Cách Mỹ trói các thành viên NATO
Italy đã chật các căn cứ NATO và dần trở thành một vòng xích của Hoa Kỳ trong khối Liên minh quân sự này.
Tốn tiền cho căn cứ quân sự Mỹ
Nhà báo nổi tiếng người Italy Fulvio Grimaldi trong một lần trả lời phỏng vấn báo Nga Sputnik nhận xét rằng: "Chúng tôi đã trở thành nạn nhân của chính sách tự kiềm chế, trái với lợi ích chung của đất nước tôi. Châu Âu đang tự tra tấn bản thân".
Ông Grimaldi nói, vì lợi ích của nước Mỹ, nước Italy của chúng tôi đã áp dụng các biện pháp trừng phạt chống Nga. Kết quả là Moscow bị ảnh hưởng thì ít hơn nhiều so với các cơ sở sản xuất nông nghiệp và công nghiệp của Ý.
Trong khi đó, Italy đã bị quân sự hóa quá mức. Trên lãnh thổ Italy có khoảng 90 căn cứ quân sự của Mỹ thêm nữa là các căn cứ đều thuộc NATO do Hoa Kỳ quản lý.
Đất nước Italy đã phải bỏ ra một khoản gánh nặng tài chính rất lớn cho nền kinh tế để cấp cho các căn cứ quân sự.
Kết quả là Chính phủ cắt giảm những chi tiêu xã hội ví như xây bệnh viện, trường học, làm đẹp cảnh quan....
Chưa kể, chính với những căn cứ này, người Italy có nguy cơ trở thành mục tiêu tấn công từ phía những nước muốn chống lại sự xâm lược của NATO mà vốn Italy là một thành viên.
Đảo Sicily của Italy đã được bố trí hệ thống liên lạc vệ tinh MUOS (Mobile User Objective System) hiện đại nhất của Mỹ, từ đó Mỹ có thể triển khai hành động quân sự ở châu Phi và Trung Đông. Đối với Sicily căn cứ này là một gánh nặng rất lớn.
Còn tại Sardinia, trên một căn cứ khác của Mỹ, các nhà sản xuất thiết bị quân sự cho NATO đều thử nghiệm các loại vũ khí mới gây ô nhiễm môi trường.
Nhà báo Italy cho biết, thiệt hại kinh tế tới từ các căn cứ quân sự này cũng là rất lớn. Bộ Quốc phòng Italy mỗi ngày phải chi trả khoảng 55 triệu euro cho các hoạt động quân sự của NATO trên khắp thế giới.
Chưa kể, các bộ khác cũng phải có các chi phí liên quan và con số này là 80 triệu euro/ngày.
Trong khi Italy không nhận thấy các mối đe dọa nào tới quốc gia của mình thì rõ ràng đây là phần đóng góp vô ích.
Nhà báo này cũng nhắc lại, Mỹ đã thiết lập sự kiểm soát quân sự và sự kiểm soát chính trị trên lãnh thổ Italy ngay sau Thế chiến II.
"Kết quả là Italy bị tước quyền tự chủ. Đáng tiếc, tôi không thấy lý do để lạc quan trong tình huống này. Theo tôi, tình hình tại các nước khác trong EU cũng tương tự như vậy. Tôi muốn hy vọng rằng chính phủ của chúng tôi sẽ suy tính và sẽ thay đổi chính sách trong quan hệ với liên minh NATO", ông Grimaldi bình luận.
Tại Séc, việc có nên ra khỏi Liên minh quân sự NATO cũng đang là một đề tài nóng bỏng.
Đảng những người Cộng sản - một Đảng đứng thứ 3 về mức độ ảnh hưởng trong khuôn khổ chiến dịch trưng cầu về việc rút khỏi NATO mới đây cho thấy phe này đang hướng về phía ủng hộ.
Phó Chủ tịch Đảng này - ông Josef Skala cho biết: "NATO làm những điều trái ngược hoàn toàn với những khẩu hiệu mà họ đưa ra. Chính sách càng ngày càng theo chiều hướng đe dọa an ninh. Trong hội nghị thượng đỉnh Warsawa, NATO đã kéo tới gần biên giới Nga kho vũ khí tấn công lớn nhất kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2. Những động thái quân sự đã lộ diện cả trên đất liền và trên biển".
"Cả Cộng hòa Séc buộc phải tham gia vào liên minh nguy hiểm này Chúng tôi đang bị kéo vào cuộc xung đột với cường quốc năng lượng hạt nhân và NATO biến chúng ta thành những lá chắn sống, những người đầu tiên hứng cú đánh vào thân mình.
Hiện tại, điều này chỉ kích hoạt các kinh phí, gây rủi ro và gây xấu hổ. Nó là một chính sách ngu ngốc. Nó cướp đi việc làm của mọi người. Nó chỉ mang lại lợi ích cho một số ít công dân.
Vì vậy, nó sẽ làm mất hết cả một quan điểm và lợi ích của quốc gia. Chỉ những người đang cố kéo chúng ta vào trò chơi may rủi này mới vớ bẫm", Phó Chủ tịch Đảng này nói.
Mỹ thoải mái dùng căn cứ quân sự ở nước thành viên NATO
Cũng cho rằng Mỹ lôi kéo các quốc gia xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ của mình và nghiễm nhiên tự nguyện chi phí cho các mục đích địa chính trị của Mỹ, chuyên viên Jochen Scholz - sĩ quan không quân Đức hồi hưu nhận xét.
"Tại Romania, Bulgaria và Ba Lan bây giờ đang triển khai những bộ phận của hệ thống NMD. Việc bố trí những tiểu đoàn riêng biệt ở các nước Baltic, theo nhãn quan của tôi, chỉ là bước đi ban đầu", ông Scholz nói.
Tại Đức, Ramstein là căn cứ quân sự Mỹ khét tiếng nhất châu Âu. Từ đó xuất phát các máy bay không người lái cũng như thực hiện các chuyến bay cả đến Iraq.
Vị chuyên viên nhớ lại, trong thời gian cuộc chiến ở Iraq năm 2003, từ các căn cứ không quân của Mỹ, chẳng hạn như từ Shpangdalema ở Eifel (Đức) đã tiến hành những cuộc không kích vào Iraq.
Ramstein cũng là căn cứ quan trọng để điều phối máy bay không người lái từ lãnh thổ châu Âu.
Chưa kể, căn cứ quân sự Ramstein cũng có thể tiến hành hoạt động gián điệp hoặc giám sát.
Các căn cứ Mỹ hiện diện ở Đức và châu Âu do người Mỹ trả một phần chi phí, phần còn lại do Chính phủ Liên bang chi trả. Điều này ghi rõ trong thoả thuận và tất cả đều được thực hiện dưới sự kiểm soát của Bộ Quốc phòng Đức nhưng có sự tham gia của người Mỹ.
Ông Jochen Scholz nhận định, tới nay vẫn chẳng có ý chí chính trị hoặc cơ hội để chấm dứt việc triển khai các đội quân như vậy do áp lực từ phía người Mỹ.
Video: Clip máy bay Typhoon NATO áp sát máy bay của Bộ trưởng Quốc phòng Nga:
Theo Đông Phong
Đất Việt