1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

"Chiến tranh Lạnh" ngoài không gian giữa Mỹ-Trung-Nga

(Dân trí) - Các cường quốc trong lĩnh vực vũ trụ không gian như Mỹ, Trung Quốc và Nga đang lặng lẽ triển khai nhiều loại vũ khí hiện đại và tối tân lên không gian để chuẩn bị cho "tương lai".

 

"Chiến tranh Lạnh" ngoài không gian giữa Mỹ-Trung-Nga - 1

Tên lửa đẩy Atlas V đưa vệ tinh theo dõi của Hải quân Mỹ lên quỹ đạo Trái Đất (Ảnh U.S.Navy)

Quỹ đạo của Trái Đất ngày càng giống những gì đang diễn ra trên bề mặt của "hành tinh Xanh" khi được vũ trang bởi nhiều loại thiết bị hiện đại của các nước. Một loạt các vệ tinh "theo dõi" được phóng lên quỹ đạo Trái Đất trong thời gian qua, với khả năng có thể vô hiệu hóa hoặc phá hủy vệ tinh của các quốc gia khác khi có lệnh từ trung tâm chỉ huy.

Trong khi đó, dưới bề mặt Trái Đất, ngày càng có nhiều tàu chiến và hệ thống phóng với đủ tên lửa đạn đạo và độ chính xác cao có thể bắn tới quỹ đạo nhằm phá hủy các cơ sở vũ trụ của đối phương.

Một cuộc chiến ngoài quỹ đạo có thể phá hỏng các hệ thống vệ tinh mà cả thế giới đang phụ thuộc như trong lĩnh vực định vị toàn cầu, thông tin liên lạc, tìm kiếm khoa học hay các mục đích quân sự khác. Những mảnh vỡ từ ngoài không gian nếu rơi xuống Trái Đất cũng sẽ gây ra nhiều nguy cơ tiềm ẩn. Tướng John Hyten, Chỉ huy Bộ Tư lệnh Không gian của Không quân Mỹ, thừa nhận: "Chiến tranh vũ trụ có thể đẩy bạn lại Chiến tranh Thế giới thứ II. Khi đó, loài người có khả năng quay trở về thời kỳ Cách mạng Công nghiệp".

Rất khó để đánh giá hiện có bao nhiêu loại vũ khí đang được triển khai bên ngoài không gian vì mỗi vệ tinh được phóng lên đều có "hai chế độ sử dụng". Bên cạnh các chức năng hoạt động với mục đích hòa bình, có khả năng những vệ tinh này được lắp đặt các ứng dụng quân sự.

Chủ với một câu lệnh, một vệ tinh do thám sẽ trở thành một robot sát thủ với khả năng tiêu diệt vệ tinh đối phương bằng vũ khí laser hoặc thiết bị nổ. Tuy nhiên, cho tới thời điểm thực hiện vụ tấn công, vệ tinh vẫn rất "vô hại" và vấn đề "hai chế độ sử dụng" cho phép các quốc gia có thêm lựa chọn. Mỹ, quốc gia sở hữu nhiều vệ tinh ngoài không gian nhất, luôn phủ nhận vấn đề "hai chế độ sử dụng" của vệ tinh nước này. Khi được hỏi trong chương trình truyền hình 60 Minutes về việc Mỹ có bao nhiêu loại vũ khí ngoài không gian, bà Deborah Lee James, Bộ trưởng Không quân Mỹ, cho biết: "Không, chúng tôi không có".

"Chiến tranh Lạnh" mới ngoài không gian

Quỹ đạo Trái Đất không phải lúc nào cũng là nơi nguy hiểm. Liên Xô cũ từng thử nghiệm phá hủy vệ tinh lần cuối năm 1982. Mỹ cũng thử lần cuối tên lửa chống vệ tinh trong thời kỳ "Chiến tranh Lạnh" bằng máy bay F-15 vào năm 1985. Trong ba thập niên sau đó, cả hai nước đều hạn chế việc triển khai vũ khí ra ngoài không gian. Ông Laura Grego, chuyên gia về không gian, cho rằng dường như "có một thỏa thuận không chính thức" giữa hai nước về việc tạm ngưng quá trình quân sự hóa không gian.

