1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Chặng đường chông gai trước cuộc đàm phán lịch sử Mỹ - Triều (2)

(Dân trí) - Trước khi tiến hành hội nghị thượng đỉnh lịch sử tại Singapore vào tháng này, lịch sử quan hệ Mỹ - Triều từng trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, bao gồm cả những cuộc đối đầu căng thẳng do mâu thuẫn lợi ích.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Nhật Thành ngồi cạnh Tổng thống Mỹ Jimmy Carter vào tháng 6/1994, chỉ vài tuần trước khi ông Kim Nhật Thành qua đời. Cuộc đàm phán giữa hai nhà lãnh đạo đã giúp xây dựng Thỏa thuận Khung, trong đó Triều Tiên đồng ý đóng băng chương trình hạt nhân để đổi lấy các nguồn cung dầu và kế hoạch xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân. (Ảnh: KCNA)
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Nhật Thành ngồi cạnh Tổng thống Mỹ Jimmy Carter vào tháng 6/1994, chỉ vài tuần trước khi ông Kim Nhật Thành qua đời. Cuộc đàm phán giữa hai nhà lãnh đạo đã giúp xây dựng Thỏa thuận Khung, trong đó Triều Tiên đồng ý đóng băng chương trình hạt nhân để đổi lấy các nguồn cung dầu và kế hoạch xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân. (Ảnh: KCNA)

Tổng thống Mỹ Bill Clinton đón Phó Nguyên soái Triều Tiên Jo Myong Rok tại Phòng Bầu Dục vào ngày 10/10/2000. Hai bên đã ra thông cáo chung cam kết không bên nào có chính sách thù địch với bên còn lại. (Ảnh: AFP)
Tổng thống Mỹ Bill Clinton đón Phó Nguyên soái Triều Tiên Jo Myong Rok tại Phòng Bầu Dục vào ngày 10/10/2000. Hai bên đã ra thông cáo chung cam kết không bên nào có chính sách thù địch với bên còn lại. (Ảnh: AFP)

Nhà lãnh đạo Kim Jong-il nâng ly với Ngoại trưởng Mỹ Madeleine Albright vào ngày 24/10/2000. Cả hai đã thảo luận về việc chấm dứt chương trình tên lửa của Triều Tiên và chuyến thăm của Tổng thống Bill Clinton tới Triều Tiên, song chuyến thăm này không được thực hiện. Ông Clinton đã không có đủ thời gian khi nhiệm kỳ tổng thống sắp kết thúc. (Ảnh: AFP)
Nhà lãnh đạo Kim Jong-il nâng ly với Ngoại trưởng Mỹ Madeleine Albright vào ngày 24/10/2000. Cả hai đã thảo luận về việc chấm dứt chương trình tên lửa của Triều Tiên và chuyến thăm của Tổng thống Bill Clinton tới Triều Tiên, song chuyến thăm này không được thực hiện. Ông Clinton đã không có đủ thời gian khi nhiệm kỳ tổng thống sắp kết thúc. (Ảnh: AFP)


Tổng thống Mỹ George W. Bush dùng ống nhòm nhìn qua khu phi quân sự liên Triều về phía Triều Tiên vào tháng 2/2002 sau khi liệt Triều Tiên cùng Iraq và Iran vào nhóm “Trục Ma Quỷ”. Ông Bush cũng rút khỏi Thỏa thuận khung năm 1994 với lý do Triều Tiên đạt được tiến triển trong việc chế tạo bom nguyên tử. (Ảnh: AFP)

Tổng thống Mỹ George W. Bush dùng ống nhòm nhìn qua khu phi quân sự liên Triều về phía Triều Tiên vào tháng 2/2002 sau khi liệt Triều Tiên cùng Iraq và Iran vào nhóm “Trục Ma Quỷ”. Ông Bush cũng rút khỏi Thỏa thuận khung năm 1994 với lý do Triều Tiên đạt được tiến triển trong việc chế tạo bom nguyên tử. (Ảnh: AFP)

Các binh sĩ Mỹ và Hàn Quốc bước xuống từ trực thăng trong cuộc tập trận quân sự chung vào ngày 8/1/2003. Hai ngày sau đó, Triều Tiên thông báo rút khỏi Hiệp ước Chống Phổ biến Vũ khí hạt nhân. Giới chức Mỹ xác nhận Bình Nhưỡng tái khởi động lò phản ứng hạt nhân. (Ảnh: Getty)
Các binh sĩ Mỹ và Hàn Quốc bước xuống từ trực thăng trong cuộc tập trận quân sự chung vào ngày 8/1/2003. Hai ngày sau đó, Triều Tiên thông báo rút khỏi Hiệp ước Chống Phổ biến Vũ khí hạt nhân. Giới chức Mỹ xác nhận Bình Nhưỡng tái khởi động lò phản ứng hạt nhân. (Ảnh: Getty)

Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc John Bolton (trái) bỏ phiếu thông qua nghị quyết yêu cầu Triều Tiên dừng thử hạt nhân sau khi nước này thử quả bom nguyên tử đầu tiên vào tháng 10/2006. Ông Bolton hiện là cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Donald Trump (Ảnh: Getty)
Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc John Bolton (trái) bỏ phiếu thông qua nghị quyết yêu cầu Triều Tiên dừng thử hạt nhân sau khi nước này thử quả bom nguyên tử đầu tiên vào tháng 10/2006. Ông Bolton hiện là cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Donald Trump (Ảnh: Getty)

Tổng thống Mỹ Barack Obama thăm khu phi quân sự liên Triều vào tháng 3/2012. Chính quyền của ông Obama theo đuổi chính sách “kiên nhẫn chiến lược”, tức là chỉ đàm phán với Triều Tiên trong những điều kiện nhất định. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã phớt lờ những điều kiện này và tiếp tục phát triển chương trình vũ khí hạt nhân. (Ảnh: AFP)
Tổng thống Mỹ Barack Obama thăm khu phi quân sự liên Triều vào tháng 3/2012. Chính quyền của ông Obama theo đuổi chính sách “kiên nhẫn chiến lược”, tức là chỉ đàm phán với Triều Tiên trong những điều kiện nhất định. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã phớt lờ những điều kiện này và tiếp tục phát triển chương trình vũ khí hạt nhân. (Ảnh: AFP)

Ông Kim Jong-un ăn mừng khi vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-14 diễn ra thành công vào ngày 3/7/2017. Một vụ thử tên lửa khác diễn ra một tháng sau đó cho thấy bước tiến của Triều Tiên trong việc chế tạo một tên lửa có khả năng tấn công các thành phố của Mỹ như Denver hay Chicago. (Ảnh: AFP)
Ông Kim Jong-un ăn mừng khi vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-14 diễn ra thành công vào ngày 3/7/2017. Một vụ thử tên lửa khác diễn ra một tháng sau đó cho thấy bước tiến của Triều Tiên trong việc chế tạo một tên lửa có khả năng tấn công các thành phố của Mỹ như Denver hay Chicago. (Ảnh: AFP)

Tháng 9/2017, Mỹ hoàn tất việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tại một sân golf ở Hàn Quốc nhằm đối phó với tên lửa Triều Tiên. Trung Quốc phản đối động thái này của Mỹ vì cho rằng sẽ phá hỏng cân bằng chiến lược trong khu vực. (Ảnh: Yonhap)
Tháng 9/2017, Mỹ hoàn tất việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tại một sân golf ở Hàn Quốc nhằm đối phó với tên lửa Triều Tiên. Trung Quốc phản đối động thái này của Mỹ vì cho rằng sẽ phá hỏng cân bằng chiến lược trong khu vực. (Ảnh: Yonhap)

Tổng thống Trump cảnh báo sẵn sàng “hủy diệt hoàn toàn” Triều Tiên và gọi nhà lãnh đạo Kim Jong-un là “Người Tên lửa” trong bài phát biểu trước Liên Hợp Quốc vào ngày 19/9/2017. Trước đó, ông Trump từng dọa sẽ trút “lửa và thịnh nộ” vào Triều Tiên. (Ảnh: AFP)
Tổng thống Trump cảnh báo sẵn sàng “hủy diệt hoàn toàn” Triều Tiên và gọi nhà lãnh đạo Kim Jong-un là “Người Tên lửa” trong bài phát biểu trước Liên Hợp Quốc vào ngày 19/9/2017. Trước đó, ông Trump từng dọa sẽ trút “lửa và thịnh nộ” vào Triều Tiên. (Ảnh: AFP)

Ngày 28/11/2017, nhà lãnh đạo Kim Jong-un chỉ đạo phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa mới Hwasong-15. Ông Kim tuyên bố chương trình hạt nhân của Triều Tiên đã “hoàn tất” sau vụ thử tên lửa này, đồng nghĩa với việc vũ khí Triều Tiên đủ khả năng tấn công toàn bộ lãnh thổ Mỹ. (Ảnh: KCNA)
Ngày 28/11/2017, nhà lãnh đạo Kim Jong-un chỉ đạo phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa mới Hwasong-15. Ông Kim tuyên bố chương trình hạt nhân của Triều Tiên đã “hoàn tất” sau vụ thử tên lửa này, đồng nghĩa với việc vũ khí Triều Tiên đủ khả năng tấn công toàn bộ lãnh thổ Mỹ. (Ảnh: KCNA)

