1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Chỉ số Hòa bình Toàn cầu: Xung đột Biển Đông là điểm nhấn

Tuần này, Viện Kinh tế và Hòa bình đã công bố Chỉ số Hòa bình Toàn cầu hàng năm.

Danh mục năm nay nhấn mạnh rằng sự leo thang xung đột dân sự và hậu quả vấn đề người tị nạn là một trong những nguyên nhân chính làm tăng cao cái giá của bạo lực toàn cầu.

Cường độ xung đột vũ trang đã leo thang nhanh chóng với số người bị giết trong những cuộc xung đột toàn cầu tăng hơn 3,5 lần, từ 49.000 người trong năm 2010 lên tới 180.000 người trong năm 2014.

Chỉ số Hòa bình Toàn cầu: Xung đột Biển Đông là điểm nhấn

Tàu sân bay USS Nimitz (CVN 68), tàu tuần dương tên lửa dẫn đường USS Chosin (CG 65), tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Sampson (DDG 102) và USS Pinkney (DDG 91) và tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Rentz (FFG 46) hoạt động ở biển Đông. (Ảnh: Hải quân Mỹ)

Mặc dù tiến trình hòa bình đang tiến triển trong nhiều quốc gia, con số và cường độ các cuộc xung đột vũ trang đã tăng nhanh chóng mặt, tăng đến 267% số người chết trong xung đột so với năm 2010, gây nên mức độ người tị nạn không thể lường trước.

Tham chiếu cụ thể cho khu vực châu Á Thái Bình Dương nhấn mạnh khu vực châu Á Thái Bình Dương được xếp thứ 3 sau châu Âu và Bắc Mỹ trong Chỉ số Hòa Bình Toàn cầu.

Tuy nhiên, đây là khu vực chứa nhiều sự khác biệt nhất, với 3 quốc gia nằm trong top 10 nước đứng đầu và 1 quốc gia – Triều Tiên – nằm trong nhóm 10 nước cuối bảng xếp hạng tổng thể.

Báo cáo này cũng lưu ý “Biển Đông vẫn là một khu vực xung đột tiềm năng, với các quốc gia đang tranh chấp (Trung Quốc, Việt Nam và Phillipine) đều có điểm số xấu đi trong năm 2015. Mặc dù khả năng đụng độ quân sự tương lai trong vùng biển tranh chấp khá cao, một cuộc chiến tranh vũ trang quy mô lớn vẫn khó xảy ra.

Thêm vào đó, bảng Chỉ số Hòa bình Toàn cầu cho rằng Phillipines đang phải gánh chịu sự leo thang xung đột nội bộ. Trong khi chỉ số hòa binh của Myanmar đang kém đi...

Tuy nhiên, không phải tất cả tin tức từ khu vực châu Á Thái Bình Dương đều tiêu cực. Sự cải thiện đáng kể trong khu vực châu Á Thái Bình Dương là Indonesia, nhờ vào sự cải thiện trong mức độ tội phạm bạo lực và giảm sự ảnh hưởng của chủ nghĩa khủng bố, nước này là một trong những quốc gia cải thiện nhất trong khu vực, tăng 12 hạng, được xếp thứ 46 trong bảng xếp hạng chung trong năm 2015. Úc cũng tăng 4 hạng, xếp thứ 9 toàn diện, cùng với New Zealand và Nhật Bản nằm trong top 10 bảng xếp hạng thế giới.”

Cảnh tượng này có vẻ khác biệt ở Nam Á, khu vực của những nước có điểm số giảm đi nhiều nhất, chỉ có Bhutan, Nepal và Bangladesh là tăng lên. Điển hình là Afghanistan – quốc gia có “số người chết trong xung đột nội bộ trong năm qua tăng song song với sự gia tăng của khủng bố chính trị.”

Xếp sau nước này là Pakistan. “Điểm số của Pakistan cũng giảm sút tương tự, với tỉ lệ tội phạm tồi tệ hơn, và kết quả là đất nước này vẫn nằm trong nhóm 2 nước xếp cuối khu vực Nam Á.”

Ngay cả ở Ấn Độ, con số thương vong trong xung đột nội bộ gia tăng cùng với một cuộc nổi dậy chống chính phủ vẫn còn đang tiếp diễn.

Theo Bích Thảo/Diplomat
Pháp luật TPHCM