1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Cận cảnh “nơi đáng sợ nhất” trên bán đảo Triều Tiên

(Dân trí) - Từng được cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton mô tả là “khu vực đáng sợ nhất trên Trái Đất”, Khu Phi quân sự liên Triều (DMZ) cho đến nay vẫn được quân đội Triều Tiên và Hàn Quốc triển khai hàng loạt binh sĩ và vũ khí để canh gác cẩn mật suốt ngày đêm.

Khu Phi quân sự liên Triều (DMZ) là dải đất dài 250 km, rộng 4 km, chạy ngang bán đảo Triều Tiên và phân cách đường biên giới liên Triều. Quân đội Triều Tiên và Hàn Quốc đều hiện diện ở DMZ với hàng chục nghìn binh sĩ ở cả hai bên. Trong ảnh: Các binh sĩ Triều Tiên nhìn về phía nam tại làng đình chiến Panmunjom bên trong khu DMZ.
Khu Phi quân sự liên Triều (DMZ) là dải đất dài 250 km, rộng 4 km, chạy ngang bán đảo Triều Tiên và phân cách đường biên giới liên Triều. Quân đội Triều Tiên và Hàn Quốc đều hiện diện ở DMZ với hàng chục nghìn binh sĩ ở cả hai bên. Trong ảnh: Các binh sĩ Triều Tiên nhìn về phía nam tại làng đình chiến Panmunjom bên trong khu DMZ.

Nơi được xem là căng thẳng tại khu DMZ là “Khu An ninh chung (JSA)” ở làng đình chiến Panmunjom. Tại đây, binh sĩ Triều Tiên và Hàn Quốc cùng nhau đứng gác và đối mặt trong suốt hơn 60 năm qua kể từ khi hai nước ký thỏa thuận ngừng bắn. Trong ảnh: Các binh sĩ Triều Tiên làm nhiệm vụ tại làng Panmunjom.
Nơi được xem là căng thẳng tại khu DMZ là “Khu An ninh chung (JSA)” ở làng đình chiến Panmunjom. Tại đây, binh sĩ Triều Tiên và Hàn Quốc cùng nhau đứng gác và đối mặt trong suốt hơn 60 năm qua kể từ khi hai nước ký thỏa thuận ngừng bắn. Trong ảnh: Các binh sĩ Triều Tiên làm nhiệm vụ tại làng Panmunjom.

Giới chức Triều Tiên và Hàn Quốc có thể gặp nhau ở bên trong ngôi nhà tại Khu An ninh chung ở làng đình chiến Panmunjom và khách du lịch cũng có thể tới thăm khu vực này. Trong ảnh: Binh sĩ Triều Tiên nhìn vào trong ngôi nhà ở Panmunjom - nơi một binh sĩ Hàn Quốc đang đứng gác.
Giới chức Triều Tiên và Hàn Quốc có thể gặp nhau ở bên trong ngôi nhà tại Khu An ninh chung ở làng đình chiến Panmunjom và khách du lịch cũng có thể tới thăm khu vực này. Trong ảnh: Binh sĩ Triều Tiên nhìn vào trong ngôi nhà ở Panmunjom - nơi một binh sĩ Hàn Quốc đang đứng gác.

Là một trong những khu vực biên giới được vũ trang dày đặc nhất thế giới, DMZ được quân đội Hàn Quốc và Triều Tiên trang bị dày đặc bãi mìn, các hàng rào dây thép gai, hàng rào điện tử, camera trinh sát và các trạm kiểm soát quân sự. Trong ảnh: Các binh sĩ Mỹ và Hàn Quốc đứng gác tại làng đình chiến Panmunjom.
Là một trong những khu vực biên giới được vũ trang dày đặc nhất thế giới, DMZ được quân đội Hàn Quốc và Triều Tiên trang bị dày đặc bãi mìn, các hàng rào dây thép gai, hàng rào điện tử, camera trinh sát và các trạm kiểm soát quân sự. Trong ảnh: Các binh sĩ Mỹ và Hàn Quốc đứng gác tại làng đình chiến Panmunjom.

Ở phía Nam của DMZ là nơi quân Mỹ đồn trú. Về mặt kỹ thuật, Triều Tiên và Hàn Quốc vẫn đang trong tình trạng chiến tranh kể từ năm 1953. Do vậy, tình hình an ninh tại DMZ luôn được đặt trong tình trạng báo động cao. Trong ảnh: Quân đội Mỹ - Hàn tập trận bắn đạn thật tại khu huấn luyện gần DMZ ở Pocheon, Hàn Quốc.
Ở phía Nam của DMZ là nơi quân Mỹ đồn trú. Về mặt kỹ thuật, Triều Tiên và Hàn Quốc vẫn đang trong tình trạng chiến tranh kể từ năm 1953. Do vậy, tình hình an ninh tại DMZ luôn được đặt trong tình trạng báo động cao. Trong ảnh: Quân đội Mỹ - Hàn tập trận bắn đạn thật tại khu huấn luyện gần DMZ ở Pocheon, Hàn Quốc.


Năm 1993, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton từng gọi DMZ liên Triều là “khu vực đáng sợ nhất trên trái đất”. Tuy nhiên, đây cũng là điểm thu hút khách du lịch từ nhiều nước trên thế giới với hàng nghìn lượt người tham quan mỗi năm. Trong ảnh: Các binh sĩ Triều Tiên chụp ảnh tập thể tại làng Panmunjom.

