi sợ đích thực của nước Mỹ.

Chiến trường quyết định...

Sau khi giành được Debaltsevo - thành phố chiến lược và là chảo lửa giao tranh suốt nhiều ngày qua, phe ly khai ở Ukraine chưa tỏ ra dấu hiệu nào cho thấy họ muốn dừng lại trong việc mở rộng diện tích kiểm soát của mình.

Theo thông tin mà Cộng hòa nhân dân Donetsk tự xưng tuyên bố thì họ đã giải phóng thêm hai ngôi làng Pishevik và Pavlopol. Hai địa điểm này thuộc vùng Novoazovsk, tỉnh Donetsk, và nằm gần Mariupol về phía Đông Bắc.

Trong khi đó, Kiev cáo buộc việc ly khai mở rộng phạm vi kiểm soát các vùng dân cư gần Mariupol là bàn đạp để họ mở rộng các cuộc tấn công nhằm vào thành phố cảng này.

Phát ngôn viên quân đội Ukraine, ông Vlady Seleznyov đã thông tin rằng tất cả các vị trí của quân đội Ukraine đều bị bắn phá. Giữa hai bên Kiev, Donbass chưa hề có cuộc thảo luận nào xung quanh việc rút vũ khí hạng nặng ở khu vực này.

Có thể thấy rằng, với chiến thắng ở Debaltsevo, ly khai Ukraine đã nối liền một dải Donetsk, Lugansk, tạo thành một mặt trận vững chắc. Và Mariupol bị uy hiếp là điều không khó dự đoán. Bởi trước đó, thủ lĩnh của Donetsk đã tuyên bố họ sẽ chiếm Mariupol, giải cứu cho những người sắc tộc Nga ở đây, sau khi họ giải phóng được Debaltsevo.
 
Quân ly khai ở Debaltsevo

Quân ly khai ở Debaltsevo
Quân ly khai ở Debaltsevo

Với thế làm chủ chiến trường của Donbass, Nga cũng ung dung trên bàn đàm phán với cả Ukraine, Pháp, Đức với thế người làm chủ của cuộc chơi.

Ukraine càng ngày càng rơi vào tình trạng bất lực khi không thể ngăn chặn được thế tấn công của ly khai trên chiến trường, Kiev bắt đầu tìm đến những sách lược câu giờ, mà Liên hợp quốc trở thành nơi cầu viện khả dĩ nhất vào lúc này.

Ngày 23/2, Ngoại trưởng Pavel Klimkin đã đại diện cho phái đoàn Ukraine thảo luận với các thành viên của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về vấn đề triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình tại miền Đông đang diễn ra chiến sự.

Lý do để Kiev kêu gọi sự tham gia của lực lượng gìn giữ hòa bình đó là thỏa thuận Minsk đang không được tuân thủ, và Kiev vẫn phải tự vệ trước những đòn tấn công ồ ạt của phe ly khai. Họ mong rằng quân gìn giữ hòa bình có thể sớm triển khai và có tác động trực tiếp vào vấn đề thực thi thỏa thuận này.

Sự phân rã của EU

Thực tế thì thỏa thuận Minsk mang lại cho Nga nhiều quyền lợi hơn là phương Tây, tuy nhiên, nó đang là cứu cánh duy nhất cho không chỉ Ukraine và EU. Ukraine dựa vào Misnk để ngăn chặn sự mở rộng kiểm soát lãnh thổ mà trên thực tế ly khai đang chiếm giữ, còn EU thì trông vào Minsk để sớm có thể kết thúc cục diện khủng hoảng này và nối lại những lợi ích kinh tế với Nga đang bị chia rẽ sau khi áp đặt các lệnh trừng phạt.

Có thể thấy rằng, bản thân nội bộ EU đang phân rã mạnh mẽ theo hai hướng: một là hòa giải với Nga theo thỏa thuận Minsk, và hướng còn lại, theo đuổi Mỹ để tiếp tục có những cuộc tranh giành, đối đầu sống còn với nước Nga.

Những ngày vừa qua, sự phân rã của EU đã được thể hiện rất rõ giữa ba cường quốc châu Âu là Anh, Pháp, Đức, họ đều là những đồng minh thân cận của Mỹ.

Khi Washington liên tiếp chỉ trích Moscow về sự can thiệp của họ với hiện trạng chiến trường Ukraine, và để ngỏ các khả năng gia tăng trừng phạt kinh tế lên nước Nga, đồng thời viện trợ tiền và vũ khí cho Ukraine, thì chỉ có một mình nước Anh đáp lời chính sách của Mỹ.
 
Quân ly khai ở Debaltsevo

Pháp và Đức đang chung quan điểm và hướng về sự hòa giải với nước Nga để đảm bảo những lợi ích của mình

Thủ tướng David Cameron đã đăng đàn họp báo và tuyên bố rằng nước Anh sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt gia tăng, và xem xét việc cùng Mỹ viện trợ vũ khí cho Ukraine nếu như chiến sự vẫn tiếp tục diễn ra. Anh còn cho rằng những gì đang diễn ra trên chiến trường là kết quả của một chuỗi hành động phi pháp của Nga, và họ phải trả giá cho những hành động đó.

Trong khi đó, ngược lại với những gì Anh tuyên bố, Pháp và Đức có những khẳng định chắc như đinh đóntg cột rằng Minsk là cơ hội cuối cùng để giải quyết khủng hoảng, và sẽ không có việc viện trợ vũ khí hay gia tăng trừng phạt. Những hành động này chỉ khiến Ukraine thêm hỗn loạn và ảnh hưởng tới an ninh của cả châu lục.