"Chiến tranh Lạnh" ngoài không gian giữa Mỹ-Trung-Nga - 2

Vụ phóng thử tên lửa đánh chặn vệ tinh bằng máy bay F-15 của Mỹ (Ảnh U.S. Air Force)

Tới năm 2002, Tổng thống George W. Bush đã rút Mỹ khỏi hiệp ước với Nga về việc cấm phát triển vũ khí chống tên lửa đạn đạo. Động thái này mở đường để chính quyền Bush triển khai hệ thống đánh chặn tên lửa tới các quốc gia nhằm bảo vệ lợi ích của Mỹ trước những mối đe dọa từ Iran hay Triều Tiên. Tuy nhiên, quyết định rút khỏi hiệp ước của Washington cũng gây ra hậu quả tới quá trình phát triển hòa bình giữa các nước trong lĩnh vực không gian vũ trụ.

Năm năm sau đó, Trung Quốc đã sử dụng bệ phóng tên lửa đẩy cho một vệ tinh cũ. Đây được đánh giá là vụ phóng thử nghiệm cho hệ thống chống vệ tinh của nước này. Trong khi đó, Mỹ coi đây là "cơ hội" để bắt đầu quá trình mở rộng kho vũ khí của nước này ngoài không gian.

Hiện các công ty và cơ quan chính phủ Mỹ có ít nhất 500 vệ tinh ngoài không gian vũ trụ. Ít nhất 100 vệ tinh trong tổng số này có mục đích quân sự chủ yếu, số còn lại phục vụ các mục đích như liên lạc viễn thông hoặc theo dõi. Nói cách khác, số vệ tinh này chẳng khác gì những "thiên thạch" lơ lửng ngoài không gian và đang hướng thẳng xuống Trái Đất.

Năm 2009, quân đội Mỹ đã phóng một tàu không gian lên quỹ đạo. Đây là tàu không gian được trang bị hệ thống camera cảm biến hiện đại, có thể phát hiện ra sức nóng từ các vụ phóng tên lửa hay các vụ phóng vệ tinh. Ngoài ra, con tàu này cũng sử dụng công nghệ theo dõi dữ liệu các công ty viễn thông dưới mặt đất.

Một năm sau đó, Không quân Mỹ tiếp tục phóng vệ tinh theo dõi ngoài không gian. Thông báo khi đó cho biết: "Vệ tinh vừa được phóng có nhiệm vụ quan sát các vật thể cư trú ngoài trái đất". Theo một số nguồn tin, "vật thể cư trú ngoài trái đất" chính là từ lóng giới quân sự Mỹ nói tới các vệ tinh của đối phương.

Hiện Mỹ có khoảng 30 hệ thống radar trên mặt đất và các kính viễn vọng để theo dõi các hoạt động ngoài không gian. Thông báo của Bộ Tư lệnh không gian của Không quân Mỹ cho biết những hệ thống này thực hiện "hàng nghìn cuộc quan sát mỗi ngày". Ngoài ra, Mỹ cũng có ít nhất 6 tàu không gian có thể sử dụng để bám sát, theo dõi hay phá hủy vệ tinh đối phương ngoài không gian.

Năm 2010, Không quân Mỹ lần đầu tiên phóng thử tàu vũ trụ X-37B. Đây là mẫu tàu có kích cỡ nhỏ hơn nhưng hoạt động cải tiến hơn so với tàu con thoi trước đây. Tên lửa đẩy đưa X-37B tới quỹ đạo thấp của Trái Đất sau đó quay trở về như một chiếc máy bay bình thường.  Sau đó, X-37B còn được thử nghiệm thêm nhiều lần. Thông báo chính thức của Không quân Mỹ cho biết các quá trình thử nghiệm của các mẫu tàu con thoi cỡ nhỏ này là một phần "trong chương trình thử nghiệm để kiểm tra các công nghệ mới, cũng như khả năng của các thiết bị bay không người lái". Tuy nhiên, X-37B cũng có thể thực hiện các vụ tấn công.

"Chiến tranh Lạnh" ngoài không gian giữa Mỹ-Trung-Nga - 3

Tàu vũ trụ X-37B của Mỹ (Ảnh AFP)

Quỹ An ninh Thế giới, một tổ chức về an toàn không gian vũ trụ, chỉ ra rằng các mẫu X-37B "có thể được sử dụng để theo dõi hoặc vô hiệu hóa vệ tinh đối phương". Tuy nhiên, quỹ này cho rằng ít có khả năng X-37B được sử dụng làm vũ khí vì tàu con thoi cỡ nhỏ này hoạt động ở quỹ đạo thấp, trong khi Mỹ còn ít nhất bốn hệ thống vệ tinh khác có khả năng tấn công.

Hai trong số này là vệ tinh Microsatellite Technology Experiment được quân đội Mỹ phóng lên quỹ đạo thấp hồi năm 2006. Vệ tinh MiTEx có kích cỡ nhỏ và chỉ nặng khoảng 226kg nên hệ thống cảm biến của đối phương khó phát hiện ra thiết bị này, qua đó cho phép quân đội Mỹ giành thế chủ động khi lựa chọn phương án tấn công. Ngoài ra, hai vệ tinh thuộc chương trình Geosynchronous Space Situational Awareness có kích cỡ lớn hơn và được phóng lên quỹ đạo cao hơn. Từ vị trí của mình, hai vệ tinh này có thể theo dõi các vệ tinh khác. Không quân Mỹ năm ngoái đã khẳng định hai vệ tinh có thể "lại gần các vật thể cư trú ngoài không gian để tăng cường giám sát".

Cuối năm 2006, một vệ tinh do thám của Mỹ đã gặp trục trặc ít lâu sau khi được phóng lên quỹ đạo. Tới đầu tháng Hai năm 2008, Lầu Năm Góc thông báo nước này đã bắn hạ vệ tinh đó. Thông báo chính thức khẳng định Mỹ coi đây là một hành động nhằm bảo vệ cho người dân và ngăn chặn không để nguy cơ từ nhiên liệu của vệ tinh, có một số chất độc hại, trong trường hợp nó rơi xuống Trái Đất. Theo đó, tuần dương hạm Lake Erie của Hải quân Mỹ, được trang bị hệ thống chiến đấu công nghệ cao Aegis, đã phóng tên lửa đạn đạo được thiết kế với khả năng đánh chặn SM-3. Sau đó, với tốc độ lên tới 35.000 km/giờ, tên lửa đã bắn trung vệ tinh bị hỏng. Có vẻ như vụ phóng vệ tinh thử nghiệm của Trung Quốc năm 2007 đã "khích lệ" Mỹ bắn hạ vệ tinh. Lúc này, một cuộc "Chiến tranh Lạnh" mới đã nổ ra ngoài không gian.

Ngày nay, Mỹ có hàng chục tàu chiến được trang bị hệ thống radar Aegis và mang theo các tên lửa SM-3. Chỉ cần một hiệu lệnh, số tên lửa SM-3 này có thể bắn hạ nhanh chóng khoảng 50 vệ tinh đang được Nga và Trung Quốc triển khai ở quỹ đạo thấp. Ông Grego nhận định: "Tàu trang bị hệ thống chiến đấu Aegis chỉ cần vào đúng vị trí là có thể thổi bay các vệ tinh của đối phương trong cùng một thời điểm".

Trung Quốc và Nga "chờ phản công"

Trước sức mạnh trong lĩnh vực không gian vũ trụ của Mỹ, Nga và Trung Quốc cũng đã tính tới các phương án "phản công". Vụ phóng thử năm 2007 và một vụ thử với mục đích tương tự vào đầu năm 2013 đã chứng minh cho Bắc Kinh thấy quân đội nước này có thể bắn hạ vệ tinh ở quỹ đạo thấp của đối phương bằng tên lửa. Năm 2010, cơ quan vũ trụ không gian Trung Quốc cũng đã thử nghiệm các vụ đâm giữa hai tàu không gian cỡ nhỏ là SJ-6F và SJ-12. Tới tháng 7/2013, Trung Quốc đã triển khai tàu vũ trụ giám sát cỡ nhỏ có tên là SY-7 lên quỹ đạo thấp. Cũng như tàu vũ trụ X-37B, tàu SY-7 của Trung Quốc có khả năng sửa chữa hoặc do thám, hoặc cũng có thể trở thành vũ khí khi chủ động lao thẳng vào vệ tinh đối phương.

"Ai cũng có thể ước mơ. Một vật thể bay với tốc độ cao có thể khiến mọi thứ trở nên tồi tệ", ông Brian Weeden, cố vấn đề kỹ thuật và không gian tại Quỹ An ninh Thế giới, nhận định.

"Chiến tranh Lạnh" ngoài không gian giữa Mỹ-Trung-Nga - 4

Trung Quốc phóng vệ tinh lên quỹ đạo (Ảnh AP)

Tuy nhiên, Trung Quốc hiện đang thiếu các hệ thống cảm biến ngoài không gian và trên mặt đất để tính toán chính xác vị trí của các mục tiêu. So sánh với các hệ thống cảnh báo sớm của Mỹ ngoài không gian, với sự hỗ trợ của hệ thống radar và kính viễn vọng, Trung Quốc chưa có nhiều lựa chọn. Trong khi Mỹ có thể đề nghị các đồng minh giữ các vai trò nhất định trong hệ thống cảm biến trên toàn cầu, Trung Quốc lại không có nhiều đồng minh có tiềm lực và chỉ có thể triển khai hệ thống cảnh báo trong lãnh thổ nước này, trên tàu chiến hoặc ngoài không gian. Một số chuyên gia cho rằng quân đội Trung Quốc hiện đủ khả năng quan sát các hoạt động trên trời ở khu vực Đông Á nhưng họ bị "mù" ở hầu hết các khu vực khác.

Không như Trung Quốc, Nga thừa hưởng hệ thống cảnh báo không gian đầy sức mạnh từ Liên Xô cũ. Các đồng minh của Nga ở châu Âu cũng giúp nước này mở rộng khả năng quan sát của hệ thống cảnh báo. Quỹ An ninh Thế giới nhận xét rằng Nga "sở hữu một cửa hàng với đa chủng loại sản phẩm ngoài không gian".

Tuy nhiên, năng lực trong lĩnh vực không gian vũ trụ của Nga vẫn bị đánh giá kém hơn Mỹ và Trung Quốc. Không thể dễ xóa bỏ khoảng trống 31 năm kể từ lần thử nghiệm thiết bị chống vệ tinh của Liên Xô tới vụ phóng thử năm 2013. Vào ngày Giáng sinh cách đây hai năm, Nga lặng lẽ phóng thử một tàu vũ trụ nhỏ vào quỹ đạo thấp. Sau đó, nước này hai lần thực hiện các vụ phóng thử khác vào tháng 5/2014 và tháng 3/2015.

Nga không công cố nhiều thông tin chi tiết về các vụ phóng thử song giới quan sát cho rằng những tàu vũ trụ này có khả năng thực hiện các vụ tấn công ở quỹ đạo thấp. Ông Anatoly Zak, tác giả cuốn sách "Russia in Space: Past Explained, Future Explored", cho biết: "Họ có thể trang bị vũ khí laser cho những con tàu đó hoặc đơn giản hơn là cài các thiết bị nổ lên chúng".

Ngọc Anh

Tổng hợp

 

"Chiến tranh Lạnh" ngoài không gian giữa Mỹ-Trung-Nga - 5