1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Chiến thuật “tằm ăn dâu” của Trung Quốc

Dọc các biên giới đất liền, những cuộc tấn công lén lút thường đi trước, mở đường cho chiến lược tằm ăn dâu của họ.

 

 

Hoạt động âm thầm xâm phạm biên giới láng giềng của Trung Quốc đang nổi lên là một nhân tố gây bất ổn nghiêm trọng ở châu Á. Trong khi hải quân Trung Quốc và một bộ phận không quân tập trung khẳng định yêu sách chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải, thì lục quân nước này lại đang rất ráo riết tại các vùng biên giới miền núi giáp Ấn Độ, cố gắng làm thay đổi từng chút ranh giới kiểm soát của đối phương.

 

Chiến lược biên giới được ưa chuộng của Trung Quốc xoay quanh chiến lược “tằm ăn dâu”. Chiến lược này bao gồm việc duy trì liên tục những hành động nhỏ, không đủ để tạo một biến cố gây chiến tranh, nhưng theo thời gian dần đưa tới những sự chuyển hóa chiến lược có lợi cho Trung Quốc.

 

Bằng các biện pháp xâm lược âm thầm như vậy, chiến lược của Trung Quốc có mục tiêu hạn chế đáng kể lựa chọn của các nước đối phương bằng cách gây nhiễu loạn các kế hoạch ngăn chặn của họ và khiến họ khó triển khai hành động đáp trả một cách thích hợp hoặc hiệu quả.

 

Hoạt động thay đổi nguyên trạng biên giới lãnh thổ liên tục được Trung Quốc triển khai kể từ khi thành lập năm 1949.

 

Minh chứng sớm nhất cho chiến lược tằm ăn dâu đó, mà kết quả là từ năm 1954 – 1962 Trung Quốc đã dành được quyền kiểm soát từng phần cao nguyên Aksai có diện tích bằng đất nước Thụy Điển. Được đà, Trung Quốc sau đó tiếp tục đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa năm 1974, bãi Johnson 1988, bãi Vành Khăn 1995, và gần đây nhất là bãi cạn Scarborough 2012.

 
Các tàu cá Trung Quốc tại một cảng thuộc tỉnh Hải


Các tàu cá Trung Quốc tại một cảng thuộc tỉnh Hải Nam. Ảnh: AP.

 

Điều đáng nói về mối thách thức mà Trung Quốc đặt ra đối với an ninh châu Á ngày nay là việc họ thiếu tôn trọng các đường biên giới đã tồn tại. Nói cách khác, Trung Quốc vẫn đang tìm cách vẽ lại biên giới chính trị.

 

Dọc các biên giới đất liền, những cuộc tấn công lén lút thường đi trước, mở đường cho chiến lược tằm ăn dâu của họ. Mục đích là để gặm nhấm vào đất đai của đối phương, giống như một loài gặm nhấm khổng lồ. Việc sử dụng chiến lược này đang ngày càng trở nên rõ ràng hơn dọc biên giới Himalaya với Ấn Độ, biên giới tranh chấp dài nhất của thế giới. Tại đây, phương thức tấn công được Trung Quốc là sử dụng dân du mục người Hán tới đẩy lui dân Ấn Độ ra khỏi các thảo nguyên truyền thống của họ và mở đường cho một cuộc xâm lược quân sự.

 

Trong khi đó, để khẳng định chủ quyền ở Biển Đông và Hoa Đông, công cụ phổ biến được Trung Quốc sử dụng bao gồm từ ký các hợp đồng thăm dò dầu khí đến đòi được hưởng các quyền đánh cá mở rộng – tất cả đều nhằm tăng cường các yêu sách lãnh thổ và lãnh hải của Trung Quốc.

 

Ở Hoa Đông, Trung Quốc triển khai các đơn vị bán quân sự theo chiến dịch tiêu hao sinh lực địch chống lại Nhật Bản trong tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku – một cách tấn công đã tỏ ra thành công trong việc làm lung lay nguyên trạng và khiến thế giới thừa nhận sự tồn tại của tranh chấp này. Thách thức Nhật Bản, kẻ xâm lược và kẻ thù trước đây của mình, là một phần trong nỗ lực lớn hơn của Trung Quốc nhằm tìm kiếm nguồn tài nguyên dưới đáy biển và cạnh tranh ưu thế chiến lược ở tây Thái Bình Dương, vươn ra khỏi cái mà họ gọi là “chuỗi đảo thứ nhất” – một chuỗi đảo bao gồm Điếu Ngư/Senkaku, Đài Loan và một số đảo khác của Việt Nam và Philippine.

 

Mục tiêu của Trung Quốc ở Biển Đông là thực hiện từng bước chắc chắn hợp pháp hóa sự hiện diện của mình ở 80% vùng biển mà nước này hiện tuyên bố chủ quyền chính thức “đường lưỡi bò”. Thông qua những hành động lập đi lặp lại liên tục, Trung Quốc đang cố gắng khắc sâu sự hiện diện lâu dài của mình ở các vùng này.

 

Trong số những cách thức mà Bắc Kinh tìm kiếm để củng cố “sự thực” mới ở không gian Biển Đông là việc cho thuê các vùng lãnh thổ có dầu khí và ngư trường bên trong các vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của nước khác. Hoạt động cho thuê như vậy được thiết kế nhằm hạn chế các quyền kinh tế được quy định trong Công ước LHQ về Luật Biển của các nước tranh chấp khác trong khi mở rộng được kiểm soát nguồn tài nguyên dầu khí trong khu vực của Trung Quốc.

 

Trung Quốc vừa thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, như một tiền đồn quản lý Biển Đông, thành lập một chính quyền dân sự tại chỗ và một lực lượng quân sự đồn trú nhằm giám sát toàn bộ khu vực. Trong nỗ lực mới nhất thực hiện cái gọi là “việc đã rồi” đối với dã tâm xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa, nước này còn ngang nhiên khởi động các chuyến du lịch biển tới các đảo tranh chấp này.

 

Có vẻ như, Bắc Kinh đã kỹ lưỡng cắt ra những lát thật mỏng để tránh bất kỳ hành động lớn nào có thể trở thành cái cớ gây chiến tranh. Quả thực, Trung Quốc đã cho thấy sở trường chia tách mọi hành động thành vài phần và sau đó thực hiện mỗi phần một cách riêng biệt theo cái cách mà cuối cùng vẫn cho phép những phần khác nhau đó đều thu về một mối.

 

Mưu đồ này nhằm khiến cho đối thủ bối rối và không biết phải phản ứng ra sao. Thực tế, như một kẻ thái salami điêu luyện, ngụy trang việc tấn công là hành động phòng thủ, Trung Quốc đã không chỉ cản trở được sự kháng cự của đối thủ mà còn biến họ thành kẻ khai chiến. Bất kỳ quốc gia nào trong trường hợp này đều đứng trước lựa chọn chiến lược của Hobson: hoạc là chịu thua thiệt, hoặc là chấp nhận một cuộc chiến tranh nguy hiểm với một cường quốc đang trỗi dậy.

 

Chiến thuật và chiến lược của Trung Quốc do vậy đặt ra một mối thách thức ngày càng nghiêm trọng đối với một số nước láng giềng, đặt họ vào thế lưỡng nan, không biết làm sao để có thể đẩy lui sự xâm lược của Trung Quốc.

 

Tác giả Brahma Chellaney là một nhà địa chiến lược và tác giả cuốn “Water, Peace, and War” (Rowman & Littlefield, 2013).

 

Theo Nguyễn Tính

Tuần Việt Nam/Washingtontimes