1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Báo Nga: Trung Quốc có thể tấn công Mỹ?

Ngày 29/5, Tờ “Russkaia Planeta” (Nga) đăng bài viết với của tác giả Daria Andreeva tổng hợp ý kiến của các chuyên gia Mỹ, Nga quanh vấn đề quan hệ Trung–Mỹ.

(Về) mối quan hệ trong thời gian gần đây và “Sách trắng (quốc phòng)” mới công bố của Trung Quốc. Xin giới thiệu lại với bạn đọc, một số từ và cụm từ người dịch để trong ngoặc kép vì là người Việt Nam. 

Bắc Kinh vừa mới cho công bố học thuyết quân sự mới, các chuyên gia đã xây dựng các kịch bản chiến tranh Trung-Mỹ

Thời gian gần đây, chủ đề về một cuộc chiến tranh có thể xảy ra giữa Trung Quốc và Mỹ ngày càng được đề cập nhiều hơn. Học thuyết quân sự Trung Quốc mới được công bố ngày 21/5 với khẳng định: một trong những nguyên tắc chiến lược quân sự Trung Quốc là “phòng thủ tích cực” càng làm cho người Mỹ thêm quan ngại.

Các phương tiện thông tin đại chúng Phương tây và các nhà  phân tích quân sự đã đưa ra các kịch bản phát triển của một cuộc xung đột quân sự có thể xảy ra giữa hai cường quốc này.      

Biểu dương sức mạnh tăng- thiết giáp ở ngoại ô Bắc Kinh. (Ảnh:

Biểu dương sức mạnh tăng- thiết giáp ở ngoại ô Bắc Kinh. (Ảnh: Andy Wong/AP - ảnh của tác giả) 

Chuyên gia Mỹ (đồng thời là nhà nghiên cứu chính trị - quân sự - ND) về Châu Á Michael Auslin đã mô tả 3 kịch bản chiến tranh Trung Quốc-Mỹ cho tạp chí “The Commentator” (Mỹ)  như sau:

Kịch bản một “ngẫu nhiên” . Hải quân Mỹ có thể triển khai tàu chiến của mình ở Biển Đông cách không xa các đảo nhân tạo Trung Quốc đang xây dựng trên vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố đòi chủ quyền.

Một tình huống như vậy có thể sẽ dẫn đến xung đột giữa hải quân hai cường quốc, và nếu tính tới việc Trung Quốc đã xây dựng sân bay trên các đảo, các trận chiến sẽ diễn ra cả trên biển và trên không.   

Kịch bản hai – "phủ đầu". Trung Quốc quyết định tấn công Hải quân Mỹ trước tại Biển Đông để ngăn chặn một cuộc “xâm lược” có thể xảy ra. Xung đột sẽ diễn ra cả trên biển và trên không.

Kịch bản ba:- “xung đột không trực tiếp” . Bắc Kinh sẽ thận trọng với Mỹ nhưng sẽ bắt đầu bắt giữ hoặc chặn các tàu và máy bay của các quốc gia đang bảo vệ “khu vực tranh chấp”.

Nhà nghiên cứu quân sự và lịch sử Nga Boris Iulin thì nhận định: Đằng sau (nguyên nhân gây ra –ND) xung đột Trung Quốc – Mỹ không phải là các vấn đề tranh chấp lãnh thổ, mà trước hết là vì kinh tế: “Ngay từ năm 1998, tôi đã nói là một cuộc chiến tranh như vậy là không thể tránh khỏi.

Vấn đề là ở chỗ sức mạnh quân sự và tài chính của Trung Quốc đang ngày càng gia tăng, trong khi  tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ đang chậm lại – Mỹ đang mất vị trí thống trị thế giới, - nền tảng tạo nên sự phồn vinh của nước Mỹ. Mà phương pháp duy nhất để giữ vai trò hàng đầu của Mỹ là đẩy lùi (không chỉ “kiềm chế”) Trung Quốc”.  

Ông chuyên gia này cũng nhận định là để thực hiện mục tiêu này Mỹ đã áp dụng nhiều phương pháp  khác nhau, như tạo ra và hâm nóng “Maidan” ở Hồng Kông, xung đột ở Tây Tạng và Tân Cương.

Ông này có bổ sung thêm ý là: “Nếu xét từ góc độ quân sự thì chỉ có hai yếu tố kiềm chế được Mỹ: Mỹ chưa có hệ thống phòng thủ chống tên lửa chắc chắn ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và sự quan ngại đòn tấn công báo thù của Bắc Kinh”.

“Sách trắng” theo kiểu Trung Quốc 

Chính “Sách trắng” mà Trung Quốc mới công bố gần đây về các vấn đề chiến lược quân sự - tuyên bố thẳng thừng của nước này về mục tiêu trở thành một cường quốc quân sự biển đã buộc dư luận suy nghĩ về khả năng xảy ra chiến tranh.

Tuy trong Học thuyết quân sự mới Trung Quốc có điều khoản tuyên bố “sẽ trung thành” với sự “phát triển hòa bình” nhưng sẽ áp dụng chiến lược “phòng thủ tích cực”, - thuật ngữ này có thể hiểu là nước này dành cho mình quyền không thể tranh cãi là phản công  (chứ không phải chỉ phòng ngự-ND) trong trường hợp bị tấn công.

Lực lượng không quân (Trung Quốc) sẽ được huấn luyện và  chuẩn bị không chỉ cho các chiến dịch phòng ngự mà là còn cho cả các chiến dịch tấn công. 

Khi giới thiệu “Sách trắng”, đại diện chính thức của Bộ Quốc phòng Trung Quốc Đại tá Dương Vũ Quân có tuyên bố là: “Các thế lực bên ngoài đang cố tình bôi nhọ thanh danh của Các lực lượng vũ trang Trung Quốc và tạo ra bầu không khí rất căng thẳng”. Ở đây có thể hiểu ý của Dương Vũ Quân là sự gia tăng sức mạnh quân sự của Mỹ và Nhật Bản tại  khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

 “Sách trắng” cũng nói thẳng ra rằng: “một loạt các nước láng giềng Trung Quốc đang có những hành động khiêu khích (Trung Quốc –ND), tăng cường sự hiện diện quân sự của mình trên các đảo của Trung Quốc mà họ chiếm đóng bất hợp pháp”. Để “đáp trả” các hành động “chiếm đóng bất hợp pháp” này, Trung Quốc quyết định phát triển mạnh lực lượng Hải quân.

“Sách trắng”  nhấn mạnh sự cần thiết và triển vọng hợp tác của Các lực lượng vũ trang Trung Quốc và Nga, thành lập một nền tảng tổng hợp, đồng bộ, đa dạng và bền vững để tiếp tục phát triển mối quan hệ với Moscow trong lĩnh vực quân sự.  

Biểu dương sức mạnh tăng- thiết giáp ở ngoại ô Bắc Kinh. (Ảnh:
Đại tá Dương Vũ Quân giới thiệu chiến lược quân sự Trung Quốc (Sách trắng) trong cuộc họp báo ngày 21/5 tại Bắc Kinh. (Ảnh: Andy Wong/AP - ảnh của tác giả) 

 Nga – đồng minh tin cậy?

Ngày 21/5, cuộc tập trận chung Nga-Trung “ Phối hợp trên biển -2015”  đã kết thúc  (lưu ý sự trùng hợp với ngày công bố “Sách trắng”-ND). Đồng thời các bên cũng tuyên bố sẽ còn một cuộc tập trận chung trên biển nữa sẽ diễn ra vào tháng 8 năm nay, nhưng lần này là trên biển Nhật Bản.

Như vậy, Nga và Trung Quốc đã thể hiện sự sẵn sàng đáp trả các thách thức và mối đe dọa trên biển, đảm bảo sự ổn định và an ninh ở bất kỳ khu vực nào trên các đại dương.

Sự hợp tác tích cực như vậy cũng đã được “khoe” trong “Sách trắng” và làm xuất hiện tin đồn về việc hình thành một liên minh quân sự mới giữa Bắc Kinh và Moscow. Một triển vọng như vậy có thể làm Mỹ quan ngại, nhưng hiện nay chưa có bất kỳ một tuyên bố chính thức nào về vấn đề này.

Chuyên viên khoa học chính của Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Nga Vasili Kashin nhận định: “giới lãnh đạo Trung Quốc và Nga luôn tìm cách nhấn mạnh là không có bất kỳ một kế hoạch nào nhằm thànhlập một liên minh quân sự, không những thế còn liên tục chỉ trích một số nước có ý định như vậy”.

“Nga có tiềm lực hạt nhân khác hẳn so với Trung Quốc. Chính vì vậy mà nếu như một cuộc xung đột có thể xảy ra giữa Trung Quốc và Mỹ lại biến thành một cuộc xung đột giữa Mỹ và Nga thì đó sẽ là ngày tận thế của nền văn  minh nhân loại”. Theo quan điểm của ông này, các cuộc xung đột ở Biển Đông không đòi hỏi sự can thiệp của Nga vì đây chỉ là những xung đột mang tính chất cục bộ.
Boris Iulin (như đã nói ở trên) lại có quan điểm rất khác: “Mặc dù không có các cam kết trực tiếp, Nga là đồng minh chủ yếu và lớn nhất của Trung Quốc, kể cả trong cuộc đối đầu của Nga với Mỹ.

Chính vì vậy mà trong trường hợp xảy ra một cuộc chiến tranh quy mô lớn giữa hai nước này (Trung Quốc –Mỹ -ND), nước ta (Nga –ND) không thể đứng ngoài  cuộc. Không chỉ có thế, ông này còn: “ hy vọng rằng trong trường hợp xảy ra kịch bản tiêu cực, Nga sẽ chứng tỏ được mình là một đồng minh xứng đáng (của Trung Quốc –ND).

Cũng theo ông này; “Liên minh Trung Quốc- Nga- đấy là vấn đề tồn tại hay không tồn tại,-vì  nếu như Mỹ “hạ” được Trung Quốc thì đối tượng tiếp theo sẽ là Nga. Chính vì thế mà cần phải có các cuộc tập trận chung để tỏ rõ thái độ là chúng ta (Nga- Trung Quốc –ND) có thể đánh trả trong trường hợp xảy ra chiến tranh xâm lược.

Theo quan điểm của ông này thì, - chính việc  thường xuyên chuẩn bị cho các hoạt động tác chiến (các cuộc tập trận –ND) và thái độ cương quyết bảo vệ các lợi ích của mình trong chính sách đối ngoại mới có thể ngăn chặn một cuộc chiến tranh có thể xảy ra. Hy vọng bảo vệ hòa bình duy nhất – đó là thể hiện sự sẵn sàng đối đầu với Mỹ của chúng ta, và chúng ta (Nga- Trung Quốc) đang làm điều đó.

Theo Lê Hùng
Đất Việt