Người dân Hàn Quốc theo dõi bản tin về bài phát biểu nhân dịp năm mới của ông Kim Jong-un hôm 1/1/2018. Trong khi ca ngợi về sức mạnh hạt nhân của Triều Tiên, ông Kim cũng để ngỏ khả năng đưa đoàn vận động viên Triều Tiên tới Hàn Quốc dự Thế vận hội mùa Đông. Đây được xem là bước ngoặt cho tiến trình hòa dịu căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên. (Ảnh: AFP)
Người dân Hàn Quốc theo dõi bản tin về bài phát biểu nhân dịp năm mới của ông Kim Jong-un hôm 1/1/2018. Trong khi ca ngợi về sức mạnh hạt nhân của Triều Tiên, ông Kim cũng để ngỏ khả năng đưa đoàn vận động viên Triều Tiên tới Hàn Quốc dự Thế vận hội mùa Đông. Đây được xem là bước ngoặt cho tiến trình hòa dịu căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên. (Ảnh: AFP)

Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence (thứ hai từ phải sang hàng dưới) ngồi phía trước bà Kim Yo-jong, em gái nhà lãnh đạo Kim Jong-un, tại lễ khai mạc Thế vận hội mùa Đông ở Hàn Quốc ngày 9/2. Sự kiện này là một phần trong nỗ lực ngoại giao giữa Mỹ, Triều Tiên và Hàn Quốc nhằm hạ nhiệt căng thẳng. (Ảnh: Getty)
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence (thứ hai từ phải sang hàng dưới) ngồi phía trước bà Kim Yo-jong, em gái nhà lãnh đạo Kim Jong-un, tại lễ khai mạc Thế vận hội mùa Đông ở Hàn Quốc ngày 9/2. Sự kiện này là một phần trong nỗ lực ngoại giao giữa Mỹ, Triều Tiên và Hàn Quốc nhằm hạ nhiệt căng thẳng. (Ảnh: Getty)

Đặc phái viên Hàn Quốc Chung Eui-yong bất ngờ thông báo với các phóng viên tại Nhà Trắng rằng Tổng thống Donald Trump sẽ gặp nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Bước đột phá về ngoại giao này đã thu hút sự chú ý của toàn thế giới. (Ảnh: Bloomberg)
Đặc phái viên Hàn Quốc Chung Eui-yong bất ngờ thông báo với các phóng viên tại Nhà Trắng rằng Tổng thống Donald Trump sẽ gặp nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Bước đột phá về ngoại giao này đã thu hút sự chú ý của toàn thế giới. (Ảnh: Bloomberg)

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tiến hành 2 chuyến đi liên tiếp tới Triều Tiên gặp nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Ông Pompeo là quan chức cấp cao nhất của Mỹ tới Triều Tiên từ sau chuyến đi của Ngoại trưởng Albright năm 2000. (Ảnh: KCNA)
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tiến hành 2 chuyến đi liên tiếp tới Triều Tiên gặp nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Ông Pompeo là quan chức cấp cao nhất của Mỹ tới Triều Tiên từ sau chuyến đi của Ngoại trưởng Albright năm 2000. (Ảnh: KCNA)

Người biểu tình Hàn Quốc thể hiện sự giận dữ sau khi Tổng thống Trump tuyên bố hủy cuộc gặp với ông Kim Jong-un do bất bình về những tuyên bố thù địch của Bình Nhưỡng hôm 25/5. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Mỹ đã đổi ý không lâu sau đó và kế hoạch thượng đỉnh vẫn diễn ra theo đúng lịch trình ban đầu. (Ảnh: EPA)
Người biểu tình Hàn Quốc thể hiện sự giận dữ sau khi Tổng thống Trump tuyên bố hủy cuộc gặp với ông Kim Jong-un do bất bình về những tuyên bố thù địch của Bình Nhưỡng hôm 25/5. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Mỹ đã đổi ý không lâu sau đó và kế hoạch thượng đỉnh vẫn diễn ra theo đúng lịch trình ban đầu. (Ảnh: EPA)

Ngày 1/6, Tổng thống Trump đón Phó Chủ tịch đảng Lao động Triều Tiên Kim Yong-chol tại Nhà Trắng. Ông Kim Yong-chol mang thư của nhà lãnh đạo Kim Jong-un tới trao tận tay cho ông Trump. (Ảnh: Getty)
Ngày 1/6, Tổng thống Trump đón Phó Chủ tịch đảng Lao động Triều Tiên Kim Yong-chol tại Nhà Trắng. Ông Kim Yong-chol mang thư của nhà lãnh đạo Kim Jong-un tới trao tận tay cho ông Trump. (Ảnh: Getty)

Thành Đạt

Theo Bloomberg