Cận cảnh cửa hàng “người lớn” đầu tiên ở vùng Vịnh
(Dân trí) - Trên đường phố tại Ả-rập Xê-út, nam giới không được phép nói chuyện với phụ nữ nơi công cộng. Nhưng cách đó chỉ khoảng 40km, điện thoại tại “shop phòng the” ở Bahrain không ngừng đổ chuông.
Bà chủ cửa hàng Khadija Mohammed.
Cầu King Fahd Causeway nối liền Ả-rập Xê-út với đảo quốc Bahrain, nơi một số quy định được nới lỏng hơn. Nếu đi từ thủ đô Manama của Bahrain theo đại lộ Baghdad và lái thẳng về phía nam, đến bùng binh là siêu thị Last Chance, nơi khách hàng sẽ tìm thấy một cửa hàng rất khác so với các quy định đạo đức nghiêm ngặt ở Ả-rập Xê-út.
“Gần bùng binh… cạnh hiệu giặt là. Vâng, chúng tôi không bán “của quý” giả đâu, chỉ là các dụng cụ mát xoa thôi. Vâng. Xin hẹn gặp lại”.
Cửa hàng Fashion House của Khadija Mohammed thường cứ 10 phút lại đổ chuông một lần. Cuộc điện thoại mới nhất được thực hiện từ một số điện thoại bắt đầu bằng “+996”, một phụ nữ từ Ả-rập Xê-út. Đó là một khách hàng điển hình tại cửa hiệu của Khadijad.
Bên ngoài shop Fashion House dành cho người lớn.
Chiều hôm đó, người phụ nữ đến cửa hàng, giấu mặt bằng chiếc khăm trùm đầu chỉ để hở đôi mắt. Khách hàng này mua một sản phẩm có tên gọi Oui màu đỏ tươi, được miêu tả trên bìa sản phẩm là “một dụng cụ xoa bóp cá nhân đơn giản, nhỏ nhắn, vừa lòng bàn tay”.
Khadija cho hay các phụ nữ thường tới cửa hàng với chiếc khăn trùm đầu. Tuy nhiên, cũng có những phụ nữ không đeo khăn trùm đầu cùng chồng tới cửa hàng. Chồng họ đứng đợi ở một góc trong khi vợ mua đồ.
Bà mẹ 33 tuổi hiện đang là người duy nhất điều hành cửa hàng. Khadija mặc một chiếc áo choàng đen và cho biết cô ước gầy đi vài cân. Bà mẹ 3 con gần đây đã ly hôn. Khadija vừa bán hàng trực tiếp, vừa nhận đơn đặt hàng qua mạng và liên lạc với các nhà cung cấp ở California và Quảng Châu.
Khadija cho hay các sản phẩm được khách hàng chuộng nhất là kem giúp tăng độ lớn của “cậu nhỏ”, đồ lót nhiều mùi hương như dâu, xoài. Khách hàng cũng thường hỏi về của quý giả, thậm chí là các khách hàng nam. Nhưng Fashion House không bán sản phẩm đó. Cửa hàng cũng không bán sách, phim ảnh, búp bê hay tranh ảnh về các bộ phận cơ thể nhạy cảm, vốn bị cấm trong đạo Hồi.
Người phụ nữ trẻ đã mở cửa hàng được 2 năm. Đây từng là cửa hàng bán các dụng cụ tình dục an toàn đầu tiên trên toàn bộ khu vực vùng Vịnh và có thể hiện vẫn là duy nhất. Khadija trước kia bán thời trang truyền thống qua mạng nhưng sau đó cô nhận thấy rằng các sản phẩm dành cho người lớn bán rất chạy. Từ đó, cô đã chuyển đổi mặt hàng kinh doanh.
Khadija cho biết cô không muốn thay đổi thế giới mà chỉ đơn thuần là thoát ra khỏi sự đạo đức giả mà thôi.
“Khách hàng thích chúng. Họ mua các dụng cụ tình dục nhưng không ai ở đây dám nói về chúng. Tôi sẽ gặp phải ít rắc rối hơn nếu mở cửa hàng bí mật tại nhà và kinh doanh trên mạng. Nhưng tôi không muốn kinh doanh giấu giếm như thế”.
Cửa hàng nhỏ đang kinh doanh rất thuận lợi. Khách hàng nữ cũng có mà nam cũng có. Khadija cho biết cô không thể phục vụ số lượng khách hàng đông hơn nữa.
Chủ nhân cửa hàng cũng không phải gặp phải vấn đề gì với các hàng xóm hay những người qua đường. Cô chỉ cần cất một số mặt hàng “bắt mắt” hơn từ tủ kính ngoài. Thậm chí một lãnh tụ Hồi giáo tại một nhà thờ gần đó cũng không phàn nàn gì về công việc kinh doanh của Khadija.
Cửa hàng bán dụng cụ tình dục an toàn không phải là trái phép ở Bahrain. Chiến thắng của Khadija trong một vụ kiện hồi tháng 3 đã khẳng định điều này.
Khadija mở chiếc máy tính xách tay màu hồng, kích chuột vào trang web các quy định của hải quan. Các quy định nhập khẩu của Bahrain cấm nhập khẩu lốp xe đã qua sử dụng, vật liệu có thể tách ra (Fissile aterial), lợn và ngựa. “Luật pháp không hề nói tới các sản phẩm tình dục an toàn”, Khadija nói.
An Bình
Theo Spiegel