1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024
  4. Chiến sự Israel - Hamas

Chặng đường chông gai trước cuộc đàm phán lịch sử Mỹ - Triều (1)

(Dân trí) - Ông Donald Trump sẽ trở thành tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên gặp một nhà lãnh đạo Triều Tiên vào ngày 12/6 tới và sự kiện lịch sử này được kỳ vọng sẽ chấm dứt chặng đường đối đầu kéo dài suốt 70 năm giữa hai quốc gia này.

Quân đội Mỹ tiến vào Seoul vào tháng 9/1945. Sau khi Nhật Bản đầu hàng, Liên Xô đã đưa quân vào phía bắc còn Mỹ đưa quân vào phía nam bán đảo Triều Tiên. Cho tới năm 1948, cả hai chính quyền ở phía bắc và phía nam bán đảo Triều Tiên đều tìm cách để thống nhất bán đảo dưới một ngọn cờ của riêng mình. (Ảnh: Getty)
Quân đội Mỹ tiến vào Seoul vào tháng 9/1945. Sau khi Nhật Bản đầu hàng, Liên Xô đã đưa quân vào phía bắc còn Mỹ đưa quân vào phía nam bán đảo Triều Tiên. Cho tới năm 1948, cả hai chính quyền ở phía bắc và phía nam bán đảo Triều Tiên đều tìm cách để thống nhất bán đảo dưới một ngọn cờ của riêng mình. (Ảnh: Getty)

Một lính thủy quân lục chiến Mỹ cắm cờ Mỹ trên nóc lãnh sự quán Mỹ tại Seoul vào tháng 9/1950 sau khi lực lượng phía bắc tràn xuống và tiến hành cuộc tấn công. 15 quốc gia khác đã tham gia Lực lượng Liên Hợp Quốc do Tướng Douglas MacAthur dẫn đầu đã đẩy lùi quân Triều Tiên về phía biên giới Trung Quốc. (Ảnh: Getty)
Một lính thủy quân lục chiến Mỹ cắm cờ Mỹ trên nóc lãnh sự quán Mỹ tại Seoul vào tháng 9/1950 sau khi lực lượng phía bắc tràn xuống và tiến hành cuộc tấn công. 15 quốc gia khác đã tham gia Lực lượng Liên Hợp Quốc do Tướng Douglas MacAthur dẫn đầu đã đẩy lùi quân Triều Tiên về phía biên giới Trung Quốc. (Ảnh: Getty)

Lính Trung Quốc vượt sông Áp Lục tiến vào Triều Tiên vào tháng 10/1950 và đây là thời khắc quyết định của cuộc xung đột. Lực lượng của Triều Tiên và Trung Quốc đã đẩy lùi quân Liên Hợp Quốc xuống phía nam của vĩ tuyến 38. (Ảnh: Getty)
Lính Trung Quốc vượt sông Áp Lục tiến vào Triều Tiên vào tháng 10/1950 và đây là thời khắc quyết định của cuộc xung đột. Lực lượng của Triều Tiên và Trung Quốc đã đẩy lùi quân Liên Hợp Quốc xuống phía nam của vĩ tuyến 38. (Ảnh: Getty)

Lãnh tụ tối cao Triều Tiên Kim Nhật Thành (hàng trên bên phải) gặp các cố vấn Liên Xô vào tháng 11/1950. Liên Xô khi đó tránh xung đột trực tiếp với lực lượng của Liên Hợp Quốc và chọn phương án cố vấn từ phía sau cho Triều Tiên. (Ảnh: Getty)
Lãnh tụ tối cao Triều Tiên Kim Nhật Thành (hàng trên bên phải) gặp các cố vấn Liên Xô vào tháng 11/1950. Liên Xô khi đó tránh xung đột trực tiếp với lực lượng của Liên Hợp Quốc và chọn phương án cố vấn từ phía sau cho Triều Tiên. (Ảnh: Getty)

Các sĩ quan Mỹ và Triều Tiên tới ngôi làng Panmunjom ở biên giới liên Triều vào tháng 11/1951 để đàm phán đình chiến. Các cuộc đàm phán này kéo dài tới năm 1953. Tù nhân của hai phía cũng được trao trả và nhiều người Triều Tiên từ chối trở về quê nhà. (Ảnh: Getty)
Các sĩ quan Mỹ và Triều Tiên tới ngôi làng Panmunjom ở biên giới liên Triều vào tháng 11/1951 để đàm phán đình chiến. Các cuộc đàm phán này kéo dài tới năm 1953. Tù nhân của hai phía cũng được trao trả và nhiều người Triều Tiên từ chối trở về quê nhà. (Ảnh: Getty)

Tổng thống Mỹ đắc cử Dwight Eisenhower (trái) ngồi ăn cùng các binh sĩ Mỹ tại tiền tuyến vào tháng 11/1952. Trong chiến dịch tranh cử, ông Eisenhower chỉ trích Tổng thống Harry Truman vì không thể kết thúc cuộc chiến tranh Triều Tiên và cam kết sẽ chấm dứt cuộc chiến này. (Ảnh: Getty)
Tổng thống Mỹ đắc cử Dwight Eisenhower (trái) ngồi ăn cùng các binh sĩ Mỹ tại tiền tuyến vào tháng 11/1952. Trong chiến dịch tranh cử, ông Eisenhower chỉ trích Tổng thống Harry Truman vì không thể kết thúc cuộc chiến tranh Triều Tiên và cam kết sẽ chấm dứt cuộc chiến này. (Ảnh: Getty)

Một sĩ quan liên lạc Mỹ (phải) tranh luận với một người đồng cấp Triều Tiên vào tháng 4/1953 tại Panmujom trong cuộc đàm phán đình chiến. (Ảnh: AFP)
Một sĩ quan liên lạc Mỹ (phải) tranh luận với một người đồng cấp Triều Tiên vào tháng 4/1953 tại Panmujom trong cuộc đàm phán đình chiến. (Ảnh: AFP)

Hai tướng W. K. Harrison Jr. (trái) và Nam Il (phải) ký thỏa thuận đình chiến chấm dứt cuộc xung đột kéo dài 3 năm trên bán đảo Triều Tiên vào tháng 7/1953. Tuy nhiên do hiệp ước hòa bình chưa được ký kết nên bán đảo Triều Tiên về mặt kỹ thuật vẫn ở trong tình trạng chiến tranh. (Ảnh: Getty)
Hai tướng W. K. Harrison Jr. (trái) và Nam Il (phải) ký thỏa thuận đình chiến chấm dứt cuộc xung đột kéo dài 3 năm trên bán đảo Triều Tiên vào tháng 7/1953. Tuy nhiên do hiệp ước hòa bình chưa được ký kết nên bán đảo Triều Tiên về mặt kỹ thuật vẫn ở trong tình trạng chiến tranh. (Ảnh: Getty)

Những người lính Mỹ bắt tay những người lính của Quân đội Nhân dân Triều Tiên tại buổi lễ sau khi thỏa thuận đình chiến được ký kết. Thỏa thuận này thiết lập một dải đất rộng 4km làm vùng phi quân sự chia tách Hàn Quốc và Triều Tiên. (Ảnh: Getty)
Những người lính Mỹ bắt tay những người lính của Quân đội Nhân dân Triều Tiên tại buổi lễ sau khi thỏa thuận đình chiến được ký kết. Thỏa thuận này thiết lập một dải đất rộng 4km làm vùng phi quân sự chia tách Hàn Quốc và Triều Tiên. (Ảnh: Getty)

Phó Tổng thống Mỹ Richard Nixon tới thăm binh sĩ Mỹ gần khu phi quân sự liên Triều vào tháng 11/1953. Một trong số các nhiệm vụ của ông Nixon là ngăn Tổng thống Hàn Quốc Rhee Syng-man, người phản đối thỏa thuận đình chiến, tái khởi động chiến tranh với hy vọng tái thống nhất bán đảo Triều Tiên. (Ảnh: Getty)
Phó Tổng thống Mỹ Richard Nixon tới thăm binh sĩ Mỹ gần khu phi quân sự liên Triều vào tháng 11/1953. Một trong số các nhiệm vụ của ông Nixon là ngăn Tổng thống Hàn Quốc Rhee Syng-man, người phản đối thỏa thuận đình chiến, tái khởi động chiến tranh với hy vọng tái thống nhất bán đảo Triều Tiên. (Ảnh: Getty)

Các thủy thủ trên tàu USS Pueblo của Hải quân Mỹ chuẩn bị lên máy bay vào tháng 12/1968 sau 11 tháng bị Triều Tiên giam giữ vì nghi tiến hành hoạt động do thám. Vụ Triều Tiên bắt giữ tàu Mỹ là một trong những vụ đối đầu căng thẳng nhất giữa hai nước trong nhiều năm sau khi ký thỏa thuận đình chiến. (Ảnh: Getty)
Các thủy thủ trên tàu USS Pueblo của Hải quân Mỹ chuẩn bị lên máy bay vào tháng 12/1968 sau 11 tháng bị Triều Tiên giam giữ vì nghi tiến hành hoạt động do thám. Vụ Triều Tiên bắt giữ tàu Mỹ là một trong những vụ đối đầu căng thẳng nhất giữa hai nước trong nhiều năm sau khi ký thỏa thuận đình chiến. (Ảnh: Getty)

Các lực lượng an ninh Mỹ-Hàn và Triều Tiên đụng độ tại biên giới liên Triều vào tháng 8/1976 khi những người lính Triều Tiên dùng rìu giết chết hai lính Mỹ. Các binh sĩ Mỹ được điều tới khu vực này để chặt một cây bạch dương vì cho rằng cây này chắn tầm nhìn của trạm quan sát Liên Hợp Quốc, tuy nhiên phía Triều Tiên phản đối vì cho rằng cây bạch dương do cố lãnh đạo Kim Nhật Thành tự tay trồng. (Ảnh: Getty)
Các lực lượng an ninh Mỹ-Hàn và Triều Tiên đụng độ tại biên giới liên Triều vào tháng 8/1976 khi những người lính Triều Tiên dùng rìu giết chết hai lính Mỹ. Các binh sĩ Mỹ được điều tới khu vực này để chặt một cây bạch dương vì cho rằng cây này chắn tầm nhìn của trạm quan sát Liên Hợp Quốc, tuy nhiên phía Triều Tiên phản đối vì cho rằng cây bạch dương do cố lãnh đạo Kim Nhật Thành tự tay trồng. (Ảnh: Getty)

Tổng thống Mỹ Ronald Reagan quan sát Triều Tiên từ đài quan sát đặt tại đồn gác của Mỹ ở Khu phi quân sự liên Triều vào tháng 11/1983. “Chúng ta đang đối mặt với kẻ thù khó đoán, được vũ trang mạnh mẽ và không tiếc sức người”, ông Reagan nói với các binh sĩ (Ảnh: Getty)
Tổng thống Mỹ Ronald Reagan quan sát Triều Tiên từ đài quan sát đặt tại đồn gác của Mỹ ở Khu phi quân sự liên Triều vào tháng 11/1983. “Chúng ta đang đối mặt với kẻ thù khó đoán, được vũ trang mạnh mẽ và không tiếc sức người”, ông Reagan nói với các binh sĩ (Ảnh: Getty)

Tổng thống Mỹ Bill Clinton thị sát Cây cầu Không trở lại chia tách Hàn Quốc và Triều Tiên vào tháng 7/1993. “Nếu Triều Tiên phát triển hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân, đó sẽ là dấu chấm hết của nước này”, ông Clinton nói với các binh sĩ. (Ảnh: AFP)
Tổng thống Mỹ Bill Clinton thị sát Cây cầu Không trở lại chia tách Hàn Quốc và Triều Tiên vào tháng 7/1993. “Nếu Triều Tiên phát triển hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân, đó sẽ là dấu chấm hết của nước này”, ông Clinton nói với các binh sĩ. (Ảnh: AFP)

(còn tiếp)

Thành Đạt

Theo Bloomberg