1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Câu lạc bộ hạt nhân - những con số ít biết

Câu lạc bộ hạt nhân (Nuclear Club) hay N.Club là thuật ngữ được sử dụng chính thức trong địa chính trị nói về nhóm các nước sở hữu vũ khí hạt nhân.

Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) ra đời năm 1968 nhằm ngăn chặn việc sản xuất loại vũ khí này và hạn số lượng của N.Club đến 5 thành viên, tuy nhiên cũng có một số quốc gia từ chối ký NPT.

Câu lạc bộ hạt nhân - những con số ít biết - 1

Mặc dù NPT nhằm hạn chế công nghệ vũ khí hạt nhân, nhưng nó vẫn "bảo lưu" quyền sử dụng cho mục đích hòa bình và dân sinh, như cho việc sản xuất năng lượng và cho nghiên khoa học hay ứng dụng trong lĩnh vực y tế.

1. Tám quốc gia kiểm soát ít nhất 15.600 đầu đạn hạt nhân

Tám quốc gia kiểm soát ít nhất 15.600 đầu đạn hạt nhân
Tám quốc gia kiểm soát ít nhất 15.600 đầu đạn hạt nhân

Danh sách các nước được xác định có vũ khí hạt nhân gồm: Mỹ, Nga, Pháp, Trung Quốc, Anh, Ấn Độ, Pakistan và Triều Tiên.

Israel cũng có hoặc có thể không có, vì chính sách sản xuất vũ khí của Israel rất mập mờ nên có thể xếp quốc gia này vào phần còn lại của thế giới.

Năm nước đầu tiên là các thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Hiệp ước NPT công nhận những nước này có vũ khí hạt nhân. Bốn nước còn lại không ký kết hiệp ước NPT.

2. Năm nước sở hữu vũ khí hạt nhân của nước ngoài nhiều nhất

Vũ khí hạt nhân của Đức
Vũ khí hạt nhân của Đức

Gồm Bỉ, Đức, Hà Lan, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ, các nước này sử dụng vũ khí hạt nhân của Mỹ theo thỏa thuận của NATO.

30 quốc gia khác cũng đang sử dụng công nghệ hạt nhân để tạo năng lượng theo các điều khoản của hiệp ước NPT.

3. Nam Phi là quốc gia duy nhất tháo dỡ kho vũ khí hạt nhân

Cơ sở sản xuất vũ khí hạt nhân ở gần Pretoria của Nam Phi đã bị loại bỏ. Đây là nơi sản xuất vũ khí hạt nhân dạng súng dùng trên không.

Nam Phi- quốc gia duy nhất sản xuất được vũ khí hạt nhân và cũng tự nguyện gỡ bỏ kho vũ khí này
Nam Phi- quốc gia duy nhất sản xuất được vũ khí hạt nhân và cũng tự nguyện gỡ bỏ kho vũ khí này

Từ thập niên 60 đến 80 của thế kỷ trước, chế độ phân biệt chủng tộc Apartheid Nam Phi đã theo đuổi chương trình vũ khí hạt nhân. Lắp ráp 6 vũ khí với sự giúp đỡ từ Israel. Điệp viên Liên Xô đã phát hiện thấy nhưng Apartheid đã từ chối.

Khi chính quyền Apartheid sụp đổ, Đảng Đại hội Dân tộc Phi (do Nelson Mandela đứng đầu) lên nắm quyền đã tháo dỡ kho vũ khí này. Ngoài ra, Nam Phi là quốc gia duy nhất không theo đuổi chương trình WMD.

4. 59 quốc gia khác có năng lực sản xuất được vũ khí hạt nhân

Vũ khí hạt nhân của Libya
Vũ khí hạt nhân của Libya

Ngoài những nước có trong câu lạc bộ N.Club, Nam Phi, Argentina, Mexico, Canada, Úc, Việt Nam, Nhật Bản, Uzbekistan, Áo, Belarus, Bỉ, Cộng hòa Séc, Đức, Hungary, Ý, Hà Lan, Ba Lan, Thụy Sĩ, Na Uy, Thụy Điển và Ukraine đều có công nghệ và vật liệu để sản xuất loại vũ khí này.

Iraq, Libya, Syria, Brazil, Hàn Quốc và Đài Loan đã từng có chương trình vũ khí hạt nhân trong quá khứ, nhưng đã công khai giãn thực hiện các chương trình nói trên.

5. Kho vũ khí hạn nhân toàn cầu ngốn nghìn tỷ $ mỗi năm cho việc bảo dưỡng

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Thậm chí hai mươi năm sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, hàng ngàn vũ khí hạt nhân có mặt trên thế giới đã ngốn trên 1 nghìn tỷ $/thập kỷ cho việc bảo dưỡng.

6. Đến năm 2020, Pakistan sẽ có kho dự trữ lớn thứ ba thế giới

Tên lửa đạn đạo của Pakistan
Tên lửa đạn đạo của Pakistan

Theo báo cáo của Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế và Trung tâm Stimson công bố tháng 8/2015, dự kiến đến 2020, Pakistan sẽ có kho dự trữ vũ khí hạt nhân lớn thứ ba thế giới, khoảng 350 đầu đạn hạt nhân.

Tháng 12/2015 Pakistan cũng đã thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo có độ bắn xa 560 dặm (trên 900 km).

7. Thành công ngoài dự kiến của Chương trình không phổ biến vũ khí hạt nhân

Vũ khí hạt nhân của Triều Tiên
Vũ khí hạt nhân của Triều Tiên

Ấn Độ và Pakistan phát triển đầu đạn hạt nhân vào năm 1998. Năm 2003, Triều Tiên rút khỏi Hiệp ước NPT và từ đó tiến hành nhiều thử nghiệm vũ khí mới. Tại thời điểm ký kết NPT, ước tính có khoảng 20-30 quốc gia có vũ khí hạt nhân nhưng đến năm 1985 chỉ có ba hoặc bốn quốc gia phát triển vũ khí này.

8. Chỉ có hai nước được xem là cường quốc hạt nhân của thế giới

Vũ khí hạt nhân của Nga
Vũ khí hạt nhân của Nga

Đó là Nga và Mỹ, cả hai quốc gia này có khả năng tấn công bất cứ nơi nào trên thế giới bằng tên lửa đạn đạo liên lục địa hoặc vũ khí từ tàu ngầm. Ấn Độ và Pakistan có khả năng tấn công trong khu vực. Riêng khả năng và phạm vi của các loại vũ khí của Triều Tiên và Israel đến nay vẫn chưa rõ cụ thể.

Vũ khí hạt nhân của Mỹ
Vũ khí hạt nhân của Mỹ

9. Ba nước thực sự được thừa kế vũ khí hạt nhân

Vũ khí hạt nhân của Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh lạnh
Vũ khí hạt nhân của Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh lạnh

Đó là Belarus, Kazakhstan và Ukraine, cả ba được thừa hưởng kho dự trữ hạt nhân sau khi Liên Xô tan rã nhưng ngay sau đó những vũ khí này được đưa trở lại cho Nga và các nước này tham gia ký hiệp ước NPT.

Theo Ngọc Anh

Đất Việt