Báo Mỹ khẳng định “Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam”
Tạp chí Christian Science Monitor của Mỹ mới đây đăng bài về việc thu thập bản đồ chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Trần Đình Thắng. Đây là bài báo đầu tiên ở Mỹ có dòng chữ khẳng định “Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam”.
Trần Đình Thắng có trong tay 150 tấm bản đồ và ba tập bản đồ cổ Trung Quốc, trong đó chỉ ra rằng các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa chưa bao giờ là một phần của Trung Quốc.
Thời gian qua, một số tờ báo Mỹ đã nói về tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Trung Quốc và các nước Châu Á. Nhưng bài viết vừa qua trên tạp chí Christian Science Monitor - tờ báo khá lớn, thuộc thể loại báo chính trị, phát hành cả ở Mỹ và quốc tế - là bài đầu tiên ở Mỹ có dòng chữ khẳng định “Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam”, mặc dù đó là lời phát biểu của cá nhân anh Trần Thắng.
Dưới đây là bài viết của Mai Ngọc Châu, đang học thạc sỹ báo chí ở Boston về việc trên. Lao Động điện tử xin trích dịch dưới đây.
Nghĩa vụ giữ gìn đất nước
Năm 1995, Trần Đình Thắng, một Việt kiều Mỹ, mời giáo sư Trần Văn Khê từ Đại học Sorbonne (Pháp) - chuyên gia về âm nhạc Việt Nam, đến nói chuyện tại Đại học Connecticut (trường Uconn – Mỹ). Buổi nói chuyện của ông đã trở thành một phần lịch sử của trường Uconn. Cuộc đó thu hút hơn 300 khán giả, nhưng một phần ba trong số đó là để phản đối chính phủ Việt Nam. Nhưng điều đó không làm Trần Thắng nhụt chí.
Lúc đó anh là sinh viên năm thứ ba ngành cơ khí và là Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam của trường. Thắng nhận ra rằng, cuộc gặp với một biểu tượng văn hóa Việt Nam đã đánh thức trong anh tình yêu với quê hương. “Chính giáo sư Khê đã cho tôi sức mạnh nội tại để theo đuổi việc trao đổi văn hóa", Trần Thắng nói.
Giờ đây tình yêu của Thắng với tất cả những gì mang tính Việt Nam còn kết hợp với một sự say mê khác: Sưu tập bản đồ cổ. Anh đã có trong tay 150 tấm bản đồ và ba tập bản đồ cổ Trung Quốc, trong đó chỉ ra rằng các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa chưa bao giờ là một phần của Trung Quốc như nước này tuyên bố, mà thực ra là thuộc về Việt Nam.
Các chuyên gia về biển Đông nói rằng, nếu các tranh chấp biển đảo được đưa ra Tòa án Công lý Quốc tế, bộ sưu tập bản đồ của Trần Thắng có thể được dùng làm bằng chứng lịch sử để phản bác các đòi hỏi của Trung Quốc. “Là người Việt, tôi có nghĩa vụ giữ gìn đất nước”, Trần Thắng nói. Anh bảo rằng anh luôn mong muốn biến những suy nghĩ của mình thành hành động.
Trần Thắng sống cùng bố mẹ ở West Hartford, bang Connecticut. Gia đình anh sang Mỹ từ năm 1991. Sau khi tốt nghiệp ngành cơ khí ở đại học Uconn, Trần Thắng tiếp tục lấy bằng thứ hai về quản lý và kỹ thuật, rồi anh làm việc cho công ty Electric Boat. Hiện Thắng là kỹ sư của công ty Prat & Whitney, một nhà sản xuất linh kiện máy bay.
