1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Cáo buộc Syria có vũ khí hóa học, Mỹ quyết hạ Assad?

Mỹ và đồng minh không thể thực hiện được kịch bản Iraq.2 tại Syria, nhưng việc Washington muốn đưa Assad trở thành một Saddam.2 thì sao?

Mỹ cáo buộc chính quyền Assad không trung thực về khai báo VKHH

Truyền thông quốc tế đưa tin, trong cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng Israel Avigdor Lieberman, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis cho rằng chính quyền Assad đã không trung thực khi thông báo về số lượng vũ khí hóa học (VKHH) mà Damascus sở hữu.

"Bất chấp thỏa thuận với cộng đồng quốc tế, quân chính phủ Syria vẫn sử dụng vũ khí hóa học trong khi lại tuyên bố toàn bộ vũ khí hóa học đã được đưa đi tiêu hủy", người đứng đầu Lầu Năm Góc cáo buộc chính quyền Syria.

Washington cho rằng quân đội Syria vẫn đang còn cất giấu các loại vũ khí hóa học chưa được họ khai báo với Tổ chức Cấm phổ biến vũ khí hóa học (OPCW), theo quy định của Khoản III trong Công ước vũ khí hóa học mà Syria đã tham gia từ năm 2013.

Bộ đôi James Mattis - Avigdor Lieberman đều cho rằng Syria cất giấu VKHH
Bộ đôi James Mattis - Avigdor Lieberman đều cho rằng Syria cất giấu VKHH

Như vậy, theo quan điểm của Mỹ, có thể hiểu chính quyền Assad đã lừa dối OPCW khi để ra ngoài danh mục nhiều loại vũ khí hóa học và qua mặt chính quyền Obama, giấu diếm những loại vũ khí độc hại đó để thực hiện các vụ tấn công quân sự và dân sự của mình.

Washington nhận định hành động của Damascus chứng tỏ thỏa thuận hồi năm 2013 giữa chính quyền Assad với Moscow và Washington về việc tiêu hủy toàn bộ kho vũ khí hóa học của Syria, trên thực tế đã không được thực thi đầy đủ.

Vì vậy, qua “vụ tấn công hôm 4/4 cho thấy chính phủ Syria không chỉ nói dối OPCW, nói dối Hội đồng Bảo an LHQ, mà còn qua mặt cả Nga, quốc gia từng đứng ra làm trung gian thiết lập thỏa thuận tiêu hủy kho vũ khí hóa học của Syria hồi năm 2013, giúp cho họ tránh được đòn trừng phạt của phương Tây” theo Diplomat.

Giới tình báo Mỹ thì khẳng định luôn là quân chính phủ Syria đã dùng khí độc thần kinh sarin để tấn công dân thường ở thị trấn Khan Sheikhoun thuộc tỉnh Idlib hôm 4/4, khiến hơn 80 người thiệt mạng, trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em.

Trong khi đó, cả phía Damascus và Moscow đều cho rằng quân đội Syria đã thực hiện vụ tấn công hôm 4/4 và không kích trúng một kho chứa vũ khí hóa học của phe nổi dậy, chứ không phải quân chính phủ sử dụng vũ khí hóa học tấn công dân thường. Vì vậy, Nga và Syria kêu gọi cộng đồng quốc tế điều tra toàn diện vụ việc.

Ngược lại, Washington đã mặc định chính quyền Assad là thủ phạm gây ra “sự kiện Idlib” và quyết định trừng phạt bằng việc phóng 59 quả Tomahawk vào một căn cứ quân sự của Syria.

Tuy nhiên, hành động “tiền trảm” của Washington khiến cho việc “hậu tấu” gặp vô vàn khó khăn, khi các điều tra viên quốc tế không thể tìm ra dấu vết được xem là bằng chứng, được dùng làm cơ sở cho hành động của chính quyền Trump.

Dư luận đặt câu hỏi : Phải chăng việc người đứng đầu Lầu Năm Góc khẳng định chính quyền Assad không trung thực trong khai báo VKHH của Syria là nhằm chứng minh chính quyền Assad đúng là thủ phạm gây ra “sự kiện Idlib” mà không cần đến kết quả của những nhà điều tra quốc tế, bởi không biết đến khi nào mới có kết quả?

Washington luôn mặc định chính quyền Assad là thủ phạm gây ra sự kiện Idlib
Washington luôn mặc định chính quyền Assad là thủ phạm gây ra sự kiện Idlib

Để cho thuyết phục, truyền thông phương Tây còn dẫn nguồn thông tin từ tướng Zaher al-Sakat, người từng phụ trách chương trình vũ khí hóa học của chính phủ Syria. Theo nhà quân sự Syria cho biết thì số vũ khí hóa học còn lại mà quân chính phủ Syria cất giấu đã được chuyển tới hai căn cứ nằm trong phần lãnh thổ kiểm soát của chính phủ Syria.

Không lực lượng nào, kể cả OPCW, có thể tiếp cận những khu vực này nếu như chính phủ Syria không cho người hỗ trợ việc việc giám sát, theo The Telegraph.

Như vậy là đã rõ, việc Trump vội vã quyết định cho “Tomahawk Mỹ bay vào Syria” đã được Washington hợp thức hóa lý do bằng cáo buộc chính quyền Assad lừa dối cộng đồng quốc tế, trong đó có cả Moscow là đồng minh của họ, về VKHH của Syria. Do vậy, cần phải có hành động trừng phạt.

Washington muốn đưa Assad trở thành một Saddam.2?

Có thể khẳng định ngay rằng, Mỹ và đồng minh không thể thực hiện được kịch bản Iraq.2 tại Syria, bởi yếu tố Nga trong ván cờ Syria không cho phép họ thực hiện điều đó. Tuy nhiên, việc Washington muốn đưa Assad trở thành một Saddam phiên bản 2 là hoàn toàn có thể và những hướng đi của họ cũng đang cho thấy họ muốn lặp lại kịch bản đó.

Mỹ và đồng minh muốn lật đổ Tổng thống Assad và muốn nhổ tận gốc rễ chính quyền Assad để tránh hậu họa và điều đó chỉ được thực hiện qua việc luật pháp hóa chính trị, tước quyền và truy tố ông Assad cùng những cộng sự ra toà.

Không đánh chặn Tomahawk là do kỹ thuật hay chiến thuật của Moscow?
Không đánh chặn Tomahawk là do kỹ thuật hay chiến thuật của Moscow?

Cho dù là đồng minh của Damascus, song những động thái gần đây cho thấy dường như Moscow vẫn giấu con bài tủ.

Thứ nhất, quân đội Nga không có bất cứ hành động nào đáp trả việc Mỹ cho “Tomahawk bay vào Syria” khiến dư luận không thể không hoài nghi trước động thái đó.

Moscow cho rằng kỹ thuật của Nga không đủ khả năng đánh chặn Tomahawk Mỹ được xem là một nước đi của Putin nhằm đưa Trump vào thế việt vị trong những nước đi tiếp theo, chứ không hẳn là Moscow bất lực.

Tuy nhiên, nếu vì kỹ thuật thì chứng tỏ Nga chưa đủ khả năng giúp chính quyền Assad giữ vững chủ quyền quốc gia của Syria, còn nếu đó là chiến thuật thì không ai có thể biết được những bước đi tiếp theo của Nga tại Syria.

Thứ hai, Israel không kích vào sân bay Damascus cũng không bị đáp trả bởi lực lượng phòng không của Nga, cho dù Moscow chỉ trích Tel Aviv đã xâm phạm chủ quyền của Syria.

Phải chăng kỹ thuật Nga cũng vẫn không đủ khả năng đáp trả các cuộc tấn công của quân đội Israel?

Quân đội Nga tham gia vào cuộc chiến tại Syria nhằm giúp cho chính quyền Assad giữ vững được vị thế là thực thể chính trị đại diện chủ quyền quốc gia cho Syria, song việc để cho Israel không kích vào Syria như tấn công vào "chỗ không người” đã khiến người ta đặt câu hỏi về phía sau sự giúp đỡ của Moscow.

Phải chăng quân đội Nga bó tay để Israel không kích Syria như tấn công vào chỗ không người?
Phải chăng quân đội Nga bó tay để Israel không kích Syria như tấn công vào chỗ không người?

Thứ ba, việc Nga cùng với Iran và Thổ Nhĩ Kỳ thỏa thuận lập vùng an toàn tại Syria được xem là một bước tiến trong việc tìm kiếm giải pháp toàn diện cho vấn đề Syria, nhưng lại là bước lùi cho chính quyền Assad.

Bởi đây là lần đầu tiên Damascus đã chính thức công nhận vị thế mang tính mặc định của phe đối lập cả trên chính trường lẫn chiến trường.

Việc phe đối lập không công nhận thỏa thuận vì cho rằng Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ đã gạt bỏ một nội dung quan trọng trong bản dự thảo trước đó, từ đó mở đường chính quyền Assad có thể tùy ý sử dụng vũ lực trong vùng an toàn, theo The New York Times.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận thỏa thuận lập vùng an toàn đã đưa chính quyền Assad vào thế bất lợi, nhất là việc thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Syria đã gần như được xác định là nằm ngoài khả năng của Damascus.

Cả việc giữ vững chủ quyền quốc gia lẫn giữ vững sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ đều nằm ngoài khả năng của chính quyền Assad là nguy cơ đe dọa sinh mệnh chính trị của Tổng thống Assad với tư cách là nguyên thủ quốc gia của Syria.

Vị thế chính trị của Tổng thống Assad đang rất yếu
Vị thế chính trị của Tổng thống Assad đang rất yếu

Trước tình thế đó, Moscow phải thể hiện sự lựa chọn và việc lập vùng an toàn cho Syria có thề là bước đi đầu tiên trong sự lựa chọn, mà mục đích là đảm bảo vai trò đạo diễn của Moscow với ván cờ Syria.

Theo Ngọc Việt

Đất Việt