Thậm chí, khi Anh tuyên bố họ nắm đầy đủ bằng chứng về việc vũ khí Nga đã tham chiến ở miền Đông, thì Pháp thẳng thừng phản đối. Tổng thống Pháp Francois Hollande đã cho rằng Paris không có bằng chứng nào trong tay để chứng minh Moscow đã viện trợ vũ khí cho ly khai Donbass.

Điều đáng chú ý nhất trong sự phân rã của EU, đó là bốn bên Đức, Pháp, Nga, Ukraine tiếp tục họp bàn về vấn đề thực hiện thỏa thuận Minsk. Và Đức, Pháp đã chứng tỏ sự xuống nước đến hết mức của mình khi cuộc hội đàm lần này là nơi để các bên nói hết những lý do vì sao chưa thể ngừng bắn và tìm cách giải quyết. Tất nhiên khi đang ở thế làm chủ chiến trường, Đức, Pháp sẽ tìm mọi cách ép Ukraine tuân theo những yêu cầu mà Nga đưa ra.

Sở dĩ việc Đức, Pháp nôn nóng thực hiện thỏa thuận Minsk, bất chấp việc phải xuống nước trước Nga đều xuất phát từ việc các bên quan điểm thế nào về lợi ích cốt lõi. Trong vấn đề này, Ukraine là lợi ích cốt lõi của Nga. Và khi cách mạng màu xảy ra ở Kiev, Moscow buộc phải đấu đến cùng để bảo vệ quyền lợi địa chính trị, kinh tế, vị thế của mình.
 
Lính ly khai ở Donetsk

Lính ly khai ở Donetsk

Trong khi đó, Đức, Pháp không có lợi ích cốt lõi nào ở Ukraine. Trong cuộc chiến tại Iraq, Afghanistan, Libya... Sở dĩ Pháp có thể cùng Mỹ triển khai quân để tham chiến bởi những món lợi mà các mỏ dầu tại đây mang lại là vô cùng hấp dẫn. Nhưng Ukraine không đem lại điều gì ngoài một đất nước bên bờ vực vỡ nợ, và thiệt hại cả chục tỉ USD khi cắt đứt quan hệ hợp tác kinh tế với Nga thông qua các lệnh trừng phạt.

Lợi ích cốt lõi của Pháp, Đức bị xâm phạm, trong khi lợi ích của Mỹ tại đây không hề bị động chạm, đó là lý giải cho việc hai cường quốc, hai đồng minh thân cận không còn muốn theo chân Mỹ trong cuộc chính biến lần này.

Ba nước Anh, Pháp, Đức đã bắt đầu chia làm hai phe rõ rệt, trong khi đó, những thành viên còn lại của EU như Tây Ban Nha, Italy, Thổ Nhĩ Kỳ, Hà Lan, Thụy Điển... đều bàng quan và không hề quan tâm đến cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Họ đang quan tâm đến bản thân mình nhiều hơn, khi tất cả đều đang nợ ngập đầu hoặc kinh tế tăng trưởng chậm.

Nỗi sợ của nước Mỹ

Không phải ly khai lấn lướt trên chiến trường, hay Nga thượng phong trên bàn đàm phán là điều khiến Mỹ lo ngại, mà chính sự phân rã rõ rệt của EU mới là điều khiến cường quốc số một thế giới này như ngồi trên đống lửa.

Có thể thấy rằng sự chi phối của Mỹ với châu Âu, đặc biệt với các cường quốc của châu lục này từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay gần như là tuyệt đối. Song cuộc khủng hoảng Ukraine đã để lộ ra hàng loạt kẽ hở trong quyền lực tuyệt đối đó. Washington đã nhận ra rằng những người đồng minh thân cận nhất cũng hoàn toàn có thể bỏ rơi họ trong một thế giới đa cực.
 
Lính Ukraine trong một chốt chặn gần Mariupol

Lính Ukraine trong một chốt chặn gần Mariupol

Mỹ càng rùng mình hơn khi lời diễn văn của ông Putin ngày Crimea sáp nhập vào Nga (tháng 3/2014) bắt đầu ứng nghiệm: "Thế giới đơn cực đã chính thức chấm dứt từ thời điểm này, và Mỹ không còn có thể chi phối được các quốc gia khác, kể cả đồng minh của họ. Sự đa cực thực sự đang được hình thành."

Vai trò thống trị thế giới của Mỹ đang thực sự lung lay, không nói đến tương lai xa xôi, chỉ những điểm nóng trước mắt cũng sẽ khiến Washington khó xử.

Ukraine đã lớn tiếng nói về đòi lại Crimea, về chiến tranh tổng lực với Nga. Mỹ và Anh vẫn đang tìm cách hậu thuẫn cho tư tưởng đó của Kiev. Nhưng Putin đã trở lời nhẹ nhàng đầy quyết đoán rằng "điều đó không thể xảy ra." Moscow thừa sức nhìn ra mâu thuẫn giữa Mỹ - EU, và tìm mọi cách khắc sâu vào mâu thuẫn ấy, không để cho hai người bạn tìm lại những con đường chung về quan điểm.

Sự chán Mỹ sẽ dần ngấm vào trong tư tưởng của những quốc gia bạn bè. Chỉ với một tàu sân bay Mistral, đã có những Nghị sĩ của Pháp chỉ trích chính phủ và kêu gọi Paris nên rút khỏi NATO. Đây chính là mầm mống của đại loạn, ảnh hưởng trực tiếp đến vị thế của Washington trên bàn cờ thế giới.

Theo Đỗ Minh Tú
Đất Việt

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm