1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Chiến đấu cơ Nga - Mỹ đọ khả năng tàng hình ở Syria

Máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 PAK FA Su-57 của Nga có thể sẽ đối đầu với chiến đấu cơ tàng hình F-22 "Raptor" của Mỹ tại Syria.

Nga vừa triển khai khoảng 2-4 chiến đấu cơ Su-57 vẫn còn trong giai đoạn thử nghiệm đến căn cứ không quân Khmeimim ở tỉnh Latakia - Syria và đây được xem là một động thái bất ngờ.

F-22 đọ sức với Su-57

Đến nay, khoảng 11 chiến đấu cơ Nga hiện diện ở căn cứ, mỗi chiếc đại diện cho 1 giai đoạn khác nhau của quá trình phát triển Su-57 trong 10 năm qua.

15 năm sau khi Mỹ tung F-22 vào lực lượng quân sự, Nga mới cho ra lò loại chiến đấu cơ tốt nhất của ngành công nghiệp hàng không quân sự nước này để chống lại kẻ địch ở Syria.

F-22 đọ sức với Su-57 sẽ là cuộc đối đầu quan trọng nhất giữa phương Đông và phương Tây. Sự kiện này diễn ra trong bối cảnh những đợt giằng co quyết liệt giữa không quân Nga và Mỹ đang ngày một tăng ở Syria.


Tiêm kích Su-57 của Nga. Ảnh: News.com.au

Tiêm kích Su-57 của Nga. Ảnh: News.com.au

Một số chuyên gia phân tích quân sự phương Tây cho rằng chỉ có 2 chiếc trong số này là có đầy đủ thiết bị điện tử, cảm biến và hệ thống điện tử hàng không để giúp chúng có khả năng tham chiến. Ngoài ra, chỉ có 1 chiếc được cho là sở hữu động cơ mới, có khả năng tuần tra với tốc độ siêu âm

Tuy nhiên, Su-57 là một chương trình bí mật của Nga nên những yếu tố bất ngờ rất có thể sẽ xảy ra. Phần lớn những thông tin mà thế giới biết hiện nay đều là suy đoán.

Trong bài viết đăng ngày 27-2, trang News của Úc liệt kê một số thông tin khá chắc chắn về Su-57. Theo đó, Moscow đã đặt hàng cho một đợt sản xuất ban đầu của 12 tiêm kích Su-57. Trong khi đó, những chiếc có sẵn có thể sẽ được nâng cấp các tiêu chuẩn chiến đấu hoặc duy trì giai đoạn thử nghiệm công nghệ.

Theo dự kiến, sẽ không có chiếc Su-57 nào được triển khai hoạt động trước năm 2019. Tuy nhiên, đã có 4 chiếc chuẩn bị được tung ra trên tiền tuyến ở Syria.


Vệ tinh của NATO phát hiện hai chiếc Su-57 tại căn cứ Khmeimim. Ảnh: Twitter

Vệ tinh của NATO phát hiện hai chiếc Su-57 tại căn cứ Khmeimim. Ảnh: Twitter

Nhiều "mắt"

Ngay từ đầu, Su-57 được thiết kế để đánh bại F-22. Nhằm đạt được mục tiêu này, nó được trang bị để tìm đối thủ ngay trên không bằng cách vượt qua công nghệ tàng hình của đối phương. Su-57 có tất cả các khả năng tiên tiến như bộ phận cảm biến kết nối và tích hợp dữ liệu, bộ phận tác chiến điện tử và các vật liệu composite cao cấp.

Trong khi đó, chiếc F-22 của Mỹ được thiết kế khả năng phản hồi radar ở mức thấp nhất. Điều này không giúp chiếc máy bay trở nên "vô hình" hoàn toàn mà chỉ làm giảm đáng kể khả năng bị radar phát hiện.

Vì vậy, Su-57 được thiết kế để có nhiều loại "mắt" nhất có thể. Chiếc tiêm kích sở hữu ăng ten radar với nhiều băng thông khác nhau giúp nhận biết, xác định và kích hoạt radar từ mọi hướng.

Nhiều chuyên gia cho rằng nếu Su-57 và F-22 bay gần nhau trong phạm vi 50 km, chúng có thể phát hiện đối phương nhưng điều này vẫn chưa được kiểm chứng.

Tuy nhiên, Su-57 không chỉ dựa vào việc sử dụng radar của chính đối thủ hay làm nổ tung bầu trời bằng xung điện tử để tấn công. Chiếc tiêm kích sở hữu một hệ thống truy tìm và theo dõi hồng ngoại có tầm hoạt động rất rộng để lần theo các dấu vết trên bầu trời như khí thải động cơ, thậm chí là ma sát của cánh máy bay trong không khí. F-22 chưa được trang bị khả năng này.

Ngoài ra, Su-57 còn có một bộ cảm biến quang lắp trong buồng lái phía trước. Điều này giúp phi công sử dụng Mk1 Eyeball để định vị một tiêm kích tàng hình kể cả khi hệ thống cảm biến chỉ đưa ra một hướng chung.

Kẻ săn mồi

Chính xác Su-57 có khả năng tự tàng hình tới đâu vẫn đang là một câu chuyện gây tranh cãi nảy lửa.


Su-57 của Nga mang kích thước khá lớn. Ảnh: News

Su-57 của Nga mang kích thước khá lớn. Ảnh: News

Ấn Độ, vốn đang theo đuổi một hợp đồng phát triển dài hơi với Nga đối với tiêm kích tàng hình này, gần đây dường như bắt đầu to ra hoài nghi. Chương trình hợp tác đang gặp rắc rối. Thay vì mua 108 tiêm kích tối tân này của Moscow, New Delhi dường như không còn hứng thú như ban đầu.

Trong số các vấn đề được kể tới có vấn đề hiệu quả tàng hình, cũng như khả năng tích hợp điện tử hàng không và hệ thống vũ khí với yêu cầu của Ấn Độ. New Delhi đã đề xuất Mỹ cung cấp các chi tiết của tiêm kích tàng hình F-35, khả năng đã nghĩ tới việc mua tiêm kích tàng hình tối tân nhất của Mỹ này trong tương lai.

Năng lực tàng hình vốn là bí mật được giữ kín một cách nghiêm ngặt. Tuy nhiên, F-22 được cho là có diện tích phản xạ radar chỉ bằng một phần của 1 mm. Ngược lại, diện tích phản xạ radar của Su-57 được tin là lớn hơn rất nhiều, được tính bằng cen-ti-mét.

Tuy nhiên, giống như tất cả các vũ khí quân sự, Su-57 là một sự cân bằng hài hòa giữa các yếu tố. Yêu cầu đặt ra với nó là phải nhanh, phải bay cao, phải siêu linh động, rồi còn tích hợp vũ khí. Để đáp ứng yêu cầu đó, chiếc máy bay khó lòng nhỏ được. Từ đó, tiết diệt bề mặt sẽ lớn và đó là vấn đề của công nghệ tàng hình phải xử lý.

Một số chuyên gia phân tích quân sự cho rằng Su-57 đã được tối ưu hóa gần như vô hình toàn bộ mặt trước. Bởi tiêm kích tàng hình này là một thợ săn, nó không muốn bị nhìn thấy khi đang theo dấu con mồi.

Nhưng một khi Su-57 quay ngang, khả năng tàng hình của nó yếu hơn khiến nó dễ bị phát hiện hơn.

Thấy trước, bắn trước

Bất cứ điểm yếu tiềm tàng nào trong khả năng tàng hình có thể giải thích cho sự chú trọng vào vũ khí tầm xa của Su-57.


Su-57 đủ chỗ chứa bất cứ tên lửa gì, từ vũ khí siêu thanh thế hệ mới tới những tên lửa đối không tầm xa tốt nhất. Ảnh: News.

Su-57 đủ chỗ chứa bất cứ tên lửa gì, từ vũ khí siêu thanh thế hệ mới tới những tên lửa đối không tầm xa tốt nhất. Ảnh: News.

Phía hãng Sukhoi tự hào rằng bộ phận mang vũ khí của Su-57 có thể chứa bất cứ thứ gì, từ vũ khí siêu thanh thế hệ mới tới những tên lửa đối không tầm xa tốt nhất.

F-22 của Mỹ cũng có khả năng mang tên lửa đối không lớn. Theo các chuyên gia quân sự, trong khi F-22 có thể mang 6 tên lửa thì Su-57 mang được 4. Tầm xa ưa thích của tên lửa Nga là loại K-77M, hơn 200km, tring khi vũ khí Mỹ (AIM-120D) có thể vươn xa khoảng 160km.

Trong trường hợp đối mặt giữa 2 máy bay tàng hình, lý tưởng nhất là vô hình ở tầm xa hoặc tầm trung. Và khi tới gần, phi công Nga có thể phóng tên lửa dẫn đường hồng ngoại nhanh gọn đơn giản chỉ bằng cách nhìn mục tiêu.

Tuy nhiên, các nhà phân tích chỉ ra rằng vũ khí của Su-57 dường như được thiết kế để hạ những máy bay hộ tống chủ chốt, như chiếc AWACS hay các máy bay tiếp nhiên liệu trên không trung. Tiêu diệt những chiếc máy bay bổ trợ này không khác gì bịt mắt hay cắt nhiên liệu của phi công máy bay tàng hình.

Một kịch bản như vậy xảy ra có thể nhanh chóng thay đổi cục diện một cuộc chiến.

Theo Bảo Hạnh

Người lao động