Trần Thắng bắt đầu sưu tập bản đồ cổ từ tháng 7/2012 với suy nghĩ rằng những bản đồ đó sẽ giúp bảo vệ chủ quyền Việt Nam. Anh lên mạng bán đấu giá eBay, tìm kiếm các từ khóa như “Bản đồ Trung Quốc”, “Bản đồ Đông Dương”, “Đảo Hải Nam”. Anh nói: “Các công trình của người phương Tây thường dựa trên cơ sở khoa học, vì thế tôi cho rằng các bản đồ cổ do phương Tây vẽ có thể là bằng chứng khoa học về chủ quyền của Việt Nam”. Trần Thắng tìm kiếm trên mạng, liên hệ với các nhà sử học, lấy ý kiến của các chuyên gia về biển Đông từ Mỹ đến Việt Nam. 150 bản đồ và 3 tập bản đồ anh sưu tập được xuất bản ở Anh, Mỹ, Pháp, Đức, Canada, Ấn Độ và Trung Quốc từ 1626 đến 1980.
“Khoảng 80 tấm bản đồ và 3 tập atlas chỉ rõ, biên giới phía nam Trung Quốc là đảo Hải Nam, và 50 bản đồ chỉ rõ các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam", Trần Thắng cho biết.
Tiến sỹ Trần Đức Anh Sơn của Viện Phát triển Kinh tế Xã hội Đà Nẵng khẳng định, các sưu tập của Thắng đã cung cấp thêm bằng chứng lịch sử và khoa học để chứng minh chủ quyền của Việt Nam với Hoàng Sa Trường Sa, bác bỏ đòi hỏi vô lý của Trung Quốc với hai quần đảo này. Còn giáo sư danh dự Đại học New South Wales (Australia), ông Carl Thayer, nói rằng bộ sưu tập của Trần Thắng cho thấy sự đối lập trong đòi hỏi của Trung Quốc.
Trái tim ở Việt Nam
Từ năm 1996, cùng với bạn bè, Trần Thắng đã thành lập ra tạp chí Nhịp Sống, một tạp chí bằng tiếng Việt để thúc đẩy hiểu biết về văn hóa Việt Nam. Tạp chí dày 124 trang, ra mỗi năm một kỳ, tập hợp các bài viết về lịch sử, xã hội, văn học, nghệ thuật Việt Nam, thu hút sự đóng góp của rất nhiều học giả và nghệ sỹ ở Mỹ, ở Việt Nam và nhiều nơi khác. Tạp chí đã đến với nhiều người Mỹ gốc Việt cho dù họ có quan điểm khác nhau.
Năm 2000, Trần Thắng tiếp tục thúc đẩy các trao đổi văn hóa lên một bước mới. Với sự ủng hộ của nhiều học giả Việt Nam có tên tuổi ở nước ngoài, Trần Thắng đã thành lập tổ chức phi lợi nhuận có tên Viện Văn hóa Giáo dục Việt Nam (IVCE). IVCE thường tổ chức tại Việt Nam các hội thảo về việc du học Mỹ và trợ giúp sinh viên Việt Nam xin học bổng tại Mỹ. 12 năm qua, Trần Thắng đi lại như con thoi giữa Mỹ và Việt Nam, tổ chức khoảng 60 hội thảo mùa hè về du học tại Mỹ, với sự giúp đỡ từ kinh nghiệm trực tiếp của hàng trăm người Mỹ gốc Việt. Hàng chục trường đại học Mỹ và Việt Nam giờ là đối tác của IVCE để trao đổi các đoàn và thiết lập các chương trình hợp tác. IVCE cũng đã tổ chức 44 sự kiện khắp nước Mỹ đề giới thiệu về âm nhạc, nghệ thuật cổ truyền, mỹ thuật, văn học, chiếu phim tài liệu và phim truyện Việt Nam.
“Trần Thắng sống ở Mỹ, nhưng trái tim anh ấy ở Việt Nam”, nữ diễn viên điện ảnh Hồng Anh nói. Cô đã tham gia cùng Trần Thắng trong chuyến đi tới các trường đại học vùng đông bắc nước Mỹ hồi tháng 11.2012.
Còn giáo sư Trần Văn Khê, người trở thành thầy giáo của Trần Thắng, thì nói: “Thắng đã cống hiến cho nhiều chương trình có ích cho Việt Nam theo nhiều cách khác nhau. Nhưng Thắng không bao giờ khoa trương về những gì mình đã làm”.
Trần Thắng nói, anh cảm thấy mình có nghĩa vụ làm việc vì đất nước: “Đó là nhiệm vụ của đời tôi".
Dưới đây là bài viết của Mai Ngọc Châu, đang học thạc sỹ báo chí ở Boston về việc trên. Lao Động điện tử xin trích dịch dưới đây.
Nghĩa vụ giữ gìn đất nước
Năm 1995, Trần Đình Thắng, một Việt kiều Mỹ, mời giáo sư Trần Văn Khê từ Đại học Sorbonne (Pháp) - chuyên gia về âm nhạc Việt Nam, đến nói chuyện tại Đại học Connecticut (trường Uconn – Mỹ). Buổi nói chuyện của ông đã trở thành một phần lịch sử của trường Uconn. Cuộc đó thu hút hơn 300 khán giả, nhưng một phần ba trong số đó là để phản đối chính phủ Việt Nam. Nhưng điều đó không làm Trần Thắng nhụt chí.
Lúc đó anh là sinh viên năm thứ ba ngành cơ khí và là Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam của trường. Thắng nhận ra rằng, cuộc gặp với một biểu tượng văn hóa Việt Nam đã đánh thức trong anh tình yêu với quê hương. “Chính giáo sư Khê đã cho tôi sức mạnh nội tại để theo đuổi việc trao đổi văn hóa", Trần Thắng nói.
Giờ đây tình yêu của Thắng với tất cả những gì mang tính Việt Nam còn kết hợp với một sự say mê khác: Sưu tập bản đồ cổ. Anh đã có trong tay 150 tấm bản đồ và ba tập bản đồ cổ Trung Quốc, trong đó chỉ ra rằng các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa chưa bao giờ là một phần của Trung Quốc như nước này tuyên bố, mà thực ra là thuộc về Việt Nam.
Các chuyên gia về biển Đông nói rằng, nếu các tranh chấp biển đảo được đưa ra Tòa án Công lý Quốc tế, bộ sưu tập bản đồ của Trần Thắng có thể được dùng làm bằng chứng lịch sử để phản bác các đòi hỏi của Trung Quốc. “Là người Việt, tôi có nghĩa vụ giữ gìn đất nước”, Trần Thắng nói. Anh bảo rằng anh luôn mong muốn biến những suy nghĩ của mình thành hành động.
Trần Thắng sống cùng bố mẹ ở West Hartford, bang Connecticut. Gia đình anh sang Mỹ từ năm 1991. Sau khi tốt nghiệp ngành cơ khí ở đại học Uconn, Trần Thắng tiếp tục lấy bằng thứ hai về quản lý và kỹ thuật, rồi anh làm việc cho công ty Electric Boat. Hiện Thắng là kỹ sư của công ty Prat & Whitney, một nhà sản xuất linh kiện máy bay.
Trần Thắng bắt đầu sưu tập bản đồ cổ từ tháng 7/2012 với suy nghĩ rằng những bản đồ đó sẽ giúp bảo vệ chủ quyền Việt Nam. Anh lên mạng bán đấu giá eBay, tìm kiếm các từ khóa như “Bản đồ Trung Quốc”, “Bản đồ Đông Dương”, “Đảo Hải Nam”. Anh nói: “Các công trình của người phương Tây thường dựa trên cơ sở khoa học, vì thế tôi cho rằng các bản đồ cổ do phương Tây vẽ có thể là bằng chứng khoa học về chủ quyền của Việt Nam”. Trần Thắng tìm kiếm trên mạng, liên hệ với các nhà sử học, lấy ý kiến của các chuyên gia về biển Đông từ Mỹ đến Việt Nam. 150 bản đồ và 3 tập bản đồ anh sưu tập được xuất bản ở Anh, Mỹ, Pháp, Đức, Canada, Ấn Độ và Trung Quốc từ 1626 đến 1980.
“Khoảng 80 tấm bản đồ và 3 tập atlas chỉ rõ, biên giới phía nam Trung Quốc là đảo Hải Nam, và 50 bản đồ chỉ rõ các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam", Trần Thắng cho biết.
Tiến sỹ Trần Đức Anh Sơn của Viện Phát triển Kinh tế Xã hội Đà Nẵng khẳng định, các sưu tập của Thắng đã cung cấp thêm bằng chứng lịch sử và khoa học để chứng minh chủ quyền của Việt Nam với Hoàng Sa Trường Sa, bác bỏ đòi hỏi vô lý của Trung Quốc với hai quần đảo này. Còn giáo sư danh dự Đại học New South Wales (Australia), ông Carl Thayer, nói rằng bộ sưu tập của Trần Thắng cho thấy sự đối lập trong đòi hỏi của Trung Quốc.
Trái tim ở Việt Nam
Từ năm 1996, cùng với bạn bè, Trần Thắng đã thành lập ra tạp chí Nhịp Sống, một tạp chí bằng tiếng Việt để thúc đẩy hiểu biết về văn hóa Việt Nam. Tạp chí dày 124 trang, ra mỗi năm một kỳ, tập hợp các bài viết về lịch sử, xã hội, văn học, nghệ thuật Việt Nam, thu hút sự đóng góp của rất nhiều học giả và nghệ sỹ ở Mỹ, ở Việt Nam và nhiều nơi khác. Tạp chí đã đến với nhiều người Mỹ gốc Việt cho dù họ có quan điểm khác nhau.
Năm 2000, Trần Thắng tiếp tục thúc đẩy các trao đổi văn hóa lên một bước mới. Với sự ủng hộ của nhiều học giả Việt Nam có tên tuổi ở nước ngoài, Trần Thắng đã thành lập tổ chức phi lợi nhuận có tên Viện Văn hóa Giáo dục Việt Nam (IVCE). IVCE thường tổ chức tại Việt Nam các hội thảo về việc du học Mỹ và trợ giúp sinh viên Việt Nam xin học bổng tại Mỹ. 12 năm qua, Trần Thắng đi lại như con thoi giữa Mỹ và Việt Nam, tổ chức khoảng 60 hội thảo mùa hè về du học tại Mỹ, với sự giúp đỡ từ kinh nghiệm trực tiếp của hàng trăm người Mỹ gốc Việt. Hàng chục trường đại học Mỹ và Việt Nam giờ là đối tác của IVCE để trao đổi các đoàn và thiết lập các chương trình hợp tác. IVCE cũng đã tổ chức 44 sự kiện khắp nước Mỹ đề giới thiệu về âm nhạc, nghệ thuật cổ truyền, mỹ thuật, văn học, chiếu phim tài liệu và phim truyện Việt Nam.
“Trần Thắng sống ở Mỹ, nhưng trái tim anh ấy ở Việt Nam”, nữ diễn viên điện ảnh Hồng Anh nói. Cô đã tham gia cùng Trần Thắng trong chuyến đi tới các trường đại học vùng đông bắc nước Mỹ hồi tháng 11.2012.
Còn giáo sư Trần Văn Khê, người trở thành thầy giáo của Trần Thắng, thì nói: “Thắng đã cống hiến cho nhiều chương trình có ích cho Việt Nam theo nhiều cách khác nhau. Nhưng Thắng không bao giờ khoa trương về những gì mình đã làm”.
Trần Thắng nói, anh cảm thấy mình có nghĩa vụ làm việc vì đất nước: “Đó là nhiệm vụ của đời tôi".
Theo M.H
Lao động