Biển Đông: Bộ trưởng Thương mại Mỹ hoan nghênh cách đối phó của VN
(Dân trí) - Trong cuộc họp báo vào trưa nay 2/6 tại Hà Nội, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Penny Pritzker đã đánh giá cao cách đối phó với căng thẳng hiện nay trên Biển Đông của chính phủ Việt Nam và khẳng định các doanh nghiệp Mỹ luôn quan tâm tới Việt Nam cũng như ASEAN, bất kể tình hình kinh tế có thăm trầm ra sao.
Vấn đề Biển Đông lại tiếp tục bao trùm cuộc họp báo của Bộ trưởng Thương mại Mỹ Penny Pritzker vào trưa nay 2/6, một trong những quan chức Mỹ mới nhất tới thăm Việt Nam trong thời gian vừa qua, sau chuyến thăm của Thứ trưởng ngoại ɧiao Daniel Russel và Chủ tịch tiểu ban châu Á-Thái Bình Dương, Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ Ben Cardin.
Bà Penny Pritzker bày tỏ sự vui mừng khi tới Việt Nam, đất nước mà Mỹ nhìn nhận là đối tác quan trọng trong khối ASEAN. Bà Prɩtzker cho biết bà quay trở lại lại Việt Nam lần này là để thực hiện cam kết mạnh mẽ của chính quyền Tổng thống Obama đối với cả Việt Nam và khu vực. Với tư cách là Bộ trưởng Thương mại, mục đích chuyến thăm lần này của bà là để thúc đẩy mối quan hệ tr˪n mặt trận kinh tế giữa hai bên. Bà khẳng định, giống như nhiều nước ASEAN, thị trường Việt Nam đang tạo ra nhiều cơ hội hợp tác cho các doanh nghiệp Mỹ để cùng phát triển. Vì vậy bà ủng hộ cho sự thịnh vượng của Việt Nam.
Bà cũng ɣho biết, chuyến thăm Việt Nam của bà, “chứng tỏ tầm quan trọng của Việt Nam và khu vực đối với chính quyền của Tổng thống Mỹ Obama, cũng như cộng đồng doanh nghiệp Mỹ.”
Bà nhấn mạnh, sau 20 năm bình thường hóa thương mại giữa hai nʰớc, tăng trưởng thương mại giữa hai bên đã tăng gấp 15 lần. Năm 1994, năm bình thường hóa thương mại Việt-Mỹ, thương mại hai chiều mới ở mức 223 triệu USD song hiện nay con số này đã tăng lên tới 30 tỷ USD. Xuất khẩu của Mỹ vào Việt Nam năm 2013 đạt 5 ɴỷ USD, tăng trưởng 8% so với năm 2012, trong khi Mỹ nhập của Việt Nam 24,6 tỷ USD năm 2013, tăng 21,6% so với năm 2012.
Theo Bộ trưởng Thương mại Mỹ, một trong những cách để thúc đẩy sự thịnh vượng là tiến tới kết thúc đàm phán Hiệɰ định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP). Theo bà TPP sẽ thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa 12 thành viên tham gia, là nền tảng cho sự hội nhập của toàn khu vực rộng lớn châu Á Thái Bình Dương.
Bà trích dẫn dự đoán của Viện Petɥrson cho rằng, Việt Nam có nhiều lợi thế khi tham gia vào TPP và khi các thỏa thuận TPP được áp dụng một cách đầy đủ, xuất khẩu của Việt Nam dự kiến sẽ tăng 32%, trong khi GDP sẽ tăng 25%. “TPP mang lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia, vì vậy chúngȠta đang trao đổi không ngừng để vượt qua các thách thức giữa các bên”, bà cho hay.
Trước câu hỏi về khả năng suy giảm động lực trong tiến trình đàm phán TPP, do thời hạn dự kiến hoàn thành đàm phán TPP đã bị “vỡ” một lần, bà khẳng ȑịnh, không hề có sự suy giảm động lực đàm phán. Bà cho biết theo thông lệ, vòng đàm phán cuối cùng luôn là vòng đàm phán căng thẳng nhất, song đã các bên đã đạt được nhiều tiến triển trong đợt đàm phán mới nhất được thực hiện ở Việt Nam, với nhiều kết ɱuả đáng khích lệ, nhiều vấn đề đã được xem xét, điều phối.
Mỹ vẫn luôn quan tâm tới Việt Nam
Trong phần trả lời câu hỏi của phóng viên, một loạt câu hỏi về tác động, ảnh hưởng đối với thương mạɩ, đầu tư của Mỹ ở Việt Nam và khu vực trước những hành động làm leo thang căng thẳng hiện nay của Trung Quốc ở Biển Đông đã được đề cập.
Bộ trưởng Penny Pritzker cho rằng, dựa vào việc “chúng ta sắp hoàn thành đàm phán về TPP và dựa vào việc các doanh nghiệp Mỹ có mối quan tâm lớn tới Việt Nam, thì đây là thời gian hoàn hảo để chúng ta tăng cường hợp tác hơn nữa và xây dựng nền tảng để từ đó thúc đẩy thương mại hai chiều.”
“Việt Nam có nhiều tiềm năng hợp tác lớn cho các doanh nghiệp Mỹ. Và điều tôi được biết từ các doanh nghiệp Mỹ có mặt ở đây là dù tình hình kinh tế ở đây và khu vực ASEAN có thăng trầm, họ luôn có cam kết lâu dài ở đây, Việt Nam và các nước ASEAN. Và chuyến đi lần này là bằng chứng chứng tỏ sự quan tâm lớn của họ đối với Việt Nam nói riêng và khu vực ASEAN nói chung.”
Trước câu hỏi liệu những căng thẳng hiện nay ở trên Biển Đông có ảnh hưởng ɴới tâm lý đầu tư của Mỹ ở Việt Nam và khu vực bà khẳng định căng thẳng hiện nay ở Biển Đông “không ảnh hưởng đến mối quan tâm của các doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam và khắp khu vực ASEAN”.
Hoan nghênh cách đối phó với căng thẳng ɂiển Đông của chính phủ Việt Nam
Trước lo ngại cho rằng căng thẳng hiện nay trên Biển Đông có thể khiến Trung Quốc trả đũa kinh tế đối với Việt Nam, bà khẳng định quyết định đưa giàn khoan cùng rất nhiều tàu hộ tống mới đây của Tɲung Quốc là khiêu khích và gây căng thẳng. Bà bày tỏ lo ngại trước sự nguy hiểm của hành động trên. Bà nhắc lại Mỹ có quyền lợi quốc gia trong việc duy trì hòa bình và ổn định, sự tôn trọng luật quốc tế và thương mại đúng luật không bị cản trở, bao gồmȠsự tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông. Bà cũng nhắc lại quan điểm nhất quán từ trước tới nay của Mỹ, đó là ủng hộ dùng nỗ lực ngoại giao và các cách hòa bình khác để giải quyết tranh chấp, trong đó có cơ chế luật pháp quốc tế.
ȍ“Như tôi đã nói trước đó, (căng thẳng hiện nay-pv) cho đến nay không ảnh hưởng tới tâm lý của các doanh nghiệp Mỹ, xét về mong muốn hiện diện của họ và tôi đánh giá rất cao cách thức chính phủ Việt Nam đã đối phó với tình hình cho tới thời điểm hiệnȠnay.”
Cũng trong cuộc họp báo vào trưa nay, Bộ trưởng Penny Pritzker cho biết trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam, bà tiếp kiến Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và có cuộc gặp với Bộ trưởng ɂộ Công Thương Vũ Huy Hoàng. Và dù thời gian ngắn ngủi, “chúng tôi đã cố gắng trao đổi nhiều vấn đề liên quan nhằm phát triển quan hệ giữa hai nước”, bà Penny Pritzker cho hay.
Vũ Quý