1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Cải tạo đảo ở Biển Đông, Trung Quốc đang tàn sát môi trường

Các nhà khoa học ngày càng lo ngại về hoạt động cải tạo đảo phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông gây hậu quả nghiêm trọng đến môi trường tại đây.

Phá hủy hệ thống san hô quý hiếm

Việc Trung Quốc nạo vét cát và san hô để bồi đắp các bãi đá thành các đảo nhân đạo đã phá hủy hệ thống san hô tại đây.

Hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang cải tạo một bãi đá ở Biển Đông.
Hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang cải tạo một bãi đá ở Biển Đông.

Reuters dẫn lời các nhà khoa học nghiên cứu những hình ảnh vệ tinh ở quần đảo Trường Sa cho biết, tác hại của các hoạt động mà Trung Quốc đang tiến hành tại đây còn nghiêm trọng hơn rất nhiều so với những gì họ tính toán ban đầu.

Những lo ngại của các nhà khoa học hoàn toàn tái ngược với những gì mà các quan chức Trung Quốc luôn miệng ra rả tuyên bố rằng Bắc Kinh cam kết bảo vệ các dải san hô cũng như môi trường biển ở Biển Đông theo đúng các công ước của Liên Hợp Quốc mà Trung Quốc tham gia.

Ông John McManus, một nhà sinh vật học đại dương danh tiếng, người đã cùng làm việc với các nhà khoa học Philippines nghiên cứu về Biển Đông, đã khẳng định rằng: “Việc cải tạo đảo của Trung Quốc gây ra thiệt hại vĩnh viễn với tốc độ nhanh nhất đối với các rặng san hô trong suốt lịch sử của nhân loại”.

Không chỉ ở các bãi đá mà Trung Quốc cải tạo, một phần rất lớn các dải san hô xung quanh đó cũng bị phá hủy bởi hoạt động nạo vét để lấy cát bồi đắp các bãi đá đó, ông McManus viết trên một diễn đàn về hải dương học trên mạng do Cơ quan Hải dương và Khí hậu Quốc gia Mỹ điều hành.

Ông McManus đã lên tiếng kêu gọi các bên có liên quan ở Biển Đông gạt sang một bên những tranh chấp và cùng xây dựng một “công viên hải dương hòa bình” để bảo tồn những gì còn sót lại.

Trong khi hầu hết các nước tập trung chỉ trích việc cải tạo đảo của Trung Quốc có thể làm leo thang căng thẳng và gây cản trở tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông nhất là trong bối cảnh Trung Quốc từng khẳng định có thể sử dụng các bãi đá được cải tạo vào mục đích quân sự, thì Philippines lại công khai cáo buộc Trung Quốc đang tàn phá hệ sinh thái ở Biển Đông.

Đầu tuần này, Philippines đã tuyên bố, hoạt động cải tạo đảo của Trung Quốc đã gây thiệt hại kinh tế lên đến 281 triệu USD/năm cho các quốc gia ven biển trong khu vực.

Khi được hỏi về những lo ngại của các nhà khoa học, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại nhắc lại tuyên bố trước đó của Cơ quan Hải dương Quốc gia nước này rằng, Trung Quốc đã tiến hành rất nhiều biện pháp để bảo vệ môi trường.

Cơ quan này còn ngang nhiên khẳng định: “Ảnh hưởng của việc cải tạo đảo đến hệ sinh thái của các rặng san hô chỉ mang tính cục bộ, tạm thời và hoàn toàn có thể kiểm soát được cũng như phục hồi lại như ban đầu”.

Tuy nhiên, cơ quan này từ chối công bố chi tiết những gì họ đã làm để bảo vệ môi trường ở Biển Đông.

Tác động xấu đến đa dạng sinh học

Kể từ khi bắt đầu hoạt động cải tạo đảo vào cuối năm 2013, Trung Quốc đã cải tạo được một diện tích lên đến 8km2.

Trong khi các rặng san hô ở quần đảo Trường Sa có diện tích khá nhỏ so với hệ thống san hô trên toàn cầu, chúng lại được coi là có tính đa dạng sinh học rất cao và cũng chính là nơi trú ngụ của nhiều loại sinh vật biển đang có nguy ngơ bị đe dọa như trai khổng lồ, cá nược và một số loài rùa.

Trong một nghiên cứu của Trường S. Rajaratnam của Singapore, chuyên gia về đại dương và luật Youna Lyons nhận thấy, ngoài 7 bãi đá nói trên, Trung Quốc cũng đã tiến hành nạo vét tại những bãi đá vô chủ gần đó để lấy cát phục vụ hoạt động cải tạo của mình.

Các máy nạo vét của Trung Quốc tấp nập cải tạo đảo. (Ảnh
Các máy nạo vét của Trung Quốc "tấp nập" cải tạo đảo. (Ảnh AP)

“Nhiều rặng san hô nguyên sinh trong hàng trăm năm giờ đã hoàn toàn biến mất”, bà Lyons viết sau khi nghiên cứu nhiều tấm ảnh vệ tinh có độ phân giải lớn.

Bà Lyons cho biết, bà đã thu thập được nhiều chứng cứ cho thất hoạt động nạo vét cát “kiểu Trung Quốc” tại các khu vực rất xa so với những bãi đá mà nước này đang cải tạo.

“Mức độ nạo vét tại các rặng san hô nguyên sinh ở Biển Đông là chưa từng có trong tiền lệ trong lịch sử loài người. Các máy nạo vét của Trung Quốc phải chịu trách nhiệm cho việc tàn sát hàng loạt như thế này”, bà Lyons nói.

Những lời lẽ bao biện của Trung Quốc

Trong khi đó, nhiều quan chức Trung Quốc vẫn “cãi lại” rằng những cơ sở mà nước này xây dựng trên các đảo nhân tạo sẽ giúp bảo vệ môi trường cũng như hỗ trợ việc tìm kiếm cứu nạn và quan sát khí hậu biển.

Các máy nạo vét của Trung Quốc tấp nập cải tạo đảo. (Ảnh
Một bãi đá mà Trung Quốc đã tiến hành xong việc cải tạo và đang xây dựng các công trình trên đó. (Ảnh AP)

Ông Ouyang Yujing, quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố: “Không có nước nào quan tâm nhiều đến việc bảo tồn các đảo, rặng san hô và môi trường biển như Trung Quốc”.

“Ngoài ra, Trung Quốc cũng cực kỳ lưu tâm đến việc xây dựng và bảo vệ các đảo nói trên”, ông Yujing nói và khẳng định, Trung Quốc luôn tuân thủ Công ước của Liên Hợp Quốc về Đa dạng Sinh học và Cấm buôn bán các loài sinh vật quý hiếm./.
 
Theo Trần Khánh/VOV.VN