Năm 1993, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton từng gọi DMZ liên Triều là “khu vực đáng sợ nhất trên trái đất”. Tuy nhiên, đây cũng là điểm thu hút khách du lịch từ nhiều nước trên thế giới với hàng nghìn lượt người tham quan mỗi năm. Trong ảnh: Các binh sĩ Triều Tiên chụp ảnh tập thể tại làng Panmunjom.

Tại DMZ từng xảy ra các vụ tai nạn do mìn được trang bị dày đặc ở khu vực này. Các binh sĩ có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ thiệt mạng nếu vô tình giẫm phải mìn khi đi tuần tra tại DMZ. Trong ảnh: Binh sĩ Triều Tiên dùng ống nhòm quan sát khi đứng trước một trạm gác tại làng đình chiến Panmunjom.
Tại DMZ từng xảy ra các vụ tai nạn do mìn được trang bị dày đặc ở khu vực này. Các binh sĩ có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ thiệt mạng nếu vô tình giẫm phải mìn khi đi tuần tra tại DMZ. Trong ảnh: Binh sĩ Triều Tiên dùng ống nhòm quan sát khi đứng trước một trạm gác tại làng đình chiến Panmunjom.

Năm 2015, hai binh sĩ Hàn Quốc đã bị thương nặng sau khi vấp phải mìn ở DMZ, khiến quan hệ hai nước trở nên căng thẳng. Phía Hàn Quốc cáo buộc Triều Tiên cố tình gài mìn ở khu vực biên giới, song Bình Nhưỡng đã lên tiếng bác bỏ. Trong ảnh: Các binh sĩ Hàn Quốc đi bộ trên cánh đồng bỏ hoang ở phía nam khu DMZ tại Paju, Hàn Quốc.
Năm 2015, hai binh sĩ Hàn Quốc đã bị thương nặng sau khi vấp phải mìn ở DMZ, khiến quan hệ hai nước trở nên căng thẳng. Phía Hàn Quốc cáo buộc Triều Tiên cố tình gài mìn ở khu vực biên giới, song Bình Nhưỡng đã lên tiếng bác bỏ. Trong ảnh: Các binh sĩ Hàn Quốc đi bộ trên cánh đồng bỏ hoang ở phía nam khu DMZ tại Paju, Hàn Quốc.

Những đứa trẻ mặc Hanbok, trang phục truyền thống của Hàn Quốc, chơi đùa trước hàng rào dây thép gai tại khu vực phía nam DMZ ở Paju khi cha mẹ chuẩn bị nghi lễ tưởng nhớ các thành viên gia đình tại Triều Tiên nhân ngày tết cổ truyền Seollal của Hàn Quốc. Seollal là dịp để những người Hàn Quốc trở về quê hương để đoàn tụ với gia đình và tưởng nhớ những người đã khuất.
Những đứa trẻ mặc Hanbok, trang phục truyền thống của Hàn Quốc, chơi đùa trước hàng rào dây thép gai tại khu vực phía nam DMZ ở Paju khi cha mẹ chuẩn bị nghi lễ tưởng nhớ các thành viên gia đình tại Triều Tiên nhân ngày tết cổ truyền Seollal của Hàn Quốc. Seollal là dịp để những người Hàn Quốc trở về quê hương để đoàn tụ với gia đình và tưởng nhớ những người đã khuất.

Cuộc chiến tranh liên Triều (1950-1953) đã khiến nhiều gia đình tại Triều Tiên và Hàn Quốc phải ly tán và phải sống ở hai đất nước, trong đó có nhiều người chưa có cơ hội gặp lại người thân sau hàng chục năm cách biệt. Trong ảnh: Người Hàn Quốc nhìn về phía Triều Tiên qua hàng rào dây thép gai ở Paju gần biên giới liên Triều.
Cuộc chiến tranh liên Triều (1950-1953) đã khiến nhiều gia đình tại Triều Tiên và Hàn Quốc phải ly tán và phải sống ở hai đất nước, trong đó có nhiều người chưa có cơ hội gặp lại người thân sau hàng chục năm cách biệt. Trong ảnh: Người Hàn Quốc nhìn về phía Triều Tiên qua hàng rào dây thép gai ở Paju gần biên giới liên Triều.


Sau khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đề xuất đối thoại hòa bình với Hàn Quốc trong bài phát biểu năm mới hôm 1/1, Bộ trưởng Bộ Thống nhất Hàn Quốc Cho Myoung-gyon đã đề nghị đàm phán cấp cao với Triều Tiên vào tuần tới tại làng đình chiến Panmunjom. Đây được xem là tín hiệu tốt cho việc làm “tan băng” mối quan hệ căng thẳng giữa hai quốc gia láng giềng từ nhiều năm nay. Trong ảnh: Một tờ rơi phản đối nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un xuất hiện tại khu DMZ hồi tháng 3/2016.

Sau khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đề xuất đối thoại hòa bình với Hàn Quốc trong bài phát biểu năm mới hôm 1/1, Bộ trưởng Bộ Thống nhất Hàn Quốc Cho Myoung-gyon đã đề nghị đàm phán cấp cao với Triều Tiên vào tuần tới tại làng đình chiến Panmunjom. Đây được xem là tín hiệu tốt cho việc làm “tan băng” mối quan hệ căng thẳng giữa hai quốc gia láng giềng từ nhiều năm nay. Trong ảnh: Một tờ rơi phản đối nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un xuất hiện tại khu DMZ hồi tháng 3/2016.

Thành Đạt

Ảnh: Reuters