1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Biến sức mạnh của châu Á và châu Âu trở thành một quan hệ đối tác thực thụ

(Dân trí) - Các quốc gia ASEAN để có thể tham gia nhiều hơn vào các vấn đề toàn cầu và đảm nhận nhiều trách nhiệm hơn - từ việc hỗ trợ sự phát triển bền vững, thương mại toàn cầu... cho tới ngăn ngừa hay giải quyết một cách hòa bình các cuộc xung đột.

Biến sức mạnh của châu Á và châu Âu trở thành một quan hệ đối tác thực thụ - 1

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh gặp Đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh Liên minh châu Âu kiêm Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu Josep Borrell, ngày 15/12 tại Madrid, Tây Ban Nha. (Ảnh: Thế giới & Việt Nam)

Ông Josep Borrell, Đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh Liên minh châu Âu (EU) kiêm Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu, đã có bài viết chia sẻ về Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao của Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) lần thứ 14 vừa diễn ra tại Madrid, Tây Ban Nha. 

Dân trí trân trọng giới thiệu bài viết của ông:

Từ 15-16/12, tôi đã chủ trì ASEM, hay "Hội nghị Á-Âu". Cụm từ viết tắt có phần phức tạp này lại thực sự là một sự kiện rất liên quan về mặt chính trị đối với cả hai châu lục.

Tôi đã từng đề nghị chủ trì hội nghị này ở Madrid khi tôi còn là Bộ trưởng Ngoại giao Tây Ban Nha và nay tôi đang chủ trì hội nghị này với tư cách là Đại diện Cấp cao của EU về chính sách đối ngoại và an ninh. Điều này đã thể hiện sự quan tâm lớn của cá nhân tôi đối với một châu lục đang có sự chuyển mình rất nhanh chóng đó là châu Á ngày nay.

ASEM quy tụ 53 đối tác bao gồm 28 nước thành viên EU, Na Uy, Thụy Sĩ và khối EU, còn về phía châu Á bao gồm 21 nước và Ban thư ký ASEAN. Tính gộp lại, cả hai châu lục đang đại diện cho: 55% thương mại toàn cầu, 60% GDP toàn cầu, 60% dân số toàn cầu và 75% du lịch toàn cầu.

Tất nhiên việc chỉ đơn giản là đưa các quốc gia lại gần nhau sẽ không thể đảm bảo bất cứ kết quả nào. Nhưng điều này làm gia tăng các cơ hội. Trong những năm gần đây, ASEM đã trở nên ngày một liên quan và chiến lược hơn. Hội nghị ASEM lần này là một cơ hội quan trọng để tăng cường hơn nữa hợp tác giữa châu Âu và châu Á.

Có một sự sẵn sàng rõ ràng từ các quốc gia ASEAN để có thể tham gia nhiều hơn vào các vấn đề toàn cầu và đảm nhận nhiều trách nhiệm hơn - từ việc hỗ trợ sự phát triển bền vững, thương mại toàn cầu dựa trên luật lệ, chia sẻ thông tin về các mối đe dọa xuyên biên giới, cho tới ngăn ngừa hay giải quyết một cách hòa bình các cuộc xung đột.

ASEM đã đạt được những cơ sở hợp lý và động lực mới như là một nền tảng quan trọng để thượng tôn và thúc đẩy những cách tiếp cận đa phương dựa trên luật lệ. Trong một thế giới đầy thách thức như ngày nay, một sự hợp tác và vai trò lãnh đạo như vậy là một yêu cầu cấp bách.

Trong những năm gần đây, sự kết nối bền vững đã là một chủ đề quan trọng trong các cuộc thảo luận của chúng ta - và sẽ tiếp tục là như vậy. Cũng tương tự đối với cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu. Vào tuần trước, chúng tôi đã thông qua Thỏa thuận Xanh EU và đưa ra một cam kết đột phá để khiến châu Âu trở thành lục địa đầu tiên có sự trung hòa carbon vào năm 2050. Nhưng tham vọng của chúng tôi phải ở cấp độ toàn cầu và chúng ta cần có hành động tập thể. Để bảo vệ cho hành tinh của chúng ta và thúc đẩy sự phát triển bền vững, sự hợp tác với các đối tác ở châu Á là yếu tố then chốt.

Ngoài ra, chúng tôi còn hợp tác trong các vấn đề cấp bách nhất của nghị trình quốc tế: tình hình bán đảo Triều Tiên và Bang Rakhine, tiến trình hòa bình Trung Đông, tình hình Iran và khu vực, các nỗ lực để đem lại hòa bình cho Afghanistan - đó chỉ là một vài dẫn chứng cụ thể. Chúng tôi cũng triển khai các công việc đối với sự cần thiết thượng tôn chủ nghĩa đa phương, xử lý các thách thức an ninh, cũng như thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ.

Với sứ mệnh của người Đại diện Cấp cao, tôi sẽ triển khai chính sách đối ngoại của EU với một chủ nghĩa thực tế và một mối quan hệ đối tác mạnh mẽ. Đồng thời tôi mong muốn hợp tác chặt chẽ hơn với các đối tác châu Á về các ưu tiên quan trọng như quan hệ đối tác của chúng tôi với châu Phi, khu vực Tây Ban-Căng, tìm một giải pháp cho tình hình ở Libya, hay một giải pháp hòa bình đối với cuộc xung đột ở khu vực Đông Ukraine về Iran cũng như nhiều vấn đề khác.

Tất cả những vấn đề này được thảo luận trong các hội nghị cấp chính trị của chúng tôi. Nhưng những sự gặp gỡ Á-Âu thực sự vẫn diễn ra hàng ngày.

Các sinh viên đến từ hai châu lục của chúng ta đã sang lục bên kia để học tập ở các trường đại học.

Các giao dịch kinh doanh đã diễn ra giữa các công ty châu Âu và châu Á - cho dù có quy mô lớn hay nhỏ.

Chúng ta đi thăm lục địa của nhau với tư cách là những vị khách du lịch hay là những người bạn bè để tiếp thu những gì tốt đẹp nhất mà châu Á và châu Âu có thể đem lại.

Và các nhà nghiên cứu của hai châu lục chúng ta đã có sự giao thoa về mặt trí tuệ để cùng hướng tới những đổi mới sáng tạo mang tính đột phá.

Tại các hội nghị như ASEM, chúng ta tạo ra một môi trường và các điều kiện để tăng cường những sự liên kết mà chúng ta có giữa các xã hội và nhân dân của mình. Đây chính là mục đích thực sự của những khuôn khổ như ASEM.

Tôi kỳ vọng vào việc triển khai những hoạt động này với các đối tác và bạn bè châu Á của chúng tôi tại hội nghị ASEM ở Madrid và trong những năm tiếp theo. Đã đến lúc chuyển hóa sức mạnh của châu Á và châu Âu thành một mối quan hệ đối tác thực thụ.

Josep Borrell, Đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh  EU kiêm Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu