1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Khủng hoảng Syria: Nga đi nước cờ làm thay đổi cuộc chơi-Kỳ 1

Bối cảnh dẫn tới quyết định can dự

Khi quyết định tăng mức “tiền cược” vào ván bài mới, Tổng thống Nga Vladimir Putin hy vọng sẽ ngăn cản phương Tây không đi quá giới hạn trong vấn đề Syria.

Tăng cường hiện diện quân sự ở mức có giới hạn và tránh đưa quân tham chiến trực tiếp, Nga đã buộc Mỹ và các đồng minh phải thay đổi quan điểm đối với khủng hoảng Syria.

Việc Nga tăng cường chuyển vũ khí, thiết bị tới Syria cùng với nhiều chuyên gia quân sự trong vài tuần qua đã làm dấy lên những đồn đoán về việc Nga chuẩn bị mở rộng vai trò tại cuộc xung đột này. Thời gian sẽ đưa ra câu trả lời, nhưng dường như mọi diễn biến đều cho thấy Nga có kế hoạch buộc Mỹ phải thay đổi cuộc chơi ở Syria.

Mấy tháng trước đây thật chẳng ai có thể ngờ đến một kịch bản như vậy. Thế nhưng, Nga luôn có cách biến điều không thể thành có thể. Cũng tương tự như việc hồi tháng 8/2013 khi Nga đã chớp thời cơ, nêu đề xuất về phá hủy vũ khí hóa học ở Syria, không cho Mỹ có cớ phát động cuộc chiến nhằm lật đổ chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad.

Bối cảnh dẫn tới quyết định can dự - 1

Binh sĩ Syria.

Để rõ nước đi của Nga, cần phải hiểu bối cảnh. Tình hình Syria rất phức tạp - đó là cách nói rập khuôn thường thấy, nhưng thực tế thì có thể đơn giản hơn nhiều. Trong 4 năm nội chiến, lực lượng trung thành với ông Assad luôn nỗ lực, nhưng thế của họ ngày một yếu đi. Chỉ nội trong một năm trở lại đây, quân đội Syria đã liên tục chịu nhiều thất bại trên chiến trường trước các nhóm thánh chiến, gồm có quân khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, nhánh al-Qaeda tại Syria (Mặt trận Jabhat al-Nusra) cùng nhiều chiến binh chống chính quyền. Quân chính phủ không có đủ nguồn lực, nhân lực để đánh bại tất cả các phe phái này và buộc phải lui về thế thủ dọc biên giới Liban tới duyên hải Địa Trung Hải.

Nỗ lực chính trị giải quyết khủng hoảng không đi đến đâu, do bất đồng cơ bản giữa hai liên minh bên ngoài ủng hộ các lực lượng khác nhau bên trong Syria, đó là giữa trục Nga - Iran với Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ và một số nước vùng Vịnh. Mỹ ra giá ông Assad phải từ chức trước khi có bất kì cuộc tiếp xúc hòa đàm nào, trong khi Nga bảo lưu quan điểm phế truất nhà lãnh đạo Syria không thể là điều kiện tiên quyết của giải pháp chính trị. Trong khi đàm phán bế tắc thì Mỹ tiếp tục mở rộng cuộc chiến chống IS với kết quả hạn chế, nhưng vẫn không rời mắt trước “nỗ lực” của chiến binh cực đoan giao tranh với quân chính phủ.

Nếu Nga và Iran không can thiệp theo hướng hậu thuẫn, ủng hộ Syria, sẽ đến lúc chẳng còn binh sĩ Syria muốn ra trận và rồi ông Assad cũng phải thoái lui - vấn đề chỉ là thời gian. Khi Mỹ đạt thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ hồi giữa tháng 7/2015 về lập vùng cấm bay, cho phép liên quân chống IS được sử dụng căn cứ Incirlik làm bàn đạp không kích các mục tiêu ở phía bắc Syria, Nga lập tức nghi ngờ. Trong thỏa thuận Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ này chắc hẳn có những điều khoản mang tính đổi chác: Mỹ cam kết ủng hộ mong muốn bấy lâu của Thổ Nhĩ Kỳ về lật đổ chính quyền ông Assad. Nga nhớ lại can dự của phương Tây ở Lybia hồi năm 2011 và thừa hiểu “vùng cấm bay” cũng có thể lại trở thành “vùng thay đổi thể chế” tại Syria.

Bối cảnh dẫn tới quyết định can dự - 2

Nga không chấp thuận kịch bản Tổng thống Bashar al-Assad bị phế truất bởi vũ lực. (Ảnh: AP)

Nhận ra vị thế ngày một yếu của quân đội Syria, Nga quyết định can thiệp nhằm đáp trả những can dự của Mỹ và đồng minh. Mục tiêu đầu tiên dường như là thành lập một thành trì quanh các thành phố cảng Latakia và Tartus. Nếu Latakia thất thủ, Nga có thể sẽ mất nốt cơ sở hậu cần hải quân ở Tartus và khi đó quân đội Syria sẽ gặp hiểm họa lớn. Việc tăng cường chuyển giao vũ khí được Nga tiến hành khá dồn dập, nhưng có lẽ Nga đã lên kịch bản cho một tình huống cấp thiết như vậy hơn một năm trước.

Nga cũng bắn đi tín hiệu về việc sẵn sàng hiện diện quân sự dài lâu ở Syria, thông qua hoạt động cải tạo, nâng cấp các cơ sở ở Tartus và Latakia. Lượng vũ khí của Nga chuyển tới Syria đã tăng đột biến trong 2 tuần lại đây. Giới chức Mỹ cho biết, Nga đã triển khai 12 xe tăng T90, 15 pháo lựu, 35 xe bọc thép chở quân, 12 tiêm kích Su-24, 12 tiêm kích Su-25, 4 tiêm kích Su-27 cùng với nhiều trực thăng vận tải, trực thăng tấn công. Cùng với đó khoảng 1.500 chuyên gia, nhân viên kĩ thuật cũng đang có mặt ở Syria.

(Đón đọc kỳ cuối: Nước cờ của ông Putin)

Theo Hoài Thanh

baotintuc.vn

Bối cảnh dẫn tới quyết định can dự - 3