1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Chân dung nhà giàu mới nổi Trung Quốc

Họ là những người kiếm tiền cực kỳ nhanh chóng trong một nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Họ rất năng động và tiêu tiền phóng tay cho các loại hàng hiệu và muốn chiều chuộng bản thân. Viện Nghiên cứu thị trường Trung Quốc xếp những người này vào nhóm "nhà giàu mới nổi".

Những người này có lương cao, sức mua cực lớn. Họ có học vấn và liên tục tìm kiếm những cái mới.

 

Hầu hết những người giàu mới ở Trung Quốc đang trong độ tuổi 25-34, sinh ra trong thập niên 70. Có tới 90% số này có nhà riêng và xe hơi. Hầu hết họ sở hữu các đồ điện tử và công nghệ cao, và đối với những người này, điều quan tâm số 1 trong khi mua sắm là hàng hiệu.

 

Các nhà giàu mới này là độc giả trung thành và sốt sắng của báo chí, muốn được thông tin không chỉ tin tức kinh doanh, thế giới mà tất tật các loại chuyện trên đời. Cập nhật thông tin là điều tất nhiên với họ, bởi 40% số người này đầu tư vào thị trường chứng khoán.

 

Tuy nhiên người giàu mới cũng quan tâm đến cuộc sống của giới bình dân, những người không được khá giả như họ.

 

"Nếu người nghèo không có cuộc sống tốt, nếu ngày càng có nhiều người thất nghiệp, khoảng cách giàu nghèo ở Trung Quốc sẽ rộng ra, dẫn đến bất ổn định. Cuối cùng, tình trạng đó sẽ ảnh hưởng đến chúng tôi. Chúng ta cần kết nối cuộc sống của mình với số phận của cả đất nước", Wang Dongminh, chủ tịch một công ty ở Bắc Kinh nhận xét. Wang được coi là người giàu hơn cả những người giàu.

 

Wang thường góp tiền cho các hoạt động từ thiện, nhưng vẫn than phiền rằng Trung Quốc thiếu một môi trường thích hợp cho việc này, và thường "lăn tăn" không chắc bao nhiêu phần trăm trong số tiền ông đóng góp đến được tay người nghèo khó.

 

Giới nhà giàu mới của Trung Quốc cũng có thành kiến với chế độ quân phiệt Nhật trước đây, nhưng vẫn là những khách hàng trung thành của hàng hoá nước láng giềng.

 

Chân dung nhà giàu mới nổi Trung Quốc - 1
 

Thanh niên giàu có trong một hộp đêm

đông khách ở Thượng Hải.

 

Một doanh nhân tên là Li Bing nói: "Hầu hết đồ gia dụng trong nhà tôi là hàng Nhật. Tôi chọn sản phẩm vì nó tốt, chứ không vì nó được làm ở đâu. Tôi cũng muốn mua hàng nội, nhưng chất lượng chán quá".

 

Với nhóm các nhà giàu, hình thức giải trí phổ biến nhất là đi xem phim. "Họ xem phim gì? Chúng ta đều biết là người Trung Quốc thích phim của Hollywood", nhà xã hội học Li Mingshui cho biết.

 

Hầu hết được sinh ra trong thập kỷ 70 và 80, những người giàu mới chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hoá Trung Quốc thời kỳ này và sau đó. "Họ không được hưởng những hoạt động văn hoá đa dạng và nhiều màu sắc trong thời niên thiếu, và giờ đây là lúc họ hào hứng chào đón nó. Nhóm này thích sưu tập DVD và bị ảnh hưởng mạnh bởi văn hoá Mỹ", Li Mingshui nói.

 

"Họ thường phản đối mạnh mẽ các hành động của Mỹ, chẳng hạn chiến tranh Iraq và vụ ném bom sứ quán Trung Quốc ở Nam Tư, nhưng lại thường chấp nhận lối sống và cách nghĩ của người Mỹ".

 

Xu Lin, một nhà quản lý cấp trung làm việc trong lĩnh vực truyền thông, cho rằng người giàu Trung Quốc có những giấc mơ riêng, nhưng thường xây dựng chúng trên những khuôn thước Mỹ - rồi sau đó điều chỉnh giấc mơ cho hợp với thực tế Trung Quốc.

 

Theo T. Huyền

Vnexpress/IHT

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm