1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Biển Đông không dành cho kẻ thiếu can đảm

Tờ Energy Tribune hôm 15-2 nhận định, bất kể nước nào chiến thắng đi chăng nữa thì việc khai thác dầu khí trên Biển Đông không dành cho kẻ thiếu can đảm.

Bốn tàu hải giám Trung Quốc tuần tra trên Biển Đông.

Bốn tàu hải giám Trung Quốc tuần tra trên Biển Đông.

Ngày 7-2 vừa qua, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) có bài phân tích về Biển Đông và yêu cầu những nhà hoạch định chính sách, những giám đốc điều hành cơ quan năng lượng, dầu mỏ, khí đốt, những nhà chính trị- địa lý học, nhà báo và công chúng nói chung đang quan tâm đến vấn đề Biển Đông tìm đọc.

Việc EIA có một bài phân tích như vậy là khá hiếm từ trước tới nay. Theo nhận định của tờ Energy Tribune, trong bối cảnh địa chính trị đầy kịch tích trên Biển Đông như hiện nay, báo cáo đưa ra những thông tin cơ bản và tình báo quan trọng.

Vị trí địa lý của Biển Đông cho thấy đây là một trong những vùng nước quan trọng nhất thế giới. Thậm chí, Trung Quốc còn gọi Biển Đông là “Vịnh Ba Tư thứ hai”.

Các báo cáo của EIA bắt đầu bằng việc nhấn mạnh tầm quan trọng của Biển Đông: “Trải dài từ Singapore và eo biển Malacca phía tây nam tới eo biển Đài Loan về phía đông bắc, Biển Đông là một trong những tuyến đường thương mại quan trọng nhất thế giới. Khu vực này giàu có về tài nguyên và có tầm quan trọng lớn về chiến lược và chính trị”.

Hơn một nửa số tàu thương lái hàng năm của thế giới đều phải đi qua eo biển Malacca, Sunda và Lombok, đa phần tiếp tục đi qua Biển Đông. Gần một phần ba thương mại toàn cầu về dầu thô và hơn một nửa thương mại thế giới về khí hóa lỏng tự nhiên đều phải đi qua Biển Đông.

Tuy nhiên, vùng biển này lại không có nhiều đảo lớn. Biển Đông có vài trăm đảo nhỏ, bãi đá và rạn san hô, chủ yếu thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

“Rất nhiều đảo ở khu vực chỉ là đảo chìm, không thích hợp cho việc sinh sống, thậm chí đôi khi còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc vận chuyển”, theo EIA.

Dĩ nhiên, những bãi đá đơn thuần không phải là mối quan tâm lớn dẫn đến những tranh chấp nảy lửa mà chính tài nguyên dầu mỏ, khí đốt mới là nguyên nhân chủ đạo. Đặc biệt với sự tăng trưởng kinh tế theo cấp số nhân của Trung Quốc và bây giờ là ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á), nền kinh tế của hơn ,.8 tỉ người, Châu Á phải cần đến tất cả lượng dầu mỏ và khí đốt mà những nước này có thể nhúng tay vào.

Châu Á đang ngày càng "đói" dầu

EIA dự đoán rằng tổng lượng tiêu thụ dầu của các nước Châu Á sẽ nằm ngoài Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OCED), không bao gồm Nhật Bản và Hàn Quốc, sẽ tăng từ 20% của lượng tiêu thụ toàn cầu vào năm 2008 đến 30% vào năm 2035. Nếu tính cả Nhật Bản, nước nhập khẩu dầu thứ ba thế giới, và Hàn Quốc, nước nhập khẩu dầu thô đứng thứ năm thế giới, con số tiêu thụ năng lượng của khu vực Châu Á- Thái Bình Dương còn khủng khiếp hơn.

Tiêu thụ khí gas tự nhiên của các nước Châu Á nằm ngoài OCED được dự đoán tăng từ 10% trong tổng số khí tiêu thụ toàn cầu vào năm 2008 đến 19% hàng năm từ nay đến năm 2035. Trung Quốc chiếm đến 43% trong tỉ lệ gia tăng này. Điều đó cho thấy Châu Á đang “đói” khí đốt và dầu trong khi Trung Quốc cũng đang trong cơn thèm khát không thể dập tắt về dầu và khí đốt.

Và đó chính xác là những gì nằm bên dưới Biển Đông- đó là dầu khí. EIA ước tính rằng Biển Đông chứa khoảng 11 tỉ thùng dầu và 5 nghìn tỉ mét khối khí đốt tự nhiên. Báo cáo cũng cho biết khó có thể xác định được trữ lượng chính xác của dầu và khí đốt ở Biển Đông vì lý do điều kiện thăm dò và những vẫn đề tranh chấp chủ quyền.

Tuy nhiên, con số do Trung Quốc ước tính còn cao hơn nhiều. Tháng 11 năm ngoái, Tổng Công ty Dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) cho biết Biển Đông chứa khoảng 125 tỉ thùng dầu và 14 nghìn tỉ mét khối khí đốt chưa được khám phá. Đây cũng là một trong những lý do tại sao giàn khoan nước sâu Hải Dương 981 của CNOOC bắt đầu khoan thằm dò Biển Đông vào năm ngoái.

Giàn khoan nước sâu Hải Dương 981 của Trung Quốc.

Giàn khoan nước sâu Hải Dương 981 của Trung Quốc.

Hơn nữa, việc sản xuất khí dầu và khí đốt ở hầu hết các nước Châu Á đang chững lại hoặc giảm sút nên cạnh tranh để kiểm soát Biển Đông lại càng trở nên gay gắt.

Do đó, EIA khuyến nghị rằng việc hiểu hơn về khu vực và những thông tin sắp xảy ra trên khu vực là điều vô cùng cần thiết.

Lấy sự kiện diễn ra hôm 8-2 là một ví dụ. Truyền thông Trung Quốc cho hay Hải quân của Giải phóng quân Trung Quốc (PLA) tiến hành tập trận trên vùng nước giữa Đài Loan và Phillippines. Họ tập những gì? Theo Tân Hoa Xã, ba tàu chiến tiên tiến của Trung Quốc (một tàu khu trục tên lửa và hai tàu khu trục nhỏ có trực thăng) tiến hành tập trận liên quan đến việc trục xuất tàu vi phạm “lãnh hải Trung Quốc”.

Nguồn tài nguyên chưa được khai thác

Tuy nhiên, còn có nhiều thách thức khác bên cạnh những vấn đề về chính trị- địa lý. Bất kể ai chiến thắng đi chăng nữa thì việc khai thác dầu khí trên Biển Đông không dành cho kẻ thiếu can đảm.

“Những nhà sản xuất khí đốt sẽ phải xây dựng hệ thống đường ống dẫn dưới biển với chi phí vô cùng đắt đỏ để vận chuyển gas đến các cơ sở xử lý. Thung lũng ngầm và các dòng chảy mạnh cũng là những vấn đề lớn cản trở việc xây dựng cơ sở hạ tầng để khai thác dầu khí. Bên cạnh đó, khu vực này cũng dễ xảy ra bão lớn làm cản trở cho các cơ sở khoan và chế phẩm dầu khí”, theo nhận định của EIA.

Với thỏa thuận song phương giữa các bên tranh chấp và với những thách thức như trên, có vẻ như tài nguyên ở Biển Đông vẫn chưa thể được khai thác trong tương lai gần. Tuy nhiên, Trung Quốc và toàn khu vực Châu Á- Thái Bình Dương đang rất cần tài nguyên nên cũng không thể chờ đợi quá lâu.

Phan Yến
Theo Energy